Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 8 Văn bản 2: Hai loại khác biệt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 8 Văn bản 2: Hai loại khác biệt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: HAI LOẠI KHÁC BIỆT

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ai là người đã thực sự khác biệt?

  1. Nhân vật “tôi”
  2. Bạn nữ nhào lộn trong phòng
  3. Bạn J
  4. Bạn K

Câu 2: Nhân vật “tôi” trong văn bản đã quyết định tỏ ra khác biệt bằng cách nào?

  1. Để kiểu tóc kì quặc
  2. Làm trò quái đản với trang sức
  3. Làm trò quái đản với phần trang điểm
  4. Mặc một bộ trang phục kì dị

Câu 3: Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?

  1. Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản nổi loạn của bản thân trước nay không được thể hiện trước những người xung quanh
  2. Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh
  3. Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản mà bản thân muốn theo đuổi và trở thành
  4. Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản mà bản thân không yêu thích để hiểu phiên bản đó hơn

Câu 4: Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?

  1. Vì J không hề tỏ ra khác biệt
  2. Vì bất cứ khi nào J được giáo viên gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi với giọng hoàn toàn chân thành
  3. Vì J đã chọn loại khác biệt vô nghĩa
  4. Cả B và C đều đúng

Câu 5: Vì sao tác giả cho rằng sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp là “vô nghĩa”?

  1. Vì số đông các bạn trong lớp chẳng có gì khác biệt
  2. Vì sự khác biệt của số đông các bạn không tạo ra được một điều gì có nghĩa
  3. Vì sự khác biệt của J có ý nghĩa hơn
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 6: Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất nào sau đây?

  1. Tự tin, dũng cảm, có bản lĩnh
  2. Tự tin, dũng cảm, liều lĩnh
  3. Chọn những cách dễ dàng, không tốn chút tâm sức
  4. Chọn những cách khó khăn, tốn rất nhiều tâm sức
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): J đã thể hiện sự khác biệt của mình như thế nào?

Câu 2 (2 điểm): Hai loại khác biệt tác giả chia ra là gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

D

B

B

D

A

  1. Phần tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- J ăn mặc bình thường, trông hệt như ngày thường

- Cậu đã làm cho mình khác biệt bằng cách giơ tay xung phong phát biểu một cách từ tốn, dõng dạ và lễ độ

=> Khác với thường ngày J là người ít nói, có chút quái dị nhưng không quá đặc biệt và nổi tiếng

0,5 điểm

1 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Một loại là khác biệt vô nghĩa: dẫn chứng là các bạn trong lớp học khi cố thay đồ quần áo, kiểu tóc

=> Sau đó sẽ không ai còn nhớ gì

- Một loại là sự khác biệt có ý nghĩa: dẫn chứng là bạn J bạn thay đổi về thái độ, xung phong phát biểu,...

=> Để lại ấn tượng tốt khiến cho mọi người nhớ đến sâu sắc

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

 

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Hai loại khác biệt là văn bản thuộc thể loại?

  1. Tiểu thuyết
  2. Truyện ngắn
  3. Hồi ký
  4. Kịch

Câu 2: Ngôi kể nào được sử dụng trong văn bản?

  1. Ngôi thứ nhất
  2. Ngôi thứ hai
  3. Ngôi thứ ba
  4. Ngôi thứ tư

Câu 3: Trong văn bản, giáo viên đưa ra cho cả lớp bài tập gì?

  1. Trong 12h trở nên khác biệt với mọi người
  2. Trong 12h trở nên hòa đồng với mọi người
  3. Trong 24h trở nên khác biệt với mọi người
  4. Trong 24h trở nên hòa đồng với mọi người

Câu 4: Ý nào sau đây không phải là sự khác biệt mà các bạn học sinh trong lớp đã lựa chọn?

  1. Mặc quần áo quái lạ
  2. Để kiểu tóc kì quặc
  3. Nhào lộn trong phòng ăn trưa
  4. Tụ tập chơi nhạc cụ

Câu 5: Trong văn bản, nhân vật J có tính cách như thế nào?

  1. Thích chơi trội
  2. Ít nói, không có gì đặc biệt
  3. Cá tính, ấn tượng
  4. Hài hước, hòa đồng

Câu 6: Hành động về sau của đám học sinh khi thấy sự khác biệt của J là gì

  1. Nể phục
  2. Bất ngờ
  3. Cười chê
  4. Chế giễu
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Những chi tiết nào trong truyện thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp?

Câu 2 (2 điểm): Theo em, giữa việc tác giả kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

A

C

D

B

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Nhiều bạn sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính: mặc quần áo quái lạ

- 1 số bạn để kiểu tóc kì quặc

- 1 số khác làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm

- 1 số bạn tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý

- 1 nhóm con gái nắm tay nhau, vừa đi dọc hành lang vừa cười vừa như trẻ mẫu giáo

- 1 bạn nữ, 1 vận động viên đã nhào lộn trong phòng ăn trưa

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Việc rút ra bài học từ câu chuyện là điều quan trọng hơn

- Giải thích:

+ Việc kể lại câu chuyện chỉ chiếm một phần của văn bản,

+ Nó chỉ đóng vai trò là dẫn chứng để đưa ra những chiêm nghiệm, bài học đúc rút ở cuối bài

=> Phần rút ra bài học đó mới làm nên giá trị, ý nghĩa của tác phẩm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay