Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 4 Văn bản 1: Chùm ca dao về quê hương đất nước
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 4 Văn bản 1: Chùm ca dao về quê hương đất nước. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: CHÙM CA DAO VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ca dao là gì?
- Thơ trữ tình dân gian, nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động
- Một ngôi đền nằm bên cạnh Hồ Tây (còn có tên là đền Trấn Vũ, đền Quán Thánh). Đền được xây dựng vào thời Lý, thời Huyền Thiên Trần Vũ, một vị thần trấn giữ hướng bắc của Thăng Long xưa
- Tiếng gà báo canh. Canh là đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh, hai tiếng là một canh
- Tên một huyện của thành Thăng Long xưa, nay là các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần các quận Đống Đa, Ba Đình của Hà Nội
Câu 2: Nghệ thuật nổi bật nhất trong bài ca dao số 3 là gì?
- Ẩn dụ
- So sánh
- Điệp từ, cấu trúc
- Hoán dụ
Câu 3: Bài ca dao thứ hai nói đến thiên nhiên vùng đất nào?
- Lạng Sơn
- Huế
- Ninh Bình
- Thăng Long
Câu 4: Thọ Xương là gì?
- Thơ trữ tình dân gian, nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động
- Một ngôi đền nằm bên cạnh Hồ Tây (còn có tên là đền Trấn Vũ, đền Quán Thánh). Đền được xây dựng vào thời Lý, thời Huyền Thiên Trần Vũ, một vị thần trấn giữ hướng bắc của Thăng Long xưa
- Tiếng gà báo canh. Canh là đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh, hai tiếng là một canh
- Tên một huyện của thành Thăng Long xưa, nay là các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần các quận Đống Đa, Ba Đình của Hà Nội
Câu 5: Dòng nào dưới đây chỉ chứa từ láy?
- La đà, mịt mù, trăng chênh
- La đà, mịt mù, nước non
- La đà, mịt mù, lờ đờ
- La đà, mịt mù, chùa chiền
Câu 6: Câu ca dao nào dưới đây cũng nói về quê hương, đất nước?
- Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
- Núi cao chi lắm núi ơi/ Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
- Còn trời còn nước còn non/ Còn cô bán rượu anh còn say sưa
- Nhà Bè nước chảy phân hai,/ Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bài ca dao số 3 sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu hiệu quả và tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Câu 2 (2 điểm): Ba bài ca dao nói về cảnh sắc, con người ở các vùng miền dọc theo đất nước. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Trong bài ca dao, thể thơ được sử dụng nhiều nhất là thể thơ nào?
- Thơ 6 chữ
- Thơ 7 chữ
- Thơ 8 chữ
- Thơ lục bát
Câu 2: Nội dung chính của đoạn dưới đây:
“Ðường lên xứ Lạng bao xa,
Cách ba quả núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông,
Kìa núi thành Lạng kìa sông Tam Cờ.”
- Bức tranh thiên nhiên xứ Huế
- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ xứ Lạng
- Vẻ đẹp lịch sử của đất nước
- Vẻ đẹp thanh bình của đất nước
Câu 3: Nội dung chính của đoạn sau là gì?
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.”
- Bức tranh thiên nhiên Hồ Tây
- Vẻ đẹp của Tháp Mười
- Bức tranh thiên nhiên thơ mộng xứ Huế
- Bức tranh buổi sáng kinh thành Thăng Long
Câu 4: Những âm thanh nào được nhắc tới trong bài ca dao số 1?
- Tiếng trống, tiếng chuông
- Tiếng chuông, nhịp chày
- Tiếng mõ, tiếng trống
- Tiếng kẻng, nhịp chày
Câu 5: Âm thanh nào được nhắc tới trong Bài ca dao số 3?
- Tiếng hò
- Tiếng chày
- Tiếng đàn
- Tiếng sáo
Câu 6: Các bài ca dao trên thể hiện điều gì?
- Lòng biết ơn với người có công với đất nước
- Lòng yêu mến và niềm tự hào đối với con người Việt Nam
- Biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân đối với quê hương, đất nước
- Tình nghĩa vợ chồng sâu nặng
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Câu ca dao 1 và 3 đã nhắc tới những địa điểm, vùng miền nào và đặc điểm của từng vùng miền đó là gì?
Câu 2 (2 điểm): Cụm “mặt gương Tây Hồ” đã sử dụng biện pháp tu từ gì và tác dụng của biện pháp tu từ đấy?