Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 7 Văn bản 2: Cây khế

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 7 Văn bản 2: Cây khế. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: CÂY KHẾ

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Từ khi có vợ, người anh thay đổi như thế nào?

  1. Trở nên chăm chỉ hơn
  2. Trở nên lười biếng
  3. Tính tình cục cằn
  4. Trở nên tham lam

Câu 2: Chim thần đã nói câu “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng” mấy lần với vợ chồng người em?

  1. 1 lần
  2. 2 lần
  3. 3 lần
  4. 4 lần

Câu 3: Khi thấy em trở nên giàu có, người anh đã làm gì?

  1. Người anh đòi người em cho mình cây khế
  2. Người anh bí mật giăng bắt chim
  3. Người anh gạ đổi gia sản lấy túp lều và cây khế
  4. Người anh chặt cây khế đi

Câu 4: Qua việc may túi theo lời chim dặn và được chim đưa đi lấy vàng ở đảo xa, người em đã thể hiện...

  1. Là một người dại dột
  2. Là một người có khao khát giàu sang
  3. Là một người ham được đi đây đi đó
  4. Là một người trung thực

Câu 5: Dòng nào dưới đây đúng với ý nghĩa có thể rút ra từ truyện “Cây khế”:

  1. Tham một miếng, tiếng cả đời
  2. Tham một bát bỏ cả mâm
  3. Tham thì thâm
  4. Tham vàng bỏ ngãi

Câu 6: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

  1. Ai chăm chỉ, tốt bụng sẽ gặp được điều tốt lành
  2. Những kẻ xấu xa, tham lam sẽ tự gây họa cho bản thân
  3. Kẻ xấu xa, tham lam vẫn sẽ gặp điều tốt lành
  4. Cả A và B đều đúng
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hành động của hai anh em khi được chim thần bảo may túi đi lấy vàng là gì?

Câu 2 (2 điểm): Theo em tại sao câu chuyện lại để là tiêu đề “Cây khế” chứ không phải tên nhân vật chính như chuyện Thạch Sanh?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

C

C

D

C

D

  1. Phần tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Người anh:

+ Nịnh nọt người em đổi hết tài sản lấy cây khế

+ May túi 12 gang

+ Cố vơ vét hết vàng trên đảo

- Người em:

+ May túi ba gang, lấy vàng trên đảo

+ Sẵn sàng chia sẻ cây khế với anh

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Cây khế là:

+ Một sự vật quan trọng nhất tạo nên tình huống chính của câu chuyện

+ Đặt 2 nhân vật chính (người anh - người em) vào trong đó để xử lý vấn đề

=> Nhìn ra bản chất con người, lối suy nghĩ và đạo đức

=> Cùng một tình huống giống nhau nhưng dựa vào cách cư xử của mỗi người sẽ tạo nên số phận riêng của họ

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

 

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Cây khế là văn bản thuộc thể loại?

  1. Truyền thuyết
  2. Truyện ngắn
  3. Cổ tích
  4. Tiểu thuyết

Câu 2: Cây khế là văn bản kể về gì?

  1. Nguồn gốc hình thành cây khế
  2. Anh hùng diệt trừ cái ác
  3. Người có thân thế kì lạ
  4. Chuyện của một gia đình

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?

“Người anh chia cho em được một gian nhà lụp xụp ở trước cửa có một cây khế ngọt. Còn người anh có bao nhiêu ruộng cho làm rõ và ngồi hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ca thán, lại cho là đần độn và không đi lại với em nữa.”

  1. Người em được chim trả vàng
  2. Cách phân chia gia tài của người anh
  3. Người anh bị chim trừng phạt
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Trong truyện, người em đã phản ứng thế nào khi bị anh giành hết tài sản?

  1. Không trách oán, giận hờn
  2. Cắt đứt quan hệ với anh
  3. Đấu tranh đòi lại tài sản
  4. Căm ghét, hận thù anh suốt đời

Câu 5: Đâu không phải ý nghĩa câu chuyện Cây khế?

  1. Ca ngợi người hiền lành, nhân hậu
  2. Thể hiện ước mơ của nhân dân về công bằng
  3. Thể hiện ước mơ của nhân dân về anh hùng
  4. Phê phán người tham lam, kẻ ác

Câu 6: Truyện đã gửi gắm chúng ta bài học gì?

  1. Sự đoàn kết, yêu thương anh em, gia đình
  2. Đề cao lòng nhân ái của con người
  3. Thể hiện tư tưởng ở hiền gặp lành
  4. Tất cả các đáp án trên
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Theo em, đâu là nhân vật chính trong tác phẩm? Tính cách của nhân vậy đấy là gì?

Câu 2 (2 điểm): Em hãy tìm kiếm những từ ngữ miêu tả không gian và thời gian trong truyện?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

D

B

A

C

D

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Nhân vật chính trong tác phẩm là người anh và người em trong một gia đình:

+ Người em - chính diện: nhân hậu, chăm chỉ làm ăn, có tấm lòng rộng lượng

+ Người anh - phản diện: mưu đồ lấy hết gia sản, tham lam và lười biếng

=> Hai nhân vật có chung xuất thân nhưng lại có tính cách trái ngược nhau, cùng đặt trong chuỗi tình huống giống nhau mỗi người sẽ có những cách ứng xử trái ngược nhau

=> Kết quả khác nhau

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,75 điểm

0,25 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Từ ngữ:

+ Thời gian: ngày xửa ngày xưa

+ Không gian: ở một nhà kia

- Ý nghĩa: có ý phiếm chỉ không gian, thời gian xảy ra câu chuyện, nhằm đưa người đọc vào thế giới hư cấu thuận lợi hơn

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay