Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 2 Thực hành tiếng Việt 1: Nghĩa của từ ngữ; Biện pháp tu từ
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 2 Thực hành tiếng Việt 1: Nghĩa của từ ngữ; Biện pháp tu từ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhân hóa là gì?
- Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật
- Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
- Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
- Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn
Câu 2: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ:
- Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị
- Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
- Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động…) mà từ biểu thị
Câu 3: Cảm thông là gì?
- Giai đoạn đầu của nhận thức, dựa trên cảm giác, chưa nắm được bản chất và quy luật của sự vật
- Hiểu thấu hoàn cảnh, chia sẻ một cách sâu sắc
- Dùng tình cảm tốt đẹp làm cho một đối tượng nào đó cảm phục mà ngheo theo, làm theo, chuyển biến theo hướng tích cực
- Thấu cảm những loài động vật một cách sâu sắc
Câu 4: Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn là gì?
- So sánh
- Nhân hóa
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
Câu 5: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
“Bởi vì chính bạn ấy đã được tôi đặt vào lồng kính. Bởi vì chính bạn ấy đã được tôi che chở bằng tấm chắn gió. Bởi vì chính bạn ấy đã được tôi bắt sâu (trừ hai ba con để trở thành bươm bướm). Bởi vì chính bạn ấy đã khiến tôi nghe phàn nàn, hoặc khoe khoang, hoặc cũng có khi im lặng. Bởi vì đó là bông hồng của tôi.”
Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn trích trên là gì?
- Nhấn mạnh sự chăm sóc, vun tưới, che chở của hoàng tử bé dành cho bông hoa hồng. Từ đó, thể hiện tình cảm sâu sắc, gắn bó của cậu bé với bông hoa
- Nhấn mạnh tình yêu và sự gắn bó của hoàng tử bé với hành tinh của mình
- Nhấn mạnh đối tượng (bông hoa hồng) được hoàng tử bé chăm sóc
- Nhấn mạnh hình ảnh bông hoa hồng trong lồng kính của hoàng tử bé
Câu 6: Đâu là nghĩa của từ cốt lõi?
- Điều chính và quan trọng nhất
- Điểm trung tâm của sự vật, hiện tượng
- Phần lõi giữa của một vật
- Điểm chính ở trung tâm của sự việc
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu ra định nghĩa và dấu hiệu nhận biết của biện pháp tu từ so sánh?
Câu 2 (2 điểm): Giải thích từ: trần trụi, bế bồng, thơ ngây, chăm sóc trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người?
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Điệp ngữ là gì?
- Việc vận dụng sự gần âm, đồng âm để tạo ra lối diễn đạt vui nhộn, hài hước
- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B sai
Câu 2: Điệp ngữ có mấy dạng?
- 2
- 3
- 4
- Không xác định được
Câu 3: Sử dụng phép nhân hóa đem lại tác dung gì cho văn bản?
- Thể hiện tình cảm của người viết trong văn bản
- Làm cho các đối tượng hiện lên đầy đủ hơn
- Giúp cho các đối tượng hiện lên sinh động, có hồn
- Tất cả các phương án trên
Câu 4: Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?
“Vì mây cho núi lên trời
Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng”
A.Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
- Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật
- Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật
Câu 5: Câu nào sau đây không chứa hình ảnh nhân hóa?
- Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái
- Sóng đã cài then, đêm sập cửa
- Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
- Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
Câu 6: Trong các câu văn dưới đây, câu nào không sử dụng phép so sánh?
- Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh
- Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm , dẫn vào đền Ngọc Sơn
- Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ
- Rồi cả nhà - trừ tôi - vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người có thể thay thế từ “nhô” thành từ khác hay không? Chỉ ra sự tinh tế của việc sử dụng từ “nhô” ?
Câu 2 (2 điểm): Biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao sau có tác dụng gì?
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”