Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 chân trời Bài 9: Hô hấp ở động vật
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 chân trời sáng tạo Bài 9: Hô hấp ở động vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 9: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hô hấp ở động vật là?
- Quá trình lấy CO2 liên tục từ môi trường cung cấp cho tế bào, tạo năng lượng cho hoạt động sống, và thải O2 từ quá trình chuyển hóa ra ngoài
- Quá trình lấy O2 liên tục từ môi trường cung cấp cho tế bào, tạo năng lượng cho hoạt động sống, và thải CO2 từ quá trình chuyển hóa ra ngoài.
- Quá trình lấy O2 liên tục từ con người cung cấp cho tế bào, tạo năng lượng cho hoạt động sống, và thải CO2 từ quá trình chuyển hóa ra ngoài
- Quá trình lấy CO2 liên tục từ con người cung cấp cho tế bào, tạo năng lượng cho hoạt động sống, và thải O2 từ quá trình chuyển hóa ra ngoài
Câu 2: Ở người, phần bao quanh phế nang là?
- Hệ thống thần kinh
- Hệ thống động mạch
- Hệ thống tính mạch
- Hệ thống mao mạch
Câu 3: Ở chim có mấy túi khí?
- 9
- 6
- 12
- 8
Câu 4: Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở
- mang
- bề mặt toàn cơ thể
- phổi
- các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang,…
Câu 5: Côn trùng trao đổi khí qua?
- Phế nang
- Ống khí
- Mang
- Da
Câu 6: __________ không phải là một tính năng đặc trưng của bề mặt hô hấp
- Lớn
- Khô
- Thấm
- Ẩm
Câu 7: Điểm khác nhau về cấu tạo phổi của chim so với động vật trên cạn khác là
- phế quản phân nhánh nhiều
- có nhiều phế nang
- khí quản dài
- có nhiều ống khí
Câu 8: Động vật có phổi không hô hấp được dưới nước vì
- nước tràn vào đường dẫn khí, cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được
- phổi không hấp thu được O2 trong nước
- phổi không thải được CO2 trong nước
- cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước
Câu 9: Lên núi cao có thể gây say độ cao ở nam giới. Nguyên nhân chính cho điều này là _______
- Giảm áp suất riêng phần của oxy
- Giảm tỷ lệ oxy trong không khí
- Giảm hiệu suất của hemoglobin
- Dư thừa CO2 trong máu
Câu 10: Hô hấp ở động vật nào sau đây không xảy ra với cơ quan hô hấp nào?
- Ếch
- Cá
- Giun đất
- Gián
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Động vật có vú và con người trao đổi khí qua?
- Da
- Phổi
- Mang
- Ống khí
Câu 3: Những hình thức trao đổi khí?
- Qua da, phổi, ống khí, mang, bề mặt cơ thể
- Qua da, phổi, ống khí, mang, tua khí
- Qua da, phổi, ống khí, mang
- Qua da, phổi, ống khí, mang, lông
Câu 3: Lưỡng cư trao đổi khí qua?
- Da
- Da và phổi
- Phổi
- Ống khí
Câu 4: Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là?
- Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn
- Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua
- Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp
- Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn
Câu 5: Trao đổi khí ở phổi thực chất là?
- Sự hô hấp ngoài
- Sự hô hấp trong
- Quá trình hô hấp nội bào
- Quá trình thải khí độc
Câu 6: Ở bò sát, chim và thú, sự thông khí ở phổi chủ yếu nhờ
- sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng
- các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích khoang bụng và lồng ngực
- sự vận động của các chi
- sự vận động của toàn bộ hệ cơ
Câu 7: Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim được thực hiện nhờ sự
- vận động của đầu
- vận động của cổ
- co dãn của túi khí
- di chuyển của chân
Câu 8: Cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn vì
- diện tích trao đổi khí còn rấ nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được
- độ ẩm trên cạn thấp
- không hấp thu được O2 của không khí
- nhiệt độ trên cạn cao
Câu 9: Sau khi một con chó ăn thức ăn, bước nào trong ba bước này xảy ra cuối cùng ?
- Năng lượng từ thức ăn được sử dụng để hoạt động trong các tế bào của chó.
- Các nguyên tử trong phân tử thực phẩm được sắp xếp lại bằng các phản ứng hóa học bên trong tế bào, giải phóng năng lượng
- Các phân tử thức ăn lớn bị phá vỡ thành các phân tử nhỏ hơn trong hệ tiêu hóa của chó.
- Cả B và C đều đúng.
Câu 10: Quá trình trao đổi khí ở côn trùng diễn ra như thế nào?
- Côn trùng sử dụng da làm bề mặt trao đổi khí; máu được lưu thông gần da và lấy oxy và giải phóng carbon dioxide.
- Chúng có mang giống như lông vũ, qua đó máu và nước chảy theo cơ chế ngược dòng để trao đổi khí hiệu quả.
- Côn trùng có phổi nguyên thủy, được gọi là phổi sách, là một loạt các tấm bên trong cung cấp bề mặt trao đổi khí giữa máu và không khí.
- Côn trùng có khí quản mang không khí vào sâu trong cơ thể, nơi diễn ra quá trình trao đổi chất trực tiếp với các mô
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Hô hấp ở động vật là gì? Phân tích vai trò của hô hấp đối với động vật?
Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao không khí lạnh lại gây khó chịu cho đường hô hấp của con người và động vật?
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Phân tích hình thức trao đổi khí qua mang?
Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao động vật sống trong môi trường nước lại phải có một hệ thống hô hấp khác biệt so với động vật sống trên cạn?
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Động vật thủy sinh như cá,… thực hiện trao đổi khí qua?
- Ống khí
- Mang
- Phổi
- Da
Câu 2: Điều nào sau đây không phải là cách để tăng hiệu quả của hệ hô hấp?
- tăng diện tích bề mặt có sẵn để khuếch tán khí
- giảm quãng đường các chất khí phải khuếch tán
- tăng chênh lệch nồng độ khí trong và ngoài hệ thống
- làm khô hệ thống để khí không phải khuếch tán qua nước
Câu 3: Mô tả nào dưới đây về quá trình trao đổi khí ở chim là không đúng?
- Không khí lưu thông theo một chiều nhất định kể cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra nên không có khí đọng trong phổi.
- Sự lưu thông khí qua phổi được thực hiện nhờ sự co dãn của cơ hoành và các cơ hô hấp khác làm thay đổi thể tích lồng ngực.
- Sự trao đổi khí diễn ra liên tục giữa máu trong mao mạch phổi với không khí giàu O2 lưu thông trong ống khí.
- Trong quá trình trao đổi khí một lượng khí hít vào ở đầu chu kì 1 phải đến cuối chu kì 2 mới ra khỏi cơ thể.
Câu 4: Một phần lớn oxy không được sử dụng trong máu người ngay cả sau khi được các mô cơ thể hấp thụ. Oxy ___________
- giúp giải phóng nhiều oxy hơn đến các mô
- tăng pCO2 của máu lên 75mm Hg
- hoạt động như một chất dự trữ trong quá trình tập luyện cơ bắp
- đủ để duy trì độ bão hòa oxyhemoglobin ở 96%
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Lợi ích của tập thể dục với hô hấp?
Câu 2: Làm thế nào động vật có thể thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau đối với hệ thống hô hấp?
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khi hiệu quả nhất?
- phổi của chim
- phổi của bò sát
- phổi và da của ếch nhái
- da của giun đất
Câu 2: Khí đi qua thành phế nang bằng
- thẩm thấu
- bay hơi
- khuếch tán
- lên men.
Câu 5: Điều nào sau đây giải thích đúng nhất về cách khỉ có thể trao đổi khí với môi trường và cung cấp oxy đi khắp cơ thể?
- Khỉ có các tế bào mà cấu trúc gen có thể thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh, chẳng hạn như việc con vật đang thở trong môi trường oxy cao hay thấp.
- Khỉ có hệ thống các tế bào chuyên biệt, chẳng hạn như những tế bào tạo nên các mô trong hệ thống tuần hoàn và hô hấp, giúp nó thực hiện các chức năng này.
- Một con khỉ thực hiện trao đổi khí thông qua một loạt các hệ thống dự phòng, vì vậy nếu một hệ thống bị thương, hệ thống khác sẽ thế chỗ.
- Cả A và B đều đúng.
Câu 6: Trong quá trình hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 diễn ra như thế nào?
- Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chỉ nhờ dịch mô.
- Sự vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và O2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
- Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp (mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
- Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chỉ nhờ máu.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Các hình thức trao đổi khí ở động vật?
Câu 2. Làm thế nào tia cá mập thích nghi với việc hô hấp trong nước?
=> Giáo án Sinh học 11 chân trời bài 9: Hô hấp ở động vật