Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 9 Thực hành tiếng Việt 2: Từ mượn
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 9 Thực hành tiếng Việt 2: Từ mượn. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 2
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đâu là phát biểu đúng nhất về từ mượn?
- Từ mượn là từ của tiếng nước ngoài
- Từ mượn là từ tiếng Hán được nhập vào tiếng Việt
- Từ mượn là từ của tiếng nước ngoài được nhập vào tiếng Việt
- Từ mượn là từ của tiếng nước ngoài (đặc biệt là tiếng Hán) được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị sự vật. hiện tượng, đặc điểm,... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị
Câu 2: Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?
- Tiếng Hán
- Tiếng Pháp
- Tiếng Anh
- Tiếng Nga
Câu 3: Các từ: pê-đan, ten-nít, tuốc-nơ-vít, gác-đờ-xen là từ mượn tiếng nước nào?
- Nhật
- Pháp
- Trung Quốc
- Anh
Câu 4: Từ nào dưới đây không phải từ Hán Việt?
- Khôi ngô
- Chăm chỉ
- Tuấn tú
- Phúc đức
Câu 5: Việc vay mượn các từ ở những ngôn ngữ khác có tác dụng gì?
- Làm giàu có, phong phú thêm cho tiếng Việt
- Làm mất đi tính hệ thống và tính hoàn chỉnh của tiếng Việt
- Làm thay đổi cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt
- Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt
Câu 6: Cần chú ý điều gì khi mượn tiếng nước ngoài?
- Không lạm dụng từ mượn
- Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh nói (viết)
- Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ trước khi sử dụng
- Tất cả các đáp án trên
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nhận biết từ mượn tiếng Hán? Cho một số ví dụ về tự mượn tiếng Hán?
Câu 2 (2 điểm): Làm cách nào để giải thích được các từ Hán Việt?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
D |
A |
B |
B |
A |
D |
- Phần tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Các từ một tiếng trong tiếng Việt dù là mượn tiếng Hán đều được coi là từ thuần Việt - Trong những từ mượn tiếng Hán có hai loại: mượn từ đơn và mượn từ phức. Ví dụ : + đầu, vua, chúa, tùng, trúc, cúc, mai,… + giang sơn, hải cảng, tham quan, quốc gia,... |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Muốn giải thích được từ Hán Việt ta tìm nghĩa của từng tiếng rồi ghép chúng lại Ví dụ: hải quân: hải là biển, quân là quân đội, hải quân là quân đội canh biển. - Khi một từ phức Hán Việt có các tiếng là những từ đơn tạo thành ta chỉ cần đảo ngược trật tự là hiểu được nghĩa của từ đó. Ví dụ: cao điểm là điểm cao |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt?
- Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt
- Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức
- Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới
- Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác
Câu 2: Cho các từ: pa-ra-pôn, in-ter-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào?
- Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha
- Từ mượn tiếng Pháp
- Từ mượn tiếng Anh
- Từ mượn tiếng Ấn Độ
Câu 3: Gia nhân, gia tài, địa chủ là những từ:
- Mượn tiếng Pháp
- Mượn tiếng Nga
- Mượn tiếng Hán
- Không đi mượn
Câu 4: Trong đoạn trích sau, từ nào là từ Hán Việt?
“Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”
- Lưỡi búa
- Gia tài
- Khôn lớn
- Gốc đa
Câu 5: Cách nhận biết từ mượn tiếng Âu là gì?
- Được Việt hóa gần như hoàn toàn, nhất là các từ đơn và có cả từ ghép
- Các từ một tiếng trong tiếng Việt dù là mượn tiếng Âu đều được coi là từ thuần Việt
- Cả A, B đều sai
Câu 6: Nếu lạm dụng từ mượn sẽ gây là hậu quả gì?
- Gây ra khó hiểu cho người xung quanh
- Gây ra cảm giác khó chịu cho người nghe người đọc
- Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt
- Tất cả các đáp án trên
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống sao cho thích hợp:
- báu vật/của quý
- Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ...khác.
- Lê Lợi cầm gươm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người không biết đó là...
- chết/từ trần
- Ông của Lan đã... đêm qua.
- Con chó nhà tớ ăn phải bả, đã... từ tuần trước.
Câu 2 (2 điểm): Em hãy tìm trong văn bản: “Các loài sống chung với nhau như thế nào?” các từ mượn tiếng Hán và tiếng Anh. Giải tích nghĩa của các từ đấy
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
D |
C |
C |
B |
A |
D |
- Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
a. - Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý khác. - Lê Lợi cầm gươm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người không biết đó là báu vật. b. - Ông của Lan đã từ trần đêm qua. - Con chó nhà tớ ăn phải bả, đã chết từ tuần trước. |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Tiếng Hán: + Vua: người đứng đầu một đất nước + Đối thoại: trò chuyện, trao đổi - Tiếng Anh: + Xim-ba; Mu-pha-sa: tên nhân vật được Việt hóa bằng dấu gạch ngang trong truyện Vua Sư Tử + Biome (bai ôm): tập hợp sinh vật cùng môi trường sống mang những nét đặc thù riêng thường được dịch ra là khu sinh học |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |