Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 cánh diều Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 cánh diều Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách cánh diều
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 17: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là:
A. Đánh tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán.
B. Bảo vệ nền tự chủ giành được sau khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
C. Để lại những nghệ thuật quân sự quý báu cho các cuộc đấu tranh sau này.
D. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.
Câu 2: Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào mà trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc?
A. Sự định hình của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
B. Ý thức tiếp thu có chọn lọc của người Việt.
C. Bộ máy cai trị của chính quyền trung quốc chỉ tới cấp huyện.
D. Có những khoảng thời gian độc lập ngắn để củng cố đất nước.
Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng về cải cách của Khúc Hạo:
A. Chính quyền của Khúc Hạo đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.
B. Khúc Hạo chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ.
C. Nhân dân tự lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán.
D. Bình quân thuế ruộng tha bỏ lao dịch.
Câu 4: Những chiếc cọc gỗ ngầm của Ngô Quyền có điểm độc đáo là:
A. Được lấy từ gỗ cây lim.
B. Rất to và nhọn.
C. Đầu cọc gỗ được đẽo nhọn và bịt sắt.
D. Được lấy từ gỗ cây bạch đàn.
Câu 5: Thông tin nào dưới đây không đúng về Khúc Thừa Dụ:
A. Là một hào trưởng địa phương ở Ninh Giang, Hải Dương.
B. Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu đã chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ.
C. Tự xưng hoàng đế, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
D. Có con trai là Khúc Hạo – người đã tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử.
Câu 6: Sự kiện chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc là:
A. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905).
B. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931).
C. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Ngô Quyền (năm 930 - 931).
D. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).
Câu 7: Chiến lược đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có nét nổi bật:
A. Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn.
B. Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù
C. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng
D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước.
Câu 8: Đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền được xây dựng vào thời Nguyễn (thế kỉ XIX) thuộc địa phương:
A. Huyện Sơn Tây, thành phố Hà Nội ngày nay.
B. Huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
C. Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ngày nay.
D. Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
Câu 9: Hoàng đế nhà Đường buộc phải công nhận, phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết sứ An Nam vào:
A. Giữa năm 905.
B. Đầu năm 906.
C. Năm 907.
D. Năm 917.
Câu 10: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì:
A. Tự do, tự chủ lâu dài của dân tộc.
B. Độc lập, tự chủ trong thời gian ngắn.
C. Đấu tranh giành quyền độc lập, tự chủ.
D. Độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | A | C | C | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | C | A | B | D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đâu không phải lý do Ngô Quyền quyết định lựa chọn cửa sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra cuộc quyết chiến chiến lược năm 938:
A. Sông Bạch Đằng chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều.
B. Hai bên bờ sông là rừng rậm thuận lợi cho đặt phục binh.
C. Sông Bạch Đằng là nơi đã diễn ra nhiều trận quyết chiến trong lịch sử.
D. Đây là con đường thủy thuận lợi nhất nên quân Nam Hán sẽ đi qua.
Câu 2: Chiến thắng nào đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Trận chiến trên sông Như Nguyệt (1077).
B. Chiến thắng Bạch Đằng (938).
C. Chiến thắng Bạch Đằng (981).
D. Trận chiến tại Đông Bộ Đầu (1258).
Câu 3: Thông tin nào dưới đây không chính xác về sông Bạch Đằng:
A. Chạy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng).
B. Đây là con đường thủy tốt nhất để đi vào nước ta.
C. Lòng sông hẹp và nông, mực nước sông lúc thủy triều cao nhất và thấp nhất không chênh lệch nhiều.
D. Địa hình xung quanh có nhiều cồn gò, bãi, đầm lầy,… giúp bố trí lực lượng quân thủy, bộ cùng chiến đấu chặn giặc thuận lợi.
Câu 4: Người đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành thắng lợi là:
A. Khúc Hạo
B. Khúc Thừa Dụ.
C. Dương Đình Nghệ.
D. Ngô Quyền.
Câu 5: Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở làng Đường Lâm (Hà Nội), điều này có ý nghĩa:
A. Mang tính chất thờ cúng tổ tiên.
B. Đây là nơi ông mất.
C. Đây là nơi ông xưng vương.
D. Nhân dân tưởng nhớ đến công lao của ông.
Câu 6: Căn cư làng Giềng gắn với nghĩa quân của Dương Đình Nghệ thuộc địa phương:
A. Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
B. Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
C. Huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
D. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
Câu 7: Sau khi nổi dậy chiếm thành Đại La (Hà Nội), Khúc Thừa Dụ không xưng Vương mà xưng Tiết độ sứ vì:
A. Ông muốn lợi dụng danh nghĩa quan lại nhà Đường để xây dựng nền tự chủ.
B. Nhân dân không ủng hộ Khúc Thừa Dụ xưng vương.
C. Khúc Thừa Dụ không đủ thực lực để xưng vương.
D.Khúc Thừa Dụ không muốn tạo ra khoảng cách với nhân dân
Câu 8: Mùa thu năm 930, quân Nam Hán:
A. Đem quân sang đánh nước ta.
B. Cử sứ sang chiêu mộ nhân tài ở nước ta.
C. Cử sứ sang yêu cầu Khúc Thừa Mĩ sang triều cống.
D. Cử người Hán sang làm Tiết độ sứ.
Câu 9: Khúc Hạo chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối:
A. Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc.
B. Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân.
C. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.
D. Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui.
Câu 10: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa:
A. Kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.
B. Mở ra thời kì mới: độc lập, tự chủ lâu dài.
C. Bảo vệ nền tự chủ của dân tộc từ sau cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ.
D. Đem lại nền tự chủ cho dân tộc sau một thời gian dài bị đô hộ.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
...........................................
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Nêu nội dung và ý nghĩa của cải cách Khúc Hạo
Câu 2 (4 điểm). Em hãy cho biết việc nhà Đường công nhận chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ thể hiện điều gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Năm 907, Khúc Thừa Dụ qua đời, con trai là Khúc Hạo lên thay. Trong 10 năm (907-917), chính quyến Khúc Hạo đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ. - Nội dung của cải cách Khúc Hạo: + Khúc Hạo nhờ vào cơ nghiệp cũ, giữ lấy La Thành, tự xưng là Tiết độ sứ, chia đặt các lộ, phu, châu và xã ơ các xứ. + Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch; lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán. + Chính sự khoan dung, giản dị. - Ý nghĩa cải cách của Khúc Hạo: xây dựng chính quyền tự chủ, độc lập với phong kiến phương Bắc cho người Việt, chính quyền của riêng người Việt - do người Việt nắm giữ. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Việc nhà Đường công nhận chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ thể hiện: - Nhà Đường ngày càng suy yếu. - Khúc Thừa Dụ thực hiện một cuộc cướp chính quyền một cách khéo léo, đẩy nhà Đường vào thế đã rồi - buộc phải công nhận chính quyền tự chủ của người Việt. | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Ngô Quyền đã chuẩn bị kế hoạch cho trận thủy chiến chặn giặc như thế nào?
Câu 2 (4 điểm). Đọc đoạn tư liệu sau, kết hợp với kiến thức đã hóa, em hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của trận Bạch Đằng năm 938.
“Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy. Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lững ở một thời bấy giờ mà thôi đâu?”.
(Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Sđd, tr.211).
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
...........................................
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Người đã tập hợp nhân dân chiếm thành Đại La (Hà Nội) và tự xưng Tiết độ sứ là:
A. Khúc Hạo.
B. Khúc Thừa Dụ.
C. Ngô Quyền.
D. Dương Đình Nghệ.
Câu 2. Điều nào sau đây không đúng khi nói về Dương Đình Nghệ:
A. Là một tướng của họ Khúc – kéo quan từ Ái Châu tiến đánh và nhanh chóng làm chủ thành Đại La.
B. Quê ở làng Giàng, tỉnh Thanh Hóa.
C. Xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ vào năm 931.
D. Được chính quyền họ Dương giao quản vùng Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay).
Câu 3. Mùa thu năm 930, nhà Nam Hán đưa quân sang đánh bại chính quyền:
A. Họ Dương.
B. Họ Khúc.
C. Họ Ngô.
D. Họ Nguyễn.
Câu 4. Quân Nam Hán xâm lâm lược nước ta lần thứ hai vào năm:
A. Năm 930.
B. Năm 931.
C. Năm 937.
D. Năm 938.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Trình bày diễn biến trận Bạch Đằng năm 938.
Câu 2 (2 điểm): Dương Đình Nghệ đã khôi phục và giành quyền tự chủ như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | D | B | D |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938: - Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo dẫn quân tiến vào khu vực cửa biển Bạch Đằng. Khi nước triều dâng cao, Ngô Quyền cử quân ra đánh và giả vờ thua. - Lưu Hoằng Tháo sai quân đuổi theo, vượt qua khu vực có bãi cọc ngâm mà không hề hay biết. - Khi nước triều bắt đần rút, Ngô Quyên hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân Nam Hán quay đầu tháo chạy. Nước triều rút ngày càng mạnh, bãi cọc ngầm lộ ra. Các chiến thuyền của quân Nam Hán va vào bãi cọc, vỡ và bị chìm. Lưu Hoằng Tháo tử trận trong đám tàn quân. | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | + Đầu năm 931, Dương Đình Nghệ - một tướng của họ Khúc - kéo quân từ Ái Châu tiến đánh và nhanh chóng làm chủ thành Đại La. + Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược năm 931 giành thắng lợi, Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ | 2 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Thông tin nào dưới đây không đúng về Khúc Thừa Dụ:
A. Là một hào trưởng địa phương ở Ninh Giang, Hải Dương.
B. Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu đã chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ.
C. Tự xưng hoàng đế, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
D. Có con trai là Khúc Hạo – người đã tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử.
Câu 2. Người đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành thắng lợi là:
A. Khúc Hạo
B. Khúc Thừa Dụ.
C. Dương Đình Nghệ.
D. Ngô Quyền.
Câu 3. Người lên nối nghiệp Khúc Thừa Dụ và tiến hành nhiều chính sách tiến bộ là:
A. Dương Đình Nghệ.
B. Ngô Quyền.
C. Khúc Hạo.
D. Phùng Hưng.
Câu 4. Sau khi lên thay cha, Khúc Hạo đã:
A. Tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.
B. Thi hành luật pháp nghiêm khắc.
C. Làm theo những chính sách trước kia của Khúc Thừa Dụ.
D. Chia ruộng đất cho dân nghèo.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Trình bày ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Câu 2 (2 điểm): Giới thiệu một vài nét về Khúc Thừa Dụ.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
...........................................
--------------- Còn tiếp ---------------