Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 1 Văn bản 3: Bắt nạt
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 1 Văn bản 3: Bắt nạt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: BẮT NẠT
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ Bắt nạt?
- Tô Hoài
- Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pê-ri
- Nguyễn Thế Hoàng Linh
- Nguyễn Nhật Ánh
Câu 2: Theo tác giả, những bạn nhút nhát là gì?
- Cừu non
- Hươu non
- Thỏ non
- Gà con
Câu 3: Đâu không phải hoạt động mà tác giả gợi ý làm thay vì bắt nạt?
- Chơi bóng
- Học nhạc
- Nhảy híp-hóp
- Thử mù tạt
Câu 4: Cụm từ “ăn mù tạt”, “trêu mù tạt” có nghĩa là gì?
- Là phép tu từ hoán dụ thay thế cho những khó khăn, thử thách
- Là ăn một thứ đồ rất cay và hăng làm từ rau cải
- Là biện pháp so sánh những khó khăn, vất vả trong cuộc sống giống như mù tạt rất cay
- Là biện pháp tu từ ẩn dụ chỉ sự đối diện với khó khăn, thử thách
Câu 5: Số lần cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện trong bài thơ có tác dụng gì?
- Nhằm nhấn mạnh thái độ tức giận với hành động bắt nạt
- Nhằm nhấn mạnh thái độ không đồng tình với hành động bắt nạt
- Nhằm nhấn mạnh thái độ thẳng thắn phê bình, không đồng tình với hành động bắt nạt
- Nhằm nhấn mạnh thái độ thẳng thắn phê bình với hành động bắt nạt
Câu 6: Sau khi đọc bài thơ Bắt nạt, em nghĩ chúng ta cần có thái độ sống như thế nào?
- Không bắt nạt người khác
- Yêu thương con người
- Có những việc làm mang tính nhân văn
- Cả A, B, C đều đúng
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Những câu hỏi trong bài thơ muốn truyền tải điều gì?
Câu 2 (2 điểm): Từ bài thơ em hãy nêu thái độ của mình với các bạn bắt nạt và chúng ta nên có thái độ như thế nào với các bạn bị bắt nạt?
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
- Miêu tả
- Nghị luận
- Tự sự
- Biểu cảm
Câu 2: Nội dung chính của khổ thơ đầu là gì?
- Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt
- Nêu vấn đề bắt nạt là xấu
- Phân loại đối tượng bắt nạt
- Không chơi cùng người bắt nạt người khác
Câu 3: Tác giả đã liên hệ với ai khi nhắc đến việc bắt nạt?
- Những chú thỏ
- Bạn của mình
- Chính tác giả
- Những chú chim
Câu 4: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh?
- Thể thơ 5 chữ
- Các biện pháp tu từ
- Lối thơ trong trẻo, hóm hỉnh
- Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Vấn đề được tác giả nêu lên trong bài thơ là gì?
- Vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống
- Vấn đề đoàn kết trong lớp họ
- Vấn đề làm sao để có một tình bạn đẹp
- Vấn đề giúp đỡ người khác trong đời sống
Câu 6: Thái độ của tác giả đối với những người hay đi bắt nạt người khác trong văn bản là gì?
- Ngợi ca
- Bênh vực
- Phê phán
- Yêu mến
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tác giả đã nêu ra những đối tượng nào không nên bắt nạt?
Câu 2 (2 điểm): Em rút ra được bài học gì sau khi học xong văn bản?