Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 cánh diều Bài 7: Ấn Độ cổ đại
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 cánh diều Bài 7: Ấn Độ cổ đại. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách cánh diều
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ thuận lợi để phát triển:
A. Thủ công nghiệp.
B. Thương nghiệp.
C. Trao đổi, buôn bán trên biển.
D. Nông nghiệp
Câu 2: Đẳng cấp Ksa-tri-a trong xã hội Ấn Độ cổ đại là:
A. Tăng lữ.
B. Quý tộc, chiến binh.
C. Nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
D. Những người thấp kém trong xã hội.
Câu 3: Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN, tộc người đã sinh sống ở lưu vực sông Ấn là:
A. Người A-ri-a.
B. Người Do Thái.
C. Người Đra-vi-đa.
D. Người Khơ-me.
Câu 4: Người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ và thành lập nên một số nhà nước vào:
A. Khoảng giữa thiên niên kỉ thứ II TCN.
B. Khoảng đầu thiên niên kỉ thứ II TCN.
C. Khoảng cuối thiên niên kỉ thứ II TCN.
D. Khoảng giữa thiên niên kỉ thứ III TCN.
Câu 5: Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại chủ yếu bao gồm những quốc quốc gia nào ngày nay:
A. Ấn Độ, Ả Rập.
B. Ấn Độ, Băng-la-đét.
C. Pa-ki-xtan, Nê-pan.
D. Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Nê-pan, Băng-la-đét.
Câu 6: Công trình kiến trúc nổi bật của Ấn Độ cổ đại là:
A. Vạn Lí Trường Thành.
B. Vườn treo Ba-bi-lon.
C. Kim tự tháp.
D. Chùa hang A-gian-ta.
Câu 7: Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ
A. Tên một ngọn núi.
B. Tên một con sông.
C. Tên một tộc người.
D. Tên một sử thi.
Câu 8: Chữ Phạn ở Ấn Độ cổ đại còn được gọi là:
A. Chữ viết trên giấy Pa-pi-rút.
B. Chữ viết trên đất sét.
C. San- krít.
D. Chữ hình nêm.
Câu 9: Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo lớn:
A. Hồi giáo và Hin-đu giáo.
B. Hồi giáo và Thiên chúa giáo.
C. Hin-đu giáo và Phật giáo.
D. Phật giáo và Hồi giáo.
Câu 10: Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ có điểm gì khác nhau so với Ai Cập và Lưỡng Hà?
A. Lãnh thổ Ấn Độ thời cổ đại là một vùng rộng lớn.
B. Ấn Độ có địa hình và khí hậu giống nhau ở mỗi miền.
C. Ấn Độ có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông.
D. Có những dòng sông lớn bồi đắp phù sa màu mỡ.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | B | C | A | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | B | C | C | A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự phân chia xã hội Ấn Độ theo đẳng cấp:
A. Luật lệ ở Ấn Độ rất hà khắc.
B. Tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại.
C. Tạo thành những tập đoàn khép kín, biệt lập, làm xã hội Ấn Độ cổ đại thêm chia cắt, phức tạp. Tuy nhiên nó không còn tồn tại đến ngày nay.
D. Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.
Câu 2: Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, xã hội Ấn Độ cổ đại có:
A. 1 đẳng cấp.
B. 2 đẳng cấp.
C. 3 đẳng cấp.
D. 4 đẳng cấp.
Câu 3: Bra-man (tăng lữ) có vị thế cao nhất vì trong xã hội cổ đại vì:
A. Là những người đại diện cho thần linh, truyền lời của thần linh đến với loài người, nên được tôn trọng và có quyền lực.
B. Là người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào.
C. Là người tạo ra chế độ đẳng cấp Vác-na.
D. Là người tạo ra những luật lệ hà khắc ở Ấn Độ.
Câu 4: Một trong những lễ hội tôn giáo cổ ở Ấn Độ và lớn nhất thế giới là:
A. Lễ hội Loy-Kra thong.
B. Lễ hội té nước Songkran.
C. Lễ hội tắm nước sông Hằng (Cum Me-la).
D. Lễ hội Hin-đu Thaipusam.
Câu 5: Công trình kiến trúc nổi bật của Ấn Độ là:
A. Chùa hang A-gian-ta.
B. Vạn Lí Trường thành.
C. Thành cổ A-sô-ca.
D. Vườn treo Ba-bi-lon.
Câu 6: Nhận định nào dưới đây không đúng về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại:
A. Phía bắc là những dãy núi cao.
B. Phái tây là những vùng đồng bằng trù phú được tên bởi sự bồi đắp phù sa của sông Ấn và sông Hằng.
C. Ở lưu vực sông Ấn, có sự tác động của gió mùa, cây cối tươi tốt.
D. Ấn Độ có đồng bằng sông Ấn, sông Hằng lớn vào loại bậc nhất thế giới.
Câu 7: Tác phẩm Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta thuộc thể loại văn học:
A. Sử thi.
B. Truyền thuyết.
C. Truyện ngắn.
D. Văn xuôi.
Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về hai tác phẩm văn học nổi bật nhất thời cổ đại ở Ấn Độ:
A. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam Á ở các giai đoạn sau này.
B. Ma-ha-bha-ra-ta được coi là một bộ “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội Ấn Độ thời cổ đại.
C. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na thuộc thể loại sử thi.
D. Ra-ma-y-a-na kể về tình yêu vĩ đại, đức hi sinh của người mẹ dành cho con.
Câu 9: Nhận đinh nào dưới đây không đúng khi nói về thành tựu lịch pháp của người Ấn Độ cổ đại:
A. Biết làm ra lịch.
B. Chia một năm làm 12 tháng.
C. Chia mỗi tháng có 29 ngày.
D. Cứ sau 5 năm thêm một tháng nhuận.
Câu 10: Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, tộc người nào đã tràn vào miền Bắc Ấn Độ?
A. Người A-ri-a.
B. Người Do Thái.
C. Người Đra-vi-đa.
D. Người Khơ-me.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
...........................................
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Nêu những nét chính về điều kiện tự nhiên của lưu vực sống Ấn, sông Hằng
Câu 2 (4 điểm). Kể tên một lễ hội tôn giáo tín ngưỡng của Ấn Độ còn tồn tại đến ngày nay có liên quan đến dòng sông đã có tác động đến quá trình hình thành nền văn minh nơi này.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Những nét chính về điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng : + Sông Ấn: Dài gần 3 000km, bắt nguồn từ dãy Hi-ma-lay-a qua Kas-mi-a chạy dọc theo hướng tây bắc, đổ vào biển Ả Rập tạo thành châu thổ sông Ấn rộng lớn. Khí hậu khô nóng, ít mưa. + Sông Hằng: Dài trên 3000km. Đây được coi là con sông linh thiêng nhất Ấn Độ, là vị thần bảo trợ cho cuộc sống và con người Ấn Độ. Có gió mùa, lượng mưa nhiều. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Cum Mê-lơ là lễ hội truyền thống của những người theo Ấn Độ giáo. Ngày nay, lễ hội này được tổ chức ba năm một lần, kéo dài gần hai tháng (từ tháng 1 đến tháng 3). Trong thời gian diễn ra lễ hội, hàng triệu người đã hành hương về đây để tắm và thực hiện các nghi lễ tôn giáo trên dòng sông Hằng. | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Hãy kể tên các đẳng cấp trong xã hội cổ đại. Hãy cho biết đẳng cấp nào có vị thế cao nhất, đẳng cấp nào có vị thế thấp nhất?
Câu 2 (4 điểm). Em có nhận xét gì về sự phân chia xã hội Ấn Độ theo đẳng cấp?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
...........................................
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Tôn giáo do Thích Ca Mâu Ni sáng lập:
A. Hin-đu giáo.
B. Phật giáo.
C. Hồi giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 2. Ngày nay các chữ số từ 0 đến 9 do người Ấn Độ phát minh còn được gọi là:
A. Số Ấn Độ.
B. Số La Mã.
C. Số Ả-rập.
D. Số Ai Cập.
Câu 3. Sau khi vào Ấn Độ, người A-ri-a đã thiết lập:
A. quân chủ chuyên chế.
B. cộng hòa quý tộc.
C. Đẳng cấp Vác-na.
D. Phân biệt tôn giáo.
Câu 4. Chữ Phạn ở Ấn Độ cổ đại còn được gọi là:
A. Chữ viết trên giấy Pa-pi-rút.
B. Chữ viết trên đất sét.
C. San- krít.
D. Chữ hình nêm.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Hãy cho biết việc người Ấn Độ sáng tạo ra các chữ số có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2 (2 điểm): Vì sao việc sáng tạo ra chữ số 0 được xem là quan trọng nhất?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | C | C | C |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Người Ấn Độ tạo ra các chữ số phát sinh từ nhu cầu đếm, giúp con người có thể hệ thống hóa những số liệu, từ đó có thể tính toán phục vụ nhu cầu của đời sống, như đo đạc ruộng đất, tính được mực nước lên xuống | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Số 0 mang ý nghĩa tượng trưng cho sự bắt đầu, tất cả mọi sự đều có khởi nguồn từ con số này. | 2 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ thuận lợi để phát triển:
A. Thủ công nghiệp.
B. Thương nghiệp.
C. Trao đổi, buôn bán trên biển.
D. Nông nghiệp.
Câu 2. Sắp xếp các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại theo chiều từ trên xuống dưới:
A. Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-đra.
B. Bra-man, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Su-đra.
C. Su-đra, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Bra-man.
D. Su-đra, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Bra-man
Câu 3. Nền văn minh Ấn Độ cổ đại hình thành gắn liền với hai con sông:
A. Hoàng Hà và Trường Giang.
B. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.
C. Sông Ấn và sông Hằng.
D. Sông Nin và sông Ti-grơ.
Câu 4. Công trình kiến trúc nổi bật của Ấn Độ cổ đại là:
A. Vạn Lí Trường Thành.
B. Vườn treo Ba-bi-lon.
C. Kim tự tháp.
D. Chùa hang A-gian-ta.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác nhau so với Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?
Câu 2 (2 điểm): Tại sao nói Ấn Độ là đất nước của các tôn giáo và các bộ sử thi?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
...........................................
--------------- Còn tiếp ---------------