Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 cánh diều Bài 3: Nguồn gốc loài người
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 cánh diều Bài 3: Nguồn gốc loài người. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách cánh diều
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 3: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về Người tinh khôn:
A. Có thể đi bằng hai chi sau.
B. Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân.
C. Thể tích hộp sọ trung bình từ 650cm3 đến 1 200 cm3.
D. Hình dáng, cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay.
Câu 2: Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay:
A. Khoảng 3 triệu năm.
B. Khoảng 5-6 triệu năm.
C. Khoảng 6-7 triệu năm.
D. Khoảng 150 000 năm trước.
Câu 3: So với Vượn người, Người tối cổ đã có tiến hóa hơn về:
A. Cơ thể Người tối cổ lớn hơn Vượn người.
B. Thể tích hộp sọ trung bình là 400 cm3.
C. Hình dáng, cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay.
D. Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân.
Câu 4: Nguồn gốc của loài người là:
A. Người tối cổ.
B. Người tinh khôn.
C. Vượn cổ.
D. Vượn người.
Câu 5: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất lần lượt trải qua các dạng:
A. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn.
B. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ.
C. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người.
D. Người tối cổ, Người tinh khôn, Vượn người.
Câu 6: Di cốt hóa thạch của Người tối cổ ở Đông Nam Á được tìm thấy tại:
A. A-ny-át (Mi-an-ma).
B. Lang Spi-an (Cam-pu-chia).
C. Koo-ta Tham-pan (Ma-lay-xi-a).
D. Sa-ra-wak (In-đô-nê-xi-a).
Câu 7: Loài người thuộc những khu vực nào dưới đây có chung nguồn gốc:
A. Châu Á và châu Âu.
B. Châu Phi và Châu Mĩ.
C. Châu Á, châu Âu và châu Mĩ.
D. Con người trên tất cả các châu lục đều có chung nguồn gốc.
Câu 8: Bộ xương hóa thạch được tìm thấy vào năm 1974 tại Ê-ti-ô-pi-a (thuộc Đông Phi) được gọi là:
A. Người Ê-ti-ô-pi-a.
B. Người Gia-va.
C. Người Nê-an-đéc-tan.
D. Cô gái Lu-cy.
Câu 9: Vượn người xuất hiện cách ngày nay:
A. Khoảng 3 triệu năm.
B. Khoảng 5-6 triệu năm.
C. Khoảng 6-7 triệu năm.
D. Khoảng 150 000 năm trướ
Câu 10: Tại Xuân Lộc (Đồng Nai) các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu tích của Người tối cổ là:
A. Răng hóa thạch.
B. Công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ.
C. Di chỉ đồ sắt.
D. Di chỉ đồ đồng.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | D | D | D | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | D | D | B | B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về người tinh khôn:
A. Cơ thể gọn và linh hoạt
B. Có sự khéo léo và óc sáng tạo
C. Đã biết chế tạo công cụ lao động, vũ khí, làm nhà cửa
D. Hộp sọ có kích thước lớn.
Câu 2: Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ là:
A. Từ vượn cổ phát triển thành Người tinh khôn.
B. Từ Người tối cổ phát triển thành Người tinh khôn.
C. Sự hình thành các chủng tộc trên thế giới.
D. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.
Câu 3: Năm 1978, các nhà khoa học cổ đã phát hiện tại La-e-tô-li của Tan-da-ni-a các dấu chân người để lại trên tro bụi của núi lửa, có niên đại khoảng 3,7 triệu năm tại:
A. Tây Á.
B. Bắc Mỹ.
C. Đông Phi.
D. Trung Âu.
Câu 4: Vượn người đã xuất hiện ở Đông Nam Á từ rất sớm và tiến hóa thành Người tối cổ, Người tinh khôn vì:
A. Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều sông suối, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
B. Có nhiều cây cối, thú rừng, thuận lợi cho việc săn bắt, hái lươ,j.
C. Người tinh khôn biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt.
D. Đông Nam Á là khu vực rộng lớn, thuận lợi cho việc tìm địa bàn cư trú.
Câu 5: Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay:
A. Khoảng 4 triệu năm trước.
B. Khoảng 5 triệu năm trước.
C. Khoảng 6 triệu năm trước.
D. Khoảng 7 triệu năm trước.
Câu 6: Những dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam được tìm thấy ở khu vực:
A. Lạng Sơn, Thanh Hóa.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Hòa Bình, Lai Châu.
D. Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Câu 7: Quan niệm nào dưới đây về nguồn gốc của loài người phù hợp với khoa học lịch sử:
A. Chúa Giê-su cho rằng: Chúa đã tạo ra loài người.
B. Nhà khoa học Đác-uyn cho rằng: Loài người có nguồn gốc từ động vật.
C. Truyền thuyết người Việt cho rằng: Con người con nguồn gốc từ con Rồng cháu Tiên.
D. Con người có nguồn gốc từ một loài Vượn cổ cách ngày nay khoảng 5-6 triệu năm.
Câu 8: Các nhà khoa học phát hiện ra công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ vào khoảng:
A. 400 000 năm trước.
B. 600 000 năm trước.
C. 800 000 năm trước.
D. 100 000 năm trước.
Câu 9: Đặc điểm của Vượn người là:
A. Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân.
B. Cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay.
C. Thể tích hộp sọ trung bình từ 650 cm3.
D. Có thể đi bằng hai chi sau.
Câu 10: Đặc điểm phân biệt chủ yếu giữa người tối cổ và người tinh khôn là:
A. Thể tích óc phát triển.
B. Bàn tay khéo léo.
C. Óc sáng tạo.
D. Xương cốt nhỏ.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
...........................................
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Tóm tắt quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất
Câu 2 (4 điểm). Những phát hiện khảo cổ về người Nê-an-đéc-tan, Cô gái Lu-cy có ý nghĩa như thế nào trong việc giải thích nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài người?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Cách đây khoảng từ 5-6 triệu năm, ở chặng đầu của quá trình tiến hoá, có một loài vượn khá giống người đã xuất hiện, được gọi là Vượn người. - Trải qua quá trình tiến hoá, khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh Vượn người đã tiến hóa thành Người tối cổ. - Người tối cổ trải qua quá trình tiến hóa, vào khoảng 150.000 năm trước, Người tinh khôn xuất hiện, đánh dấu quá trình chuyển biến từ vượn người thành người đã hoàn thành. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Những phát hiện khảo cổ về người Nê-an-đéc-tan, Cô gái Lu-cy có ý nghĩa trong việc giải thích nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài người + Người Nê-an-đéc-tan: chứng minh đây là hóa thạch của người nguyên thủy có niên đại khoảng 100.000 năm trước. + Cô gái Lu-cy: bộ xương hóa thạch của người phụ nữ có niên đại khoảng 3,2 triệu năm trước, thuộc Đông Phi | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Nêu đặc điểm tiến hóa về cấu tạo cơ thể của vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn.
Câu 2 (4 điểm). Nêu một số dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam. Nhận xét về phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
...........................................
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Di chỉ nào là dấu tích cổ xưa nhất chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam?
A. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).
B. Núi Đọ (Thanh Hóa).
C. Xuân Lộc (Đồng Nai).
D. An Khê (Gia Lai).
Câu 2. Người hiện đại thuộc nhóm người:
A. Vượn cổ.
B. Người tối cổ.
C. Người tinh khôn.
D. Người thông minh.
Câu 3. Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở:
A. Châu Á.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Phi.
D. Châu Âu.
Câu 4. Dấu vết cổ xưa nhất của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm được phát hiện ở Đông Nam Á là:
A. Hóa thạch ở đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a).
B. Chiếc sọ của Người tinh khôn ở hang Ni-a (Ma-lai-xi-a).
C. Di cốt, mảnh di cốt Người tối cổ ở Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a.
D. Răng Người tối cổ ở Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn, Việt Nam).
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Hãy miêu tả hình dáng của Người tối cổ và nói rõ hình dáng của Người tổ cổ giống Vượn người và Người tinh khôn ở những điểm nào?
Câu 2 (2 điểm): Lấy chủ đề về những chiếc rìu đá đầu tiên của nhân loại, hãy phát biểu cảm nghĩ của em về óc sáng tạo, tinh thần lao động cần mẫn, kiên trì của Người tối cổ.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | D | C | C | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | - Miêu tả hình dáng của Người tối cổ: hoàn toàn đi đứng bằng hai chân. - Giống với Vượn người: dáng đi còn khom lưng, còn một lớp lông mỏng bao phủ trên người, mặt và hàm dô về phía trước. - Giống với Người tinh khôn: đã đi, đứng bằng hai chân, hai chi trước đã thành hai tay, có thể cầm nắm. | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Người tối cổ đã kiên trì ghè, đẽo một mặt mảnh đá để làm công cụ lao động sản xuất của mình. | 2 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy xương hóa thạch của Người tối cổ (có niên đại khoảng 2 triệu năm trước) tại địa điểm:
A. Pôn-đa-ung (Mi-an-ma).
B. Lang Spi-an (Cam-pu-chia).
C. Sa-ra-wak (Ma-lay-xi-a).
D. Gia-va (In-đô-nê-xi-a).
Câu 2. Các nhà khoa học phát hiện ra công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ vào khoảng:
A. 400 000 năm trước.
B. 600 000 năm trước.
C. 800 000 năm trước.
D. 100 000 năm trước.
Câu 3. Phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam:
A. Nhỏ hẹp.
B. Chủ yếu ở miền Bắc.
C. Hầu hết ở miền Trung.
D. Rộng khắp.
Câu 4. Cô gái Lu-cy được các nhà khảo cổ học phát hiện có niên đại khoảng:
A. 1,3 triệu năm trước.
B. 1,2 triệu năm trước.
C. 3,2 triệu năm trước.
D. 2,3 triệu năm trước.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Hãy cho biết vì sao khu vực Đông Nam Á là một trong những nơi con người xuất hiện từ sớm?
Câu 2 (2 điểm): Em có nhận xét gì về sự phân bố dấu tích những dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
........................................…
--------------- Còn tiếp ---------------