Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối tri thức Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527). Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 27: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428- 1527)
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ai là người đã cho lập bia để ghi danh tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)?
- Lê Thái Tổ.
- Nguyễn Trãi.
- Lê Nhân Tông.
- Lê Thánh Tông.
Câu 2: Đâu là cách hiểu đúng của “Thời Lê Sơ”?
- Nhà Tiền Lê
- Thời kỳ đầu của nhà Hậu Lê.
- Nhà Hậu Lê
- Thời Lê Trung Hưng
Câu 3: Một số cửa khẩu như Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Hà Tĩnh), Tam Kỳ (Quảng Nam) là nơi:
- Giao lưu buôn bán với các thương nhân nước ngoài.
- Xây dựng các hệ thống phòng ngự ở biên giới.
- Sản xuất và buôn bán các mặt hàng thủ công.
- Đầu mối các mạng lưới giao thương
Câu 4: Bộ luật nào được ban hành dưới triều Lê sợ?
- Hình thư.
- Hình luật.
- Quốc triều hình luật.
- Hoàng Việt luật lệ.
Câu 5: Chính sách trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo của nhà Lê sơ là:
- Đề cao Nho giáo và Phật giáo.
- Đề cao Phật giáo, hạn chế Nho giáo.
- Đề cao Nho giáo, hạn chế Phật giáo và Đạo giáo.
- Đề cao Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.
Câu 6: Câu thơ nào thể hiện sự phát triển về nông nghiệp thời Lê Sơ?
- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
- Đời vua Thái Tổ, Thái Tông / Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn.
- Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng / Dân giàu đủ khắp đòi phương
- Cô Tô thành ngoại Hàn San tự / Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Câu 7: Đâu là một đạo thừa tuyên ở nước ta dưới thời Lê Thánh Tông?
- Điện Biên
- Hà Giang
- Hải Dương
- Hải Phòng
Câu 8: Ai là người biên soạn cuốn “Đại thành toán pháp”?
- Archimedes
- Pythagoras
- Lương Thế Vinh
- Tổ Xung Chi
Câu 9: Câu nào sau đây là đúng?
- Chính quyền trung ương thời Lê sơ được tổ chức quy củ, chặt chẽ hơn so với các triều đại trước.
- Thời Lê sơ, Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo được nhà nước đề cao và coi trọng.
- Thời Lê sơ, do chính sách hạn điền nên giữa quý tộc và bình dân đã không còn sự phân biệt như trước.
- Hội Tao đàn là hội thơ ca do Nguyễn Trãi đứng đầu.
Câu 10: Điểm giống nhau về kinh tế ở thời Trần và thời Lê Sơ là gì?
- Đều coi trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển.
- Ngành công nghiệp nặng như khai khoáng, sản xuất gỗ, vật liệu kim loại phát triển mạnh.
- Cả A và B.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
B |
A |
C |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
C |
C |
A |
D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Bộ luật nào được ban hành dưới triều Lê sợ?
- Hình thư.
- Hình luật.
- Quốc triều hình luật.
- Hoàng Việt luật lệ.
Câu 2: Một số tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi là
- Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập.
- Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục.
- Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế.
- Đại thành toán pháp, Bình Ngô đại cáo
Câu 3: Văn thơ chữ Nôm của Lê Thánh Tông được tập hợp lại trong tác phẩm:
- Bình Ngô đại cáo.
- Quốc âm thi tập.
- Lam Sơn thực lục.
- Hồng Đức quốc âm thi tập.
Câu 4: Đâu là cách hiểu đúng của “Thời Lê Sơ”?
- Nhà Tiền Lê
- Thời kỳ đầu của nhà Hậu Lê.
- Nhà Hậu Lê
- Thời Lê Trung Hưng
Câu 5: Ai là người đã cho lập bia để ghi danh tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)?
- Lê Thái Tổ.
- Nguyễn Trãi.
- Lê Nhân Tông.
- Lê Thánh Tông.
Câu 6: Câu thơ nào thể hiện sự phát triển về nông nghiệp thời Lê Sơ?
- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
- Đời vua Thái Tổ, Thái Tông / Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn.
- Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng / Dân giàu đủ khắp đòi phương
- Cô Tô thành ngoại Hàn San tự / Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Câu 7: Đâu là một đạo thừa tuyên ở nước ta dưới thời Lê Thánh Tông?
- Điện Biên
- Hà Giang
- Hải Dương
- Hải Phòng
Câu 8: Câu nào sau đây nói đúng về Ngô Sĩ Liên?
- Là người biên soạn sách “Đại Việt sử ký toàn thư”.
- Là một nhà văn lỗi lạc.
- Là Lễ bộ thượng thư ở triều vua Lê Thánh Tông
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về nông nghiệp thời Lê sơ?
- Triều đình đặt ra các quan chuyên trách như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ,…
- Triều đình cho phép để ruộng hoang nhằm phát triển kinh tế du mục.
- Triều đình đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng công làng xã.
- Triều đình cho khơi kênh, đào sông, đắp đê ngăn mặn, bảo vệ các công trình thuỷ lợi.
Câu 10: Câu nào sau đây không đúng?
- Năm 1428, Vương triều Lê sơ thành lập.
- Năm 1471, vua cho mở rộng biên giới Đại Việt đến Phú Yên.
- Năm 1473, Lê Thánh Tông căn dặn đại thần khi đàm phán về vấn đề biên giới Đại Việt – Đại Minh.
- Năm 1484, Bia Tiến sĩ đầu tiên ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám được lập.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
A |
D |
B |
D |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
C |
A |
B |
B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1: Em hãy nêu chính sách của vương triều Lê sơ trong việc phục hồi và phát triển nông nghiệp?
Câu 2: Anh (chị) có nhận xét gì về lãnh thổ Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông so với thời Trần?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Nhà Lê sơ đã ban hành nhiều chính sách để khôi phục và phát triển nông nghiệp, như: + Thực hiện chính sách quân điền, chia ruộng đất công cho các thành viên trong làng xã. + Cấm giết trâu,bò bừa bãi, cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt. + Đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ,.. |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
Lãnh thổ Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông được mở rộng hơn về phía Nam so với thời Trần. - Lãnh thổ Đại Việt sau sự kiện năm 1306 vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trần cho vua Chế Mân đổi lại sính lễ là hai châu Ô và Lý - tức vùng Thuận Hóa - Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Đạo Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ. |
2 điểm 1 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1: Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là gì? Nội dung chính của bộ luật?
Câu 2: Điểm tiến bộ nhất của bộ luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức). - Nội dung chính của bộ luật là: + Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc. + Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. + Có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia. + Khuyến khích phát triển kinh tế. + Gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. + Bảo vệ một số quyền của phụ nữ. |
2 điểm 4 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
So về quy mô thì luật Hồng Đức không phải là bộ luật đồ sộ nhất nhưng nó lại là bộ luật nhân văn nhất trong lịch sử lập pháp Việt Nam thời phong kiến. Vì nó chiếu cố đến cả những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội như trẻ em, người tàn tật, phụ nữ, người già yếu… |
2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Chính sách trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo của nhà Lê sơ là:
- Đề cao Nho giáo và Phật giáo.
- Đề cao Phật giáo, hạn chế Nho giáo.
- Đề cao Nho giáo, hạn chế Phật giáo và Đạo giáo.
- Đề cao Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.
Câu 2: Văn thơ chữ Nôm của Lê Thánh Tông được tập hợp lại trong tác phẩm:
- Bình Ngô đại cáo.
- Quốc âm thi tập.
- Lam Sơn thực lục.
- Hồng Đức quốc âm thi tập.
Câu 3: Câu nào sau đây nói đúng về Phan Phu Tiên?
- Là tác giả của Hồng Đức quốc âm thi tập
- Là người biên soạn sách “Đại Việt sử ký”.
- Là đồng tác giả của bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Điểm giống nhau về kinh tế ở thời Trần và thời Lê Sơ là gì?
- Đều coi trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển.
- Ngành công nghiệp nặng như khai khoáng, sản xuất gỗ, vật liệu kim loại phát triển mạnh.
- Cả A và B.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ…Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” (Đại Việt sử kí toàn thư) Lời căn dặn trên của vua Lê Thái Tông phản ánh điều gì?
Câu 2: Điểm tiến bộ nhất của bộ luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
D |
B |
D |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông đã cho thấy ý thức của người đứng đầu về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Nếu kẻ nào dám vi phạm thì sẽ bị nghiêm trị. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
So về quy mô thì luật Hồng Đức không phải là bộ luật đồ sộ nhất nhưng nó lại là bộ luật nhân văn nhất trong lịch sử lập pháp Việt Nam thời phong kiến Vì nó chiếu cố đến cả những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội như trẻ em, người tàn tật, phụ nữ, người già yếu… |
1,5 điểm 1,5 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đâu là cách hiểu đúng của “Thời Lê Sơ”?
- Nhà Tiền Lê
- Thời kỳ đầu của nhà Hậu Lê.
- Nhà Hậu Lê
- Thời Lê Trung Hưng
Câu 2: Một số cửa khẩu như Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Hà Tĩnh), Tam Kỳ (Quảng Nam) là nơi:
- Giao lưu buôn bán với các thương nhân nước ngoài.
- Xây dựng các hệ thống phòng ngự ở biên giới.
- Sản xuất và buôn bán các mặt hàng thủ công.
- Đầu mối các mạng lưới giao thương
Câu 3: Ai là tác giả của “Chí Linh sơn phú”?
- Nguyễn Trãi
- Lê Thánh Tông
- Lý Tử Tấn
- Đỗ Nhuận
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về nông nghiệp thời Lê sơ?
- Triều đình đặt ra các quan chuyên trách như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ,…
- Triều đình cho phép để ruộng hoang nhằm phát triển kinh tế du mục.
- Triều đình đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng công làng xã.
- Triều đình cho khơi kênh, đào sông, đắp đê ngăn mặn, bảo vệ các công trình thuỷ lợi.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa gì đối với Đại Việt thời Lê Sơ?
Câu 2: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
A |
C |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa: - Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, quyền lực tập trung tối đa vào trong tay hoàng đế - Tạo ra sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa. |
1,5 điểm 1,5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Để tập trung quyền lực vào trong tay hoàng đế, vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua là 6 bộ đứng đầu là các thượng thư. |
1,5 điểm 1,5 điểm |
=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ