Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối tri thức Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG- NGUYÊN
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trận phản công nào của quân dân nhà Trần đã đánh bại cuộc xâm lược của quân Mông Cổ năm 1258?
- Tây Kết
- Chương Dương
- Đông Bộ Đầu
- Bình Lệ Nguyên
Câu 2: Năm 1258, khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long, quân dân nhà Trần đã làm gì?
- Thi hành kế sách “vườn không nhà trống”
- Quyết tâm chiến đấu để bảo vệ kinh thành.
- Thực hiện chiến thuật đánh du kích.
- Thực hiện kế sách tạm hoà hoãn để chuẩn bị lực lượng.
Câu 3: Vị tướng nào được vua Trần cử làm Quốc công tiết chế – tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285?
- Trần Thủ Độ.
- Trần Quang Khải.
- Trần Quốc Tuấn.
- Trần Khánh Dư.
Câu 4: Nhà Trần khi thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” không nhằm mục đích nào sau đây?
- Tránh sức mạnh ban đầu của quân Mông Cổ.
- Khoét sâu vào điểm yếu của quân Mông Cổ.
- Củng cố lực lượng chờ phản công.
- Đánh nhanh thắng nhanh.
Câu 5: Tướng giặc nào chỉ huy quân Mông Cổ tiến vào xâm lược Đại Việt năm 1258?
- Toa Đô.
- Thoát Hoan.
- Ngột Lương Hợp Thai.
- Ô Mã Nhi.
Câu 6: Câu nào sau đây không đúng?
- Vào thế kỉ XII, đế chế Mông Cổ liên tiếp tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược và thống trị nhiều nước ở lục địa Á – Âu.
- Đầu năm 1258, quân Nguyên do tướng Thoát Hoan chỉ huy từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.
- Tháng 5 – 1285, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như: Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
- Tướng chỉ huy chính trong cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Nguyên là Thoát Hoan.
Câu 7: Kế sách “vườn không nhà trống” được áp dụng trong lần kháng chiến nào?
- Chỉ sử dụng trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất.
- Chỉ áp dụng trong cuộc kháng chiến lần thứ hai.
- Chỉ áp dụng trong cuộc kháng chiến lần thứ ba.
- Được áp dụng trong cả ba lần kháng chiến.
Câu 8: Tác phẩm nào được Trần Quốc Tuấn viết nhằm động viên tinh thần chiến đấu của quân đội nhà Trần trước cuộc kháng chiến năm 1285?
- Binh thư yếu lược
- Vạn Kiếp tông bí truyền thư
- Hịch tướng sĩ
- Nam dược thần hiệu
Câu 9: Lực lượng quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta thời Trần như thế nào với quân Tống thời Lý?
- Lớn hơn nhiều lần.
- Tương đối bằng nhau
- Ít hơn nhiều lần
- Tàn ác hơn.
Câu 10: Trước khi Trần Quốc Tuấn tổ chức đóng cọc trên sông Bạch Đằng thì trong lịch sử nước ta đã có những vị anh hùng nào từng tổ chức đóng cọc dưới lòng con sông này?
- Ngô Quyền và Lý Thường Kiệt
- Ngô Quyền và Lê Hoàn
- Lý Bí và Ngô Quyền
- Triệu Quang Phục và Ngô Quyền
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
A |
C |
D |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
D |
C |
A |
B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Yếu tố tự nhiên nào đã được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận Bạch Đằng năm 1288?
- Sự lên xuống của thuỷ triều.
- Sự suy yếu của quân Mông – Nguyên.
- Cây cối hai bên bờ sông rậm rạp dễ bề mai phục.
- Con đường rút lui về Thăng Long thuận lợi.
Câu 2: Năm 1258, khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long, quân dân nhà Trần đã làm gì?
- Thi hành kế sách “vườn không nhà trống”
- Quyết tâm chiến đấu để bảo vệ kinh thành.
- Thực hiện chiến thuật đánh du kích.
- Thực hiện kế sách tạm hoà hoãn để chuẩn bị lực lượng.
Câu 3: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần diễn ra vào các năm:
- 1257, 1258, 1287 - 1288.
- 1257, 1258, 1287.
- 1257, 1285, 1287 - 1288.
- 1258, 1285, 1287 - 1288.
Câu 4: Nhà Trần khi thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” không nhằm mục đích nào sau đây?
- Tránh sức mạnh ban đầu của quân Mông Cổ.
- Khoét sâu vào điểm yếu của quân Mông Cổ.
- Củng cố lực lượng chờ phản công.
- Đánh nhanh thắng nhanh.
Câu 5: Vị tướng nào được vua Trần cử làm Quốc công tiết chế – tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285?
- Trần Thủ Độ.
- Trần Quang Khải.
- Trần Quốc Tuấn.
- Trần Khánh Dư.
Câu 6: Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc?
- Các quan lại cao cấp.
- Toàn bộ nhân dân Thăng Long.
- Các vương hầu, quý tộc.
- Các bô lão có uy tín.
Câu 7: Kế sách “vườn không nhà trống” được áp dụng trong lần kháng chiến nào?
- Chỉ sử dụng trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất.
- Chỉ áp dụng trong cuộc kháng chiến lần thứ hai.
- Chỉ áp dụng trong cuộc kháng chiến lần thứ ba.
- Được áp dụng trong cả ba lần kháng chiến.
Câu 8: Tác phẩm nào được Trần Quốc Tuấn viết nhằm động viên tinh thần chiến đấu của quân đội nhà Trần trước cuộc kháng chiến năm 1285?
- Binh thư yếu lược
- Vạn Kiếp tông bí truyền thư
- Hịch tướng sĩ
- Nam dược thần hiệu
Câu 9: Trước khi Trần Quốc Tuấn tổ chức đóng cọc trên sông Bạch Đằng thì trong lịch sử nước ta đã có những vị anh hùng nào từng tổ chức đóng cọc dưới lòng con sông này?
- Ngô Quyền và Lý Thường Kiệt
- Ngô Quyền và Lê Hoàn
- Lý Bí và Ngô Quyền
- Triệu Quang Phục và Ngô Quyền
Câu 10: Tại sao gọi là “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên”?
- Vì “Mông” và “Nguyên” là hai cách gọi giống nhau của quân Mông Cổ.
- Vì lần xâm lăng thứ nhất là quân Mông Cổ, còn ở lần thứ hai và ba thì quân Mông Cổ đã chiếm được đất Tống và lập ra nhà Nguyên.
- Vì từ “Mông” trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là nhỏ còn từ “Nguyên” có nghĩa là lớn. Điều này có thể thấy rõ trong các cuộc chiến.
- Không rõ tại sao các nhà chép sử lại ghi như vậy
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
A |
D |
D |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
D |
C |
B |
B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1: Vì sao cả ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông–Nguyên thời Trần quân và dân ta đều giành thắng lợi?
Câu 2: Địa danh lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:
“Sông nào nổi sóng bạc đầu,
Ba phen cọc gỗ đâm tàu xâm lăng?”
Con sông này gắn với các cuộc chiến công nào của nhân dân Việt Nam?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Nhờ lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt. - Nhờ kế sách đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của kẻ thù,... - Nhờ sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, ... và các tướng lĩnh như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải,... - Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện. Nổi lên hai Hội nghị Bình Than và Diên Hỏng với mục tiêu: đoàn kết đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc. |
1,5 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
- Địa danh lịch sử được đề cập đến trong câu đố là sông Bạch Đằng. - Sông Bạch Đằng đã từng 3 lần ghi dấu chiến công chống xâm lược của nhân dân Việt Nam: + Lần 1 – năm 938 (chống quân Nam Hán, do Ngô Quyền lãnh đạo) + Lần 2 – năm 981 (chống quân Tống, thời Tiền Lê) + Lần 3 – năm 1288 (chống quân Nguyên, thời Trần) |
1 điể 3 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1: Những khó khăn của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258)?
Câu 2: Địa danh lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:
“Sông nào nổi sóng bạc đầu,
Ba phen cọc gỗ đâm tàu xâm lăng?”
Con sông này gắn với các cuộc chiến công nào của nhân dân Việt Nam?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
+ Đầu năm 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt. + Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận đánh ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Nhưng trước thế giặc mạnh quân ta tạm rút quân khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng. + Sau trận Bình Lệ Nguyên, vua Trần Thái Tông tỏ ý lo lắng và hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ, Trần Thủ Độ đã trả lời: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
- Địa danh lịch sử được đề cập đến trong câu đố là sông Bạch Đằng. - Sông Bạch Đằng đã từng 3 lần ghi dấu chiến công chống xâm lược của nhân dân Việt Nam: + Lần 1 – năm 938 (chống quân Nam Hán, do Ngô Quyền lãnh đạo) + Lần 2 – năm 981 (chống quân Tống, thời Tiền Lê) + Lần 3 – năm 1288 (chống quân Nguyên, thời Trần |
1 điểm 3 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhà Trần khi thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” không nhằm mục đích nào sau đây?
- Tránh sức mạnh ban đầu của quân Mông Cổ.
- Khoét sâu vào điểm yếu của quân Mông Cổ.
- Củng cố lực lượng chờ phản công.
- Đánh nhanh thắng nhanh.
Câu 2: Vị tướng nào được vua Trần cử làm Quốc công tiết chế – tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285?
- Trần Thủ Độ.
- Trần Quang Khải.
- Trần Quốc Tuấn.
- Trần Khánh Dư.
Câu 3: Tác phẩm nào được Trần Quốc Tuấn viết nhằm động viên tinh thần chiến đấu của quân đội nhà Trần trước cuộc kháng chiến năm 1285?
- Binh thư yếu lược
- Vạn Kiếp tông bí truyền thư
- Hịch tướng sĩ
- Nam dược thần hiệu
Câu 4: Tại sao gọi là “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên”?
- Vì “Mông” và “Nguyên” là hai cách gọi giống nhau của quân Mông Cổ.
- Vì lần xâm lăng thứ nhất là quân Mông Cổ, còn ở lần thứ hai và ba thì quân Mông Cổ đã chiếm được đất Tống và lập ra nhà Nguyên.
- Vì từ “Mông” trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là nhỏ còn từ “Nguyên” có nghĩa là lớn. Điều này có thể thấy rõ trong các cuộc chiến.
- Không rõ tại sao các nhà chép sử lại ghi như vậy
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Năm 1257, khi Mông Cổ cho quân áp sát biên giới Đại Việt và cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng, vua Trần Thái Tông đã có thái độ như thế nào?
Câu 2: Sự đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đánh giặc của nhà Trần trong kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (năm 1258)?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
C |
C |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Năm 1257, Mông Cổ đã cho quân áp sát biên giới Đại Việt rồi ba lần cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng. Vua Trần Thái Tông cho bắt giam sứ giả, đồng thời ra lệnh cả nước ra sức tập luyện, chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng đánh giặc. |
1,5 điểm 1,5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
+ Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” + Vừa cho quân cản bước tiến của giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng + Khi thời cơ đến, phản công tiêu diệt giặc, giành thắng lợi. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Vị tướng nào được vua Trần cử làm Quốc công tiết chế – tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285?
- Trần Thủ Độ.
- Trần Quang Khải.
- Trần Quốc Tuấn.
- Trần Khánh Dư.
Câu 2: Trận phản công nào của quân dân nhà Trần đã đánh bại cuộc xâm lược của quân Mông Cổ năm 1258?
- Tây Kết
- Chương Dương
- Đông Bộ Đầu
- Bình Lệ Nguyên
Câu 3: Tác phẩm nào được Trần Quốc Tuấn viết nhằm động viên tinh thần chiến đấu của quân đội nhà Trần trước cuộc kháng chiến năm 1285?
- Binh thư yếu lược
- Vạn Kiếp tông bí truyền thư
- Hịch tướng sĩ
- Nam dược thần hiệu
Câu 4: Lực lượng quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta thời Trần như thế nào với quân Tống thời Lý?
- Lớn hơn nhiều lần.
- Tương đối bằng nhau
- Ít hơn nhiều lần
- Tàn ác hơn.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Ai là tác giả của câu nói“Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”? Nêu sự kiện gắn với câu nói đó.
Câu 2: Sự đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đánh giặc của nhà Trần trong kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (năm 1258)?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
C |
C |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Tác giả của câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” là Trần Bình Trọng - Sự kiện gắn với câu nói: Tại bãi Màn Trò (Hưng yên), Trần Bình Trọng đã chặn đánh quân giặc suốt 7 ngày để vua Trần và triều đình rút lui an toàn về Thiên Trường (Nam Định). Do quá chênh lệch lực lượng, cuối cùng ông bị bắt. Thoát Hoan muốn dụ hàng ông, nhưng Trần Bình Trọng đã khẳng khái nói: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” |
1 điểm 2 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
+ Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” + Vừa cho quân cản bước tiến của giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng + Khi thời cơ đến, phản công tiêu diệt giặc, giành thắng lợi. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên