Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 2 Thực hành tiếng Việt 2: Biện pháp tu từ; Dấu câu; Đại từ

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 2 Thực hành tiếng Việt 2: Biện pháp tu từ; Dấu câu; Đại từ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 2

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Công dụng của dấu hai chấm là gì?

  1. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp, lời nói của nhân vật, dùng kết hợp với dấu ngoặc kép hoặc trước lời đối thoại dùng kết hợp với dấu gạch ngang
  2. Đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý, hay hiểu theo một ý nghĩa đặc biệt
  3. Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu
  4. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

Câu 2: Đại từ là gì?

  1. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động
  2. Đại từ là từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
  3. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 3: Xác định đại từ trong câu: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ.”

  1. Ai
  2. Chúng tôi, ai
  3. Chúng tôi
  4. Cũng

Câu 4: Đâu là dấu câu có tác dụng trích dẫn lời nói trực tiếp trong bài thơ Mây và sóng?

  1. Dấu hỏi chấm
  2. Dấu chấm phẩy
  3. Dấu hai chấm
  4. Dấu ngoặc kép

Câu 5: Đại từ có mấy loại?

  1. 2 loại
  2. 3 loại
  3. 4 loại
  4. 5 loại

Câu 6: Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu: “Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi và vỗ vào gối mẹ, cười vang” là gì?

  1. Nhấn mạnh hành động hồn nhiên, tràn đầy tình cảm của em bé
  2. Miêu tả hình ảnh các con sóng lăn xa rồi vỗ vào bờ cát
  3. Nhấn mạnh hành động hồn nhiên, tràn đầy tình cảm của em bé. Từ đó, gợi lên hình ảnh em bé hồn nhiên, tinh nghịch vui chơi bên người mẹ hiền từ, thể hiện vẻ đẹp tuyệt vời của tình mẫu tử
  4. Gợi tả một trò chơi đầy thú vị
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Dấu hai chấm là gì? Cho ví dụ về dấu hai chấm trên?

Câu 2 (2 điểm): Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng có tác dụng gì trong văn bản Mây và Sóng?

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Dấu hai chấm trong ví dụ sau được dùng để làm gì?

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.”

  1. Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó
  2. Đánh dấu lời đối thoại
  3. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó
  4. Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó

Câu 2: Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì?

  1. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
  3. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san
  4. Cả ba nội dung trên

Câu 3: Dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau dùng để làm gì:

Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

  1. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
  3. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san
  4. B và C

Câu 4: Đại từ “sao, thế nào” là đại từ dùng làm gì?

  1. Để hỏi
  2. Để trỏ số lượng
  3. Để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc
  4. Để hỏi về người, sự vật

Câu 5: Xác định đại từ trỏ người trong ví dụ sau: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà/ Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”?

  1. Đã
  2. Bác
  3. Bấy lâu
  4. Trẻ

Câu 6: Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?

  1. Ẩn dụ hình thức
  2. Ẩn dụ cách thức
  3. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
  4. Ẩn dụ phẩm chất
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy tìm phép ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây:

  1. “Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình”

  1. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Câu 2 (2 điểm): Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong 2 dòng thơ:

“Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ.

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.”

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay