Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 9 Thực hành tiếng Việt 1: Văn bản và đoạn văn
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 9 Thực hành tiếng Việt 1: Văn bản và đoạn văn. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Chức năng của đoạn văn trong văn bản là gì?
- Mở đầu văn bản
- Trình bày một khía cạnh nào đó của nội dung chính
- Kết thúc văn bản hoặc mở rộng, liên kết vấn đề
- Có thể mở đầu văn bản, trình bày một khía cạnh nào đó của nội dung chính, kết thúc văn bản hoặc mở rộng, liên kết vấn đề
Câu 2: Văn bản là gì?
- Văn bản là một đơn vị giao tiếp, có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức
- Văn bản là một đơn vị giao tiếp, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói
- Văn bản được dùng để trao đổi thông tin, trình bày suy nghĩ, cảm xúc,…
- Văn bản là một đơn vị giao tiếp, có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói, được dùng để trao đổi thông tin, trình bày suy nghĩ, cảm xúc…
Câu 3: Văn bản “Trái Đất – cái nôi của sự sống” thuộc loại văn bản nào?
- Văn bản nghị luận
- Văn bản thông tin
- Văn bản tự sự
- Văn bản miêu tả
Câu 4: Đâu là các bộ phận cấu tạo của văn bản thông tin?
- Nhan đề, sa-pô, các đoạn văn
- Nhan đề, sa-pô, đề mục, các đoạn văn
- Nhan đề, sa-pô, đề mục, các đoạn văn, tranh minh họa
- Nhan đề, đề mục, các đoạn văn
Câu 5: Thế nào là đoạn văn?
- Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản
- Là đơn vị nhỏ nhất tạo nên câu và văn bản
- Là đơn vị cần thiết nhất để tạo nên câu chuyện
- Cả B và C đúng
Câu 6: Có thể căn cứ vào yếu tố nào để phân loại văn bản?
- Dựa vào sự có mặt của các phương tiện phi ngôn ngữ
- Dựa vào những nhu cầu giao tiếp
- Dựa vào chức năng chính của văn bản
- Cả A, B, C đều đúng
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Liệt kê và phân loại những văn bản em học được từ đầu kì 2 đến giờ?
Câu 2 (2 điểm): Hãy nêu chức năng trong mục Trái Đất trong hệ Mặt Trời (Trái Đất - cái nôi của sự sống)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
D |
D |
B |
C |
A |
D |
- Phần tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Văn bản thông tin: Trái đất - Cái nôi của sự sống; Ai ơi mồng 9 tháng 4 - Văn bản nghị luận: Xem người ta kia kìa; Hai loại khác biệt - Văn bản văn học: Thánh Gióng; Sơn Tinh - Thủy Tinh; Thạch Sanh; Cây khế; Vua chích chòe |
0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Thứ tự: Đoạn đầu - Điểm mở đầu - điểm kết thúc: Trái đất là một trong tám hành tinh...hết trọn một năm (365,25 ngày) - Ý chính: Trái Đất nằm trong hệ mặt trời - Chức năng: Nêu ra những thông tin cơ bản về Trái Đất |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mình muốn bay trở lên cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.”
Câu 1: Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?
- Song hành
- Bổ sung
- Diễn dịch
- Quy nạp
Câu 2: Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?
- Giữa đoạn
- Cuối đoạn
- Đầu đoạn
- Cả đầu và cuối đoạn
Câu 3: Đâu là câu chủ đề của đoạn văn trên?
- Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng
- Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất
- Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mình muốn bay trở lên cành
- Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
Câu 4: Với đoạn văn trên, nhận xét nào nói đúng nhất quan hệ ý nghĩa của các câu trong đoạn văn với nhau và với câu chủ đề?
- Bổ sung ý nghĩa cho nhau
- Bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa
- Cùng làm rõ nội dung ý nghĩa của câu chủ đề
- Gồm B và C
Câu 5: Từ như thế nào thì có thể coi là từ ngữ chủ đề của đoạn văn?
- Được đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn
- Thường được dùng để làm đề mục hoặc được lặp đi lặp lại nhiều lần
- Cả A, B đều đúng
- Cả A, B đều sai
Câu 6: Nêu hình thức của một đoạn văn?
- Bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng
- Do nhiều câu văn tạo thành
- Có từ ngữ và có câu thể hiện chủ đề
- Cả A, B, C đều đúng
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Đặc điểm của loại văn bản thông tin thuật lại một sự kiện được thể hiện qua văn bản “Ai ơi mồng 9 tháng 4” như thế nào?
Câu 2 (2 điểm): Em hãy nêu những phần mục cụ thể của văn bản “Trái Đất - cái nôi của sự sống”?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
B |
C |
A |
D |
B |
D |
- Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại - Nêu được bối cảnh không gian, thời gian của sự kiện - Thuật lại được diễn biến các sự việc theo trình tự hợp lí - Tập trung vào được một số chi tiết tiêu biểu, ấn tượng - Nêu được cảm nghĩ của người viết về sự kiện được thuật |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Trái đất trong hệ Mặt Trời - “Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất - Trái Đất - nơi cư ngụ của muôn loài - Con người trên Trái Đất - Tình trạng Trái Đất hiện ra sao? |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |