Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối tri thức Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 2: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cuộc phát kiến địa lí của B. Đi-a-xơ được tiến hành vào thế kỉ nào?

  1. Thế kỉ XIV.
  2. Thế kỉ XV.
  3. Thế kỉ XVI.
  4. Thế kỉ XVII.

Câu 2: Nhà thám hiểm đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới là:

  1. B. Đi-a-xơ.
  2. Va-xcô đơ Ga-ma.
  3. C. Cô-lôm-bô.
  4. Ph.Ma-gien-lăng.

Câu 3: Hướng đi của C. Cô-lôm-bô có điểm gì khác so với các nhà phát kiến địa lí khác?

  1. Đi sang hướng đông.
  2. Đi về phía tây.
  3. Đi xuống hướng nam.
  4. Ngược lên hướng bắc.

Câu 4: Người thực hiện chuyến hành trình thám hiểm qua cực Nam châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ) năm 1498 là ai?

  1. C. Cô-lôm-bô.
  2. Đi-a-xơ.
  3. Ph. Ma-gien-lan.
  4. Va-xcô đơ Ga-ma.

Câu 5: Những quốc gia nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lý thời trung đại?

  1. Mĩ, Anh.
  2. Trung Quốc, Ấn Độ.
  3. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
  4. Pháp, Đức.

Câu 6: Hoàn thành nội dung sau............ là hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp.

  1. Hộ chăn nuôi
  2. Xưởng dịch vụ
  3. Khu công nghiệp
  4. Công trường thủ công

Câu 7: Vì sao nông nô phải bán sức lao động của mình cho các ông chủ tư sản?

  1. Họ bị quý tộc và tư sản cướp hết ruộng đất
  2. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp
  3. Họ có thể giàu lên trở thành tư sản
  4. Họ có điều kiện làm việc tốt hơn trong các xí nghiệp

Câu 8: Đâu không phải đặc quyền nữ hoàng Ê-li-da-bét I ban cho Công ty Đông Ấn?

  1. Có quân đội riêng
  2. Có cảng biển riêng
  3. Nắm độc quyền giao thương trà
  4. Tự do trao đổi buôn bán

Câu 9: Công ty Đông Ấn của Anh thành lập vào năm nào?

  1. 1601
  2. 1406
  3. 1600
  4. 1400

Câu 10: Cảng biển Li-xbon thuộc quốc gia nào?

  1. Tây Ban Nha
  2. Đức
  3. Pháp
  4. Bồ Đào Nha

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

B

D

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

A

D

A

D

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đoàn thám hiểm của C. Cô-lôm-bô đã phát hiện ra châu lục nào?

  1. Châu Á.
  2. Châu Âu.
  3. Châu Phi.
  4. Châu Mĩ.

Câu 2: Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?

  1. Nông dân và nô lệ.
  2. Tướng lĩnh quân đội.
  3. Lãnh chúa và nông nô.
  4. Thương nhân và quý tộc.

Câu 3: Các cuộc phát kiến địa lí diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  1. Thế kỉ XII - thế kỉ XI.
  2. Thế kỉ XIII - thế kỉ XIV.
  3. Thế kỉ XIV - thế kỉ XV.
  4. Thế kỉ XV - thế kỉ XVI.

Câu 4: Người thực hiện chuyến hành trình thám hiểm qua cực Nam châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ) năm 1498 là ai?

  1. C. Cô-lôm-bô.
  2. Đi-a-xơ.
  3. Ph. Ma-gien-lan.
  4. Va-xcô đơ Ga-ma.

Câu 5: Cuộc phát kiến địa lí của B. Đi-a-xơ được tiến hành vào thế kỉ nào?

  1. Thế kỉ XIV.
  2. Thế kỉ XV.
  3. Thế kỉ XVI.
  4. Thế kỉ XVII.

Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV?

  1. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển.
  2. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
  3. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức.
  4. Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.

Câu 7: Quan hệ giữa chủ và thợ được thay thế bằng quan hệ giữa:

  1. Quý tộc và tá điền.
  2. Tư sản và vô sản.
  3. Giám đốc và công nhân.
  4. Địa chủ và nông dân.

Câu 8: Đâu không phải đặc quyền nữ hoàng Ê-li-da-bét I ban cho Công ty Đông Ấn?

  1. Có quân đội riêng
  2. Có cảng biển riêng
  3. Nắm độc quyền giao thương trà
  4. Tự do trao đổi buôn bán

Câu 9: Hoàn thành nội dung sauNông dân mất đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại trở thành .............

  1. công nhân nông nghiệp.
  2. nô lệ.
  3. người vô sản.
  4. tất cả các ý trên đều sai.

Câu 10: Hoàn thành nội dung sau............ là hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp.

  1. Hộ chăn nuôi
  2. Xưởng dịch vụ
  3. Khu công nghiệp
  4. Công trường thủ công

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

D

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

B

D

A

D

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Nhà thám hiểm nào đã phát hiện ra châu Mỹ? Nêu hiểu biết của em về cuộc thám hiểm đó?

Câu 2: Xã hội Tây Âu phân hóa như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Nhà thám hiểm C.Cô-lôm-bô là người đã phát hiện ra châu Mỹ

- Hiểu biết của em về cuộc thám hiểm: Năm 1492, triều đình Tây Ban Nha tài trợ cho C. Cô-lôm-bô (C. Columbus) tìm đường qua phương Đông.

Ông cho thuyền đi về phía tây, đến được đảo Xan Xan-van-đô (Sal Salvador), Cuba, Hi-xpa-ni-ô-la (Hispaniola) rồi dừng lại vì tưởng đã đến được Ấn Độ. Sự nhầm lẫn của Cô-lôm-bô khiến người ta gọi các dân tộc bản địa ở châu Mỹ là người Anh-điêng (người Ấn) cho đến tận ngày nay.

1 điểm

2 điểm

3 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Xã hội Tây Âu phân hóa sâu sắc:

+ Tầng lớp thương nhân, chủ xưởng, ngân hàng ngày càng giàu lên, chi phối toàn bộ xã hội.

+ Đại đa số dân thành thị, từ thợ thủ công, người làm thuê đến người ăn xin và nông dân mất đất, không có quyền công dân, nghèo đói và bị bần cùng hóa.

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1: Hãy mô tả cuộc phát kiến địa lí đầu thế kỉ XVI.

Câu 2: Sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư bản bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến dẫn đến hệ quả tất yếu nào? Vì sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Mô tả cuộc phát kiến địa lí dầu thế kỉ XVI:

+ Hầu hết các cuộc phát kiến địa lí diễn ra vào thế kỉ XV, riêng cuộc phát kiến của Ph. Ma-gien-lan diễn ra vào đầu thế kỉ XV.

+ Năm 1519, đoàn tàu của Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam châu Mĩ, tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương. Đến quần đảo Phi-líp-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, ông đã bị giết chết. Các thủy thủ của Ma-gien-lan tiếp tục lên đường, họ đã dạt vào hòn đảo hương liệu, quần đảo Ma-lác-ca, rồi trở về Ma-drit (Tây Ban Nha), hoàn thành công việc khó khăn nhất thời đó.

2 điểm

4 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến dẫn đến hệ quả tất yếu là phá vỡ nền sản xuất phong kiến, tự cung tự cấp.

Xã hội hình thành nên hai giai cấp là tư sản và vô sản. Vì đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.

2 điểm

2 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien-lăng đã tìm ra đại dương nào?

  1. Ấn Độ Dương.
  2. Bắc Băng Dương.
  3. Đại Tây Dương.
  4. Thái Bình Dương.

Câu 2: Những quốc gia nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lý thời trung đại?

  1. Mĩ, Anh.
  2. Trung Quốc, Ấn Độ.
  3. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
  4. Pháp, Đức.

Câu 3: Quan hệ giữa chủ và thợ được thay thế bằng quan hệ giữa:

  1. Quý tộc và tá điền.
  2. Tư sản và vô sản.
  3. Giám đốc và công nhân.
  4. Địa chủ và nông dân.

Câu 4: Đâu không phải đặc quyền nữ hoàng Ê-li-da-bét I ban cho Công ty Đông Ấn?

  1. Có quân đội riêng
  2. Có cảng biển riêng
  3. Nắm độc quyền giao thương trà
  4. Tự do trao đổi buôn bán
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nhà thám hiểm nào đã vượt qua được cực nam châu Phi và đến được Ấn Độ vào năm 1498?

Câu 2: Nữ hoàng Ê-li-da-bét I đã trao cho công ty Đông Ấn đặc quyền nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

C

B

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Năm 1498, con đường qua phương Đông bằng đường biển được khám phá bởi một người Bồ Đào Nha là V. Gama (Vasco da Gama).

Thuyền của ông đi vòng qua điểm cực nam của châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Calicut), đến được Ấn Độ.

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Năm 1600, công ty Đông Ấn của Anh thành lập. Nữ hoàng Ê-li-da-bét I ban cho họ đặc quyền có quân đội riêng, cảng biển riêng và nắm độc quyền giao thương trà.

3 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhà thám hiểm đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới là:

  1. B. Đi-a-xơ.
  2. Va-xcô đơ Ga-ma.
  3. C. Cô-lôm-bô.
  4. Ph.Ma-gien-lăng.

Câu 2: Hướng đi của C. Cô-lôm-bô có điểm gì khác so với các nhà phát kiến địa lí khác?

  1. Đi sang hướng đông.
  2. Đi về phía tây.
  3. Đi xuống hướng nam.
  4. Ngược lên hướng bắc.

Câu 3: Hoàn thành nội dung sauNông dân mất đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại trở thành .............

  1. công nhân nông nghiệp.
  2. nô lệ.
  3. người vô sản.
  4. tất cả các ý trên đều sai.

Câu 4: Cảng biển Li-xbon thuộc quốc gia nào?

  1. Tây Ban Nha
  2. Đức
  3. Pháp
  4. Bồ Đào Nha
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nhà thám hiểm Ma-gien-lan đã đặt tên cho đại dương nào? Nêu hành trình cuộc thám hiểm đó.

Câu 2: Em hãy nêu những biểu hiện về sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản về kinh tế ở Tây Âu trung đại ở lĩnh vực công nghiệp?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

B

A

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Năm 1519, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan (Magellan) tìm đường đến đảo gia vị Ma-lu-cu (Maluccas) (In-đô-nê-xi-a).

Đoàn thuyền đi vòng qua điểm cực nam của châu Mỹ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan), tiến vào đại dương mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

+ Từ thế kỉ XVI, trong các thành thị Tây Âu, tổ chức phường hội dần được thay thế bằng các công trường thủ công.

+ Sự phân công lao động trong các công trường thủ công đã đạt đến mức tỉ mỉ, ở đó, mỗi người chỉ làm một thao tác trong một dây chuyền sản xuất.

+ Quan hệ giữa chủ và thợ được thay thế bằng quan hệ giữa chủ xưởng (tư sản) và người lao động (vô sản).

1 điểm

1 điểm

1 điểm

=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay