Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 6 Văn bản 3: Ai ơi mồng 9 tháng 4
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 6 Văn bản 3: Ai ơi mồng 9 tháng 4. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: AI ƠI MỒNG 9 THÁNG 4
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Thời gian chuẩn bị cho Hội Gióng kéo dài trong khoảng thời gian nào?
- Từ 1/3 đến 12/4 (tính theo lịch âm)
- Từ 2/3 đến 6/4 (tính theo lịch âm)
- Từ 1/3 đến 5/4 (tính theo lịch âm)
- Từ 1/3 đến 9/4 (tính theo lịch âm)
Câu 2: Thời tiết trong những ngày Hội Gióng thường sẽ như thế nào?
- Mưa
- Lạnh
- Nắng
- Mát mẻ
Câu 3: Vì sao người dân lại chia đồ tế lễ khi ông hiệu cờ múa cờ?
- Vì họ tin rằng nó sẽ mang lại may mắn cho tất cả mọi người
- Vì họ tin rằng nó sẽ mang lại may mắn cả năm
- Vì họ tin rằng nó sẽ mang lại may mắn cả tháng
- Vì họ tin rằng nó sẽ mang lại may mắn cả cuộc đời
Câu 4: Trong hội trận, 28 cô tướng từ 9 đến 12 tuổi mặc tướng phục đẹp tượng trưng cho điều gì?
- Quân ta
- Ông mục đồng
- Quân địch
- Ông tiểu cổ
Câu 5: Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?
- Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm
- Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước
- Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy
- Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm
Câu 6: Lễ hội thánh Gióng mang lại ý nghĩa gì?
- Chứng kiến những thao tác thuần thục, mang tính biểu trưng và nghệ thuật cao
- Cảm nhận về các mối quan hệ theo nhiều chiều: cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô,...
- Tài sản vô giá lưu truyền mãi về sau
- Tất cả các đáp án trên
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm ?
Câu 2 (2 điểm): Thông qua việc tổ chức lễ hội Gióng, em cảm nhận được Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
C |
D |
B |
C |
A |
D |
- Phần tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Giá trị nội dung: Là văn bản thuyết minh về Hội Gióng. Người viết cung cấp những thông tin như thời gian, địa điểm, ý nghĩa và đặc biệt là các nghi thức độc đáo - Giá trị nghệ thuật: Số liệu chính xác, lời văn chân thực, cô đọng |
1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Hình ảnh của Gióng cho thấy quan niệm của nhân dân về người anh hùng => Có ngoại hình, sức mạnh phi thường - Sau khi đánh tan quân giặc, Thánh Gióng “một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời” => Thánh Gióng đã được tác giả dân gian bất tử hóa |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Ai ơi mồng 9 tháng 4 là văn bản thuộc thể loại?
- Văn bản thông tin
- Truyện ngắn
- Văn bản nghị luận
- Kịch
Câu 2: Tác giả của văn bản là ai?
- Thái Bá Dũng
- Hà My
- Anh Thư
- Đỗ Bích Thúy
Câu 3: Ai ơi mồng 9 tháng 4 là văn bản thuyết minh về?
- Một thắng cảnh
- Một món ăn
- Một lễ hội
- Một đồ vật
Câu 4: Câu ngạn ngữ “Nắng ông Từa, mưa ông Gióng” được hiểu là gì?
- Vào hội thánh Từa thì có mưa, vào hội Gióng thì có nắng
- Vào hội thánh Từa thì có nắng, vào hội Gióng thì có mưa
- Nắng mưa là chuyện của thời tiết
- Ông Từa tạo ra nắng, ông Gióng tạo ra mưa
Câu 5: Lễ hội Gióng còn có tên gọi khác là gì?
- Hội làng Kẻ Chợ
- Hội làng Phù Dực
- Hội làng Đổng Viên
- Hội làng Phù Đổng
Câu 6: Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Từ xưa, người Kẻ Chợ đã có câu ngạn ngữ: “Nắng ông Từa, mưa ông Gióng”. Có nghĩa là cứ vào ngày hội thánh Tửa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7 tháng 3 âm lịch thì thế nào cũng nắng to; còn vào hội Gióng, mồng 9 tháng 4 âm lịch thì có mưa, vì bắt đầu mùa mưa dông. Lễ hội Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.”
- Giới thiệu về lễ hội Gióng
- Nêu lên thời gian, đặc điểm và diễn biến buổi lễ
- Ý nghĩa của lễ hội Gióng
- Tất cả các đáp án trên
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tìm và liệt kê các hình ảnh, hoạt động trong lễ hội được tác giả bài viết giải thích rõ ý nghĩa tượng trưng?
Câu 2 (2 điểm): Theo tác giả bài viết, lễ hội Gióng có ý nghĩa, giá trị gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
A |
C |
C |
B |
D |
A |
- Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Mồng 8 có lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng => Tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc - Mồng 9 vào chính hội có múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân => Tượng trưng cho cảnh Thánh Gióng đánh giặc tại cánh đồng, có 28 đạo quân thù, có đạo quân mục đồng - Ngày 12 có lễ rước cờ => Tượng trưng cho báo tin chiến thắng với trời đất |
0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Là dịp diễn ra những nghi thức lễ với thao tác thuần thục, mang tính nghệ thuật và biểu trưng cao - Là dịp để mỗi người Việt Nam cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều: cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô,... => Tất cả đều là những giá trị văn hóa được lưu giữ mãi mai sau trong cộng đồng dân tộc Việt Nam |
0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm |