Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 5 Văn bản 3: Cửu Long Giang ta ơi
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 5 Văn bản 3: Cửu Long Giang ta ơi. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: CỬU LONG GIANG TA ƠI
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Thể thơ trong bài “Cửu Long giang ta ơi” là gì?
- 5 chữ
- Song thất lục bát
- Lục bát
- Tự do
Câu 2: Sông Cửu Long thuộc khu vực nào nước ta?
- Tây Bắc
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Nam Trung Bộ
- Đông Nam Bộ
Câu 3: Đất nước nào được nhắc đến trong khổ thơ thứ 3 của bài?
- Lào
- Campuchia
- Thái Lan
- Trung Quốc
Câu 4: Đâu không phải vai trò của dòng sông Mê Kông với người dân?
- Cung cấp phù sa trồng lúa
- Cung cấp nguồn nước sinh hoạt
- Cung cấp đất phù sa trồng cây ăn quả
- Cung cấp lượng thủy sản
Câu 5: Nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ đầu tiên?
- Điệp ngữ
- Hoán dụ
- So sánh
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 6: Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ/ Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ” là?
- Hoán dụ
- Điệp ngữ
- Câu hỏi tu từ
- So sánh
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tấm bản đồ rực rỡ” trong bài thơ có nghĩa là gì?
Câu 2 (2 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Văn bản “Cửu Long Giang ta ơi” được trích từ tác phẩm nào?
- Cửa biển
- Trời xanh
- Sông núi quê hương
- Cơn bão đã đến
Câu 2: Đoạn sông Mê Kông chảy qua Việt Nam gọi là:
- Sông Tiền
- Sông Hậu
- Sông Mỹ Tho
- Sông Cửu Long
Câu 3: Tác giả đã viết bài thơ theo trình tự thời gian nào?
- Từ quá khứ đến hiện tại
- Từ hiện tại đến quá khứ
- Từ quá khứ đến hiện tại rồi về quá khứ
- Từ hiện tại đến quá khứ rồi về hiện tại
Câu 4: Nghệ thuật nào được sử dụng trong bài thơ là gì?
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất tăng tính chân thực
- Thể thơ tự do với kết cấu đặc biệt cùng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp từ
- Trình tự miêu tả hấp dẫn, thú vị
- Sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng
Câu 5: Trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi, đâu không phải là cảm xúc của cậu học trò nhỏ khi được tiếp xúc với những kiến thức, bài vở mới?
- Hứng thú
- Tim đập mạnh
- Xúc động
- Đau khổ
Câu 6: Đâu không phải là đáp án khắc họa hình ảnh người dân Nam Bộ?
- Chăm chỉ, chịu khó
- Gắn bó với từng mảnh đất
- Khôn ngoan
- Hi sinh để giữ gìn đất nước
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nhan đề văn bản đã gợi cho em những ấn tượng, cảm xúc gì?
Câu 2 (2 điểm): Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?