Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối tri thức Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 4: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Biện pháp tuyển chọn nhân tài dưới thời Đường như thế nào?

  1. Vua trực tiếp tuyển chọn
  2. Các quan đại thần tiến cử người tài giỏi cho triều đình.
  3. Mở trường học chọn ngay từ nhỏ, chủ yếu là con em quan lại.
  4. Mở nhiều khoa thi.

Câu 2: Dưới thời Đường, đời sống của nông dân và sản xuât nông nghiệp như thế nào?

  1. Nông dân mất ruộng, sản xuất nông nghiệp sa sút.
  2. Nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển.
  3. Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất sản xuất nông nghiệp trì trệ
  4. Nông dân được cấp ruộng sản xuất nông nghiệp được mùa bội thu.

Câu 3: Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời nhà Đường được gọi là?

  1. Tịch Điền
  2. Lĩnh Canh
  3. Quân Điền
  4. Công Điền

Câu 4: Kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh – Thanh có đặc điểm gì nổi bật?

  1. Hình thành một số đô thị với nhiều ngành thủ công truyền thống.
  2. Kinh tế không phát triển do bị các chính sách của nhà nước kìm hãm.
  3. Công thương nghiệp phát triển, xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
  4. Các xưởng thủ công lớn của nhà nước và tư nhân xuất hiện.

Câu 5: Hãy kể tên một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời đại nhà đường?

  1. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị
  2. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân
  3. La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Bạch Cư Dị
  4. Tư Mã Thiên, Đông Trọng Thư, Ngô Thừa Ân

Câu 6: Đặc điểm cơ bản của bộ phận nông dân lĩnh canh là

  1. Có nhiều ruộng đất để canh tác, cho người khác thuê
  2. Có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải nhận ruộng đất của địa chủ để canh tác
  3. Có đủ ruộng đất để canh tác, nuôi sống bản thân
  4. Không có ruộng đất nên phải nhận ruộng của làng xã để canh tác

Câu 7: Đâu không phải là tác phẩm nằm trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc?

  1. Thủy hử
  2. Thần điêu đại hiệp
  3. Tây du ký
  4. Hồng lâu mộng

Câu 8: “Con đường tơ lụa” là tuyến đường giao thương kết nối hai phương nào?

  1. Đông - Tây
  2. Đông - Nam
  3. Đông - Bắc
  4. Bắc – Tây

Câu 9: Một người Việt Nam đã có công lao trong việc tham gia xây dựng một công trình kiến trúc tại Trung Quốc. Đó là công trình nào?

  1. Vạn Lý Trường Thành
  2. Quảng trường Thiên An Môn
  3. Di Hòa Viên
  4. Tử Cấm Thành

Câu 10: Triều đại phong kiến nhà Minh ở Trung Quốc do ai lập ra?

  1. Lưu Bang
  2. Lý Tự Thành
  3. Chu Nguyên Chương
  4. Hốt Tất Liệt

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

B

C

C

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

B

A

D

C

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời nhà Đường được gọi là?

  1. Tịch Điền
  2. Lĩnh Canh
  3. Quân Điền
  4. Công Điền

Câu 2: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc trong thời gian nào?

  1. Thời Thanh
  2. Thời Tống
  3. Thời Nguyên
  4. Thời Minh

Câu 3: Hãy kể tên một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời đại nhà đường?

  1. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị
  2. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân
  3. La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Bạch Cư Dị
  4. Tư Mã Thiên, Đông Trọng Thư, Ngô Thừa Ân

Câu 4: Biện pháp tuyển chọn nhân tài dưới thời Đường như thế nào?

  1. Vua trực tiếp tuyển chọn
  2. Các quan đại thần tiến cử người tài giỏi cho triều đình.
  3. Mở trường học chọn ngay từ nhỏ, chủ yếu là con em quan lại.
  4. Mở nhiều khoa thi.

Câu 5: Thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là

  1. ca múa.
  2. tiểu thuyết.
  3. kịch nói.
  4. thơ.

Câu 6: Tại sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc?

  1. Phù hợp với phong tục tập quán của người Trung Quốc.
  2. Tư tưởng Nho giáo mang tính tiến bộ, nhân văn hơn các tư tưởng khác.
  3. Nó tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến.
  4. Mang tính giáo dục cao về rèn luyện phẩm chất con người.

Câu 7: “Con đường tơ lụa” là tuyến đường giao thương kết nối hai phương nào?

  1. Đông - Tây
  2. Đông - Nam
  3. Đông - Bắc
  4. Bắc – Tây

Câu 8: Chính sách đối nội của nhà Đường có điểm tiến bộ gì so với nhà Tần- Hán?

  1. Đặt thêm chức Tiết độ sứ
  2. Cử người trong hoàng tộc đến cai quản các địa phương
  3. Xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy, thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý
  4. Mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài

Câu 9: Nhà thơ nào được mệnh danh là Tiên thơ của nền văn học Trung Quốc là:

  1. Lý Bạch
  2. Đỗ Phủ
  3. Bạch Cư Dị
  4. Vương Bột

Câu 10: “Tứ đại phát minh” của Trung Quốc bao gồm các thành tựu về kĩ thuật nào sau đây?

  1. Thuốc nhuộm, mực in, giấy vẽ, đúc tiền.
  2. Giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng.
  3. Luyện sắt, đúc đồng, chế tạo súng, giấy.
  4. Bản đồ, giấy, đúc tiền, mực in.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

A

A

D

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

D

A

B

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Nhà Thanh đã thi hành chính sách áp bức dân tộc dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến?

Câu 2: Trình bày hiểu biết của em về “Con đường tơ lụa”?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Nhà Thanh đã thi hành chính sách áp bức dân tộc dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến:

+ Mặc dầu các hoàng đế Thanh dùng các biện pháp vỗ về, mua chuộc giai cấp địa chủ người Hán, giảm nhẹ tô thuế cho nông dân, khuyến khích khẩn hoang nhưng không thể làm cho mâu thuẫn dân tộc dịu đi.

+ Những chính sách áp bức dân tộc đó làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân ở khắp nơi làm cho chính quyền nhà Thanh suy yếu.

+ Lợi dụng cơ hội này, tư bản phương Tây đua nhau dòm ngó, xâm lược Trung Quốc. Từ đó dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến Trung Quốc.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

“Con đường tơ lụa” là những tuyến đường giao thương kết nối phương Đông và phương Tây trong nhiều thế kỉ. Tơ lụa Trung Quốc là mặt hàng giao thương chính và đầu tiên trên con đường này.

Con đường này còn là một hành trình văn hóa tôn giáo, kết nối Á-Âu để lại nhiều di sản quý cho đến ngày nay.

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1: Hãy cho biết tình hình chính trị và tổ chức bộ máy chính quyền Trung Quốc thời Minh – Thanh?

Câu 2: Trong xã hội phong kiến Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX bao gồm các tôn giáo nào? Đặc điểm của của Nho giáo?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Tình hình chính trị

- Cuối thế kỉ XIII – đầu thế kỉ XVIII, trên vùng thảo nguyên Mông Cổ một nhà nước phong kiến chuyên chế quân sự ra đời. Mông Cổ mở rộng xâm lược nhiều nơi, tiến xuống phía nam.

- Năm 1257, nhà Tống bị tiêu diệt, Khu-bi-lai lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Nguyên trên đất Trung Quốc (1271 – 1368).

- Năm 1368, khởi nghĩa nông dân lật đổ nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh.

- Cuối triều Minh, mâu thuẫn xã hội gay gắt, khởi nghĩa Lý Tự Thành bùng nổ. Giữa lúc đó Nam Thanh chiếm toàn bộ Trung Quốc lập ra nhà Thanh (1614 – 1911).

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm4

Câu 2

(4 điểm)

- Trong xã hội phong kiến Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX bao gồm 3 tôn giáo chính: Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo.

Nho giáo:

- Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử.

- Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Quốc, đồng thời có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước, như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam...

1 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc trong thời gian nào?

  1. Thời Thanh
  2. Thời Tống
  3. Thời Nguyên
  4. Thời Minh

Câu 2: Thương cảng nào trong thời Minh - Thanh trở thành trung tâm buôn bán sầm uất với nước ngoài?

  1. Tô Châu.
  2. Tùng Giang.
  3. Quảng Châu.
  4. Thượng Hải.

Câu 3: “Con đường tơ lụa” là tuyến đường giao thương kết nối hai phương nào?

  1. Đông - Tây
  2. Đông - Nam
  3. Đông - Bắc
  4. Bắc – Tây

Câu 4: “Tứ đại phát minh” của Trung Quốc bao gồm các thành tựu về kĩ thuật nào sau đây?

  1. Thuốc nhuộm, mực in, giấy vẽ, đúc tiền.
  2. Giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng.
  3. Luyện sắt, đúc đồng, chế tạo súng, giấy.
  4. Bản đồ, giấy, đúc tiền, mực in.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trong thời đại phong kiến Trung Quốc, nhà nước nào đã có công thống nhất lại Trung Quốc sau hơn nửa thế kỉ loạn lạc? Diện mạo của Trung Quốc dưới sự cai trị của nhà nước này thể hiện như thế nào?

Câu 2: Trình bày hiểu biết của em về “Con đường tơ lụa”?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

C

A

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Nhà Tống đã có công thống nhất lại Trung Quốc sau hơn nửa thế kỉ loạn lạc.

- Diện mạo của Trung Quốc dưới sự cai trị của nhà Tống:

+ Nhà Tống thống nhất lại Trung Quốc sau hơn nửa thế kỉ loạn lạc và thi hành một số chính sách nhằm ổn định đất nước...

+ Nhà Tống có nhiều phát minh quan trọng như: la bàn, thuốc súng, làm giấy, nghề in,...

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

“Con đường tơ lụa” là những tuyến đường giao thương kết nối phương Đông và phương Tây trong nhiều thế kỉ. Tơ lụa Trung Quốc là mặt hàng giao thương chính và đầu tiên trên con đường này.

Con đường này còn là một hành trình văn hóa tôn giáo, kết nối Á-Âu để lại nhiều di sản quý cho đến ngày nay.

1,5 điểm

1,5 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại

  1. Tần, Hán, Tuỳ, Nguyên, Minh, Thanh.
  2. Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
  3. Đường, Ngũ đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
  4. Đường, Tống, Nguyên, Ngũ đại, Minh, Thanh.

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyên là:

  1. Nhà nước không chăm lo đời sống nhân dân.
  2. Nhà Nguyên là vương triều ngoại tộc.
  3. Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối với người Hán.
  4. Nhà Nguyên tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ tiêu tốn nhiều sức

Câu 3: Chính sách đối nội của nhà Đường có điểm tiến bộ gì so với nhà Tần- Hán?

  1. Đặt thêm chức Tiết độ sứ
  2. Cử người trong hoàng tộc đến cai quản các địa phương
  3. Xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy, thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý
  4. Mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài

Câu 4: Một người Việt Nam đã có công lao trong việc tham gia xây dựng một công trình kiến trúc tại Trung Quốc. Đó là công trình nào?

  1. Vạn Lý Trường Thành
  2. Quảng trường Thiên An Môn
  3. Di Hòa Viên
  4. Tử Cấm Thành
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trong thời đại phong kiến Trung Quốc, nhà nước nào đã có công thống nhất lại Trung Quốc sau hơn nửa thế kỉ loạn lạc? Diện mạo của Trung Quốc dưới sự cai trị của nhà nước này thể hiện như thế nào?

Câu 2: Đặc điểm của Nho giáo trong xã hội phong kiến Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

C

D

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Nhà Tống đã có công thống nhất lại Trung Quốc sau hơn nửa thế kỉ loạn lạc.

- Diện mạo của Trung Quốc dưới sự cai trị của nhà Tống:

+ Nhà Tống thống nhất lại Trung Quốc sau hơn nửa thế kỉ loạn lạc và thi hành một số chính sách nhằm ổn định đất nước...

+ Nhà Tống có nhiều phát minh quan trọng như: la bàn, thuốc súng, làm giấy, nghề in,...

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Nho giáo:

- Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử.

- Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Quốc, đồng thời có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước, như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam...

1,5 điểm

1,5 điểm

=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay