Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 1 Thực hành tiếng Việt 1: Từ đơn và từ phức; Nghĩa của từ ngữ; Biện pháp tu từ
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 1 Thực hành tiếng Việt 1: Từ đơn và từ phức; Nghĩa của từ ngữ; Biện pháp tu từ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đơn vị cấu tạo từ là gì?
- Tiếng
- Từ
- Chữ cái
- Nguyên âm
Câu 2: Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?
- Từ đơn và từ ghép
- Từ đơn và từ láy
- Từ đơn
- Từ ghép và từ láy
Câu 3: Từ phức gồm mấy tiếng?
- Hai hoặc nhiều hơn hai
- Ba
- Bốn
- Nhiều hơn hai
Câu 4: Từ tiếng Việt được chia làm mấy loại?
- 2
- 3
- 4
- 5
Câu 5: Dòng nào dưới đây chứa các từ đơn?
- Bàn ghế, nhà cửa, bút
- Bút, thước, học sinh
- Bàn, ghế, bút, áo
- Nô đùa, trường, lớp
Câu 6: Sự giống nhau của từ đơn và từ phức là gì?
- Đều có phát âm giống nhau
- Đều là các từ có nghĩa
- Đều dùng để chỉ người
- Đều có số tiếng không giới hạn
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ phức là gì? Hãy cho ví dụ về từ phức
Câu 2 (2 điểm): Điền các từ cười nụ, cười góp, cười trừ, cười mát vào chỗ trống dưới đây cho phù hợp
(1)............: cười theo người khác.
(2).............: cười nhếch mép có vẻ khinh bỉ hoặc hờn giận.
(3).............: cười chúm môi một cách kín đáo.
(4).............: cười để khỏi trả lời trực tiếp.
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Theo em, đâu là định nghĩa của từ “nhà”?
- Công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở
- Cơ sở sản xuất đồ dùng
- Phương tiện đi lại hoặc vận tải trên bộ, có bánh lăn
- Nơi rèn luyện, bồi dưỡng con người về mặt nào đó
Câu 2: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?
- Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
- Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị
Câu 3: Nội dung câu: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” là gì?
- Khen ngợi trẻ em biết ăn, biết chơi
- Trẻ em là những người nhỏ bé, yếu đuối cần được bảo vệ chăm sóc
- Trẻ em cần được tạo điều kiện ăn, chơi, học tập
- Cả B và C
Câu 4: Tìm từ so sánh trong câu dưới đây?
“Thương người như thể thương thân.”
- Thương người
- Thể
- Như
D.Thương thân
Câu 5: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?
- Hiểu biết
- Tri thức
- Hiểu
- Nhìn thấy
Câu 6: Tính từ nào có thể kết hợp với “…như mực” để tạo thành thành ngữ?
- Tối
- Bẩn
- Sạch
- Đen
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tìm những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ sau và chỉ ra ý nghĩa của việc sử dụng những hình ảnh so sánh đấy?
“Anh đội viên mơ màng.
Như nằm trong giấc mộng.
Bóng Bác cao lồng lộng.
Ấm hơn ngọn lửa hồng.”
Câu 2 (2 điểm): Cho các nghĩa sau của từ chín
(1) (Quả, hạt) ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương vị thơm ngon, trái với xanh
(2) (Thức ăn) được nấu đến mức ăn được, trái với sống
(3) (Sự suy nghĩ) ở mức đầy đủ để có được hiệu quả
(4) (Màu da mặt) đỏ ửng lên
Hãy cho biết nghĩa nào của từ chín được dùng trong các câu sau:
- Vườn cam chín đỏ.
- Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín.
- Ngượng chín cả mặt.
- Cơm sắp chín, có thể dọn cơm được rồi.