Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 chân trời Bài 27: nguyên sinh vật

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 chân trời Bài 27: nguyên sinh vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 27: NGUYÊN SINH VẬT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Quan sát hình và cho biết nguyên sinh vật có hình dang gì?

  • A. Hình cầu
  • B. Hình thoi
  • C. Hình giày
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2. Cấu tạo của nguyên sinh vật gồm

  • A. (1) màng tế bào (2) chất tế bào  (3) nhân tế bào  (4) lục lạp
  • B. (1)thành  tế bào (2) chất tế bào  (3) nhân tế bào  (4) lục lạp
  • C. (1) màng tế bào (2) chất tế bào  (3) vùng nhân tế bào  (4) lục lạp
  • D. (1) màng tế bào (2) chất tế bào  (3) nhân tế bào  (4) hạt dự trữ

Câu 3. Nguyên sinh vật là gì?

  • A. Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi
  • B. Là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, kích thước hiển vi
  • C. Là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi
  • D. Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi

Câu 4. Vật chủ của những kí sinh trùng thường là

  • A.con người.
  • B.con người, động vật và thực vật.
  • C.động vật.
  • D.thực vật.

Câu 5. Nấm nhầy thuộc giới

  • A. Nấm.
  • B. Động vật.           
  • C. Nguyên sinh. 
  • D. Thực vật.

Câu 6. Nhóm nào dưới đây gồm toàn những động vật nguyên sinh có chân giả?

  • A. Trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng lỗ.
  • B. Trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng lỗ.
  • C. Trùng kiết lị, trùng roi xanh, trùng biến hình.
  • D. Trùng giày, trùng kiết lị, trùng sốt rét.

Câu 7. Vì sao chúng ta cần nấu chín thức ăn, đun sôi nước uống và rửa sạch các loại thực

phẩm trước khi sử dụng?

  • A. Để thực phẩm được ngon miệng hơn
  • B. Để làm sạch dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong các loại thực phẩm
  • C. Để ngăn ngừa nhiễm bệnh từ vi khuẩn, trứng giun, sán
  • D. Để thực phẩm nhìn đẹp mắt hơn 

Câu 8. Đặc điểm nào đúng khi nói về tảo lục?

  • A. Tế bào có lục lục chứa diệp lục.
  • B. Sống kí sinh trong cơ thể người.
  • C. Di chuyển bằng roi bơi.
  • D. Bắt mồi bằng chân giả.

Câu 9.  Trong kĩ thuật chuẩn bị ao nuôi thủy sản, người nuôi thường tiến hành gây màu

nước ao. Màu nước ao lí tưởng là màu xanh lơ. Do đâu nước ao có màu đó?

  • A.Do sự xuất hiện của tảo lục đơn bảo trong nước.
  • B.Do ao không đủ sạch.
  • C.Do nước bị ô nhiễm.
  • D.Cả 3 phương án trên

Câu 10. Vật trung gian truyền bệnh sốt rét là loài động vật nào?

  • A. Ruồi giấm   
  • B. Muỗi Anopheles                        
  • C. Chuột bạch                 
  • D. Bọ chét 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDACBC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBCAAB



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Kí sinh trùng là

  • A. Những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, sống nửa kí sinh trên cơ thể vật chủ.
  • B. Những sinh vật thuộc nhóm nguyên sinh vật.
  • C. Những sinh vật có kích thước nhỏ bé, sống cộng sinh với những sinh vật khác
  • D. Những sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác, chúng sử dụng chất sinh dưỡng của vật chủ để duy trì sự sống.

Câu 2. Nguyên sinh vật dưới đây có tên là:

  • A. Trùng roi
  • B. Trùng giày
  • C. Tảo lục
  • D. Trùng biến hình

Câu 3.  Loài sinh vật nào dưới đây không thuộc giới Nguyên sinh vật?

  • A. Nấm nhày       
  • B. Trùng roi         
  • C. Tảo lục           
  • D. Phẩy khuẩn 

Câu 4. Biện pháp nào dưới đây không giúp chúng ta phòng tránh bệnh sốt rét?

  • A. Ngủ màn                   
  • B. Diệt bọ gậy
  • C. Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên                 
  • D. Phát quang bụi rậm 

Câu 5. Nguyên sinh vật đa dạng về hình dạng, một số có hình dạng không ổn định như

  • A. rong.
  • B. trùng giày.
  • C. trùng roi.
  • D. trùng biến hình.

Câu 6.  Cơ quan di chuyển của trùng biến hình là?

  • A. Roi bơi             
  • B. Lông bơi           
  • C. Chân giả           
  • D. Tiêm mao 

Câu 7. Động vật nguyên sinh nào dưới đây có khả năng hình thành bào xác?

  • A. Trùng sốt rét             
  • B. Trùng kiết lị               
  • C. Trùng roi
  • D. Trùng giày 

Câu 8. Loài động vật nguyên sinh nào dưới đây không có lối sống kí sinh?

  • A. Trùng biến hình     
  • B. Trùng sốt rét              
  • C. Amip ăn não                       
  • D. Trùng kiết lị

Câu 9. Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?

  • A. Trùng Entamoeba histolytica.
  • B. Trùng Plasmodium falcipanum.
  • C. Trùng giày.
  • D. Trùng roi.

Câu 10. Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có đặc điểm nào?

  • A. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hoặc kém phát triển.
  • B. Dinh dưỡng theo kiểu hoại sinh.
  • C. Sinh sản vô tính với tốc độ nhanh.
  • D. Cả 3 phương án trên đều đúng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDBDCD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCBAAD



 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

Câu 2 ( 4 điểm). Nguyên sinh vật được ứng dụng như thế nào đối với con người?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Một số biện pháp phòng chống các bệnh do nguyên sinh vật gây nên:

 - Tiêu diệt côn trùng trung gian gây bệnh: muỗi, bọ gậy,...  - Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi; rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; bảo quản thức ăn đúng cách.  - Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

 + Chế biến thành thực phẩm chức năng. VD: Tảo xoắn Spiruline có giá trị dinh dưỡng cao.  + Dùng làm thức ăn và chế biến thực phẩm. VD: chất tạo thạch trong tảo được chiết để làm đông thực phẩm.  + Dùng trong sản xuất chất dẻo, chất khử mùi, sơn, chất cách điện, cách nhiệt,…  + Tham gia hệ thống xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch của môi trường nước.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Cách dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét giống và khác nhau ở điểm nào?                   

Câu 2 ( 4 điểm). Kể tên một số bệnh do nguyên sinh vật gây bệnh ở người.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Giống nhau: đều là sinh vật kí sinh trong cơ thể người, cùng sử dụng hồng cầu làm thức ăn, gây thiếu máu cho người bệnh  - Khác nhau:  + Trùng kiết lị: có kích thước lớn hơn hồng cầu, lấy thức ăn bằng cách nuốt hồng cầu  + Trùng sốt rét: có kích thước nhỏ hơn hồng cầu, chui vào hồng cầu để kí sinh (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu rồi phá vỡ hồng cầu

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

 - Bệnh sốt rét: Do trùng sốt rét gây nên. Khi muỗi đốt cơ thể người bệnh, trùng sốt rét theo máu vào cơ thể muỗi và truyền sang người lành qua tuyến nước bọt của muỗi. Người bị bệnh sốt rét thường có biểu hiện sốt cao, rét run, mệt mỏi, nôn mửa, ...  - Bệnh kiết lị: Do trùng kiết lị gây nên. Bào xác của trùng kiết lị theo phân người bệnh ra ngoài, trong điều kiện tự nhiên chúng có thể tồn tại được 9 tháng. Khi gặp điều kiện thích hợp chúng bám vào cơ thể ruồi, nhặng, thông qua thức ăn lan truyền bệnh cho nhiều người. Người bị bệnh kiết lị thường có những biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt.

2 điểm

2 điểm

 



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đặc điểm nào đúng khi nói về tảo silic.

  • A. Sống ở các ao, hồ, mương, rãnh.
  • B. Sống ở bề mặt nước cống rãnh hoặc bề mặt nước đục.
  • C. Sống luôn thay đổi hình dạng.
  • D. Tế bào có lục lạp chứa diệp lục

Câu 2. Vì sao nấm nhày lại được xếp vào nhóm ngành Nguyên sinh vật?

  • A. Vì nó trông giống như nấm     
  • B. Vì nó hoạt động như động vật               
  • C. Vì nó có cấu tạo đa bào                   
  • D. Vì nó không có kích thước hiển vi 

Câu 3. Nguyên sinh vật nào khác với những nguyên sinh vật còn lạ

  • A. Trùng roi
  • B. Trùng sốt rét
  • C. Tảo silic
  • D. Trùng giày

Câu 4. Tại sao, trong bể cá thủy sinh người ta thường cho thêm tảo lục

  • A. Tảo lục đơn bào quang hợp thải ra oxygen làm tăng lượng oxygen hoà tan trong nước B. Tảo lục đơn bào cũng là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho các động vật thuỷ sản
  • C. Tạo màu nước xanh lơ cho bể thêm đẹp hơn
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Em hãy nêu một số bệnh lây nhiễm thường gặp trong đời sống và cho biết tác nhân gây bệnh là gì bằng cách hoàn thành bảng sau:

Tên bệnhNguyên nhân do
Cúm A 
Sốt xuất huyết 
Sốt rét 
Lao phổi                 

Câu 2: Hoàn thiện bảng sau bằng cách nêu vai trò của nguyên sinh vật tương ứng:

Tên nguyên sinh vậtVai trò
Trùng roi 
Trùng giày 
Trùng biến hình 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDBCD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Tên bệnhNguyên nhân do
Cúm AVirus cảm
Sốt xuất huyếtVirus Dengue
Sốt rétTrùng sốt rét
Lao phổi

Vi khuẩn lao

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Tên nguyên sinh vậtVai trò
Trùng roi - Làm sạch nước.  - Làm thức ăn do động vật dưới nước.
Trùng giày - Làm sạch môi trường nước và là một mắt xích trong chuỗi thức ăn của tự nhiên.  - Có thể gây một số kí sinh làm cho động vật và con người bị nhiều loại bệnh.
Trùng biến hình - Làm sạch nước.  - Làm thức ăn do động vật dưới nước.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

             

 



 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nguyên sinh vật di chuyển bằng :

  • A. Roi
  • B. Chân giả
  • C. Tiêm mao (tơ)
  • D. Cả ba đáp án trên

Câu 2. Động vật nguyên sinh nào dưới đây không chứa lục lạp?

  • A. Tảo lục             
  • B. Tảo silic           
  • C. Trùng roi         
  • D. Trùng giày

Câu 3. Đâu là loài nguyên sinh vật vừa có lợi vừa có hại

  • A. Amip ăn não
  • B. Trùng sốt rét
  • C. Tảo
  • D. Trùng kiết lị

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Tự dưỡng        nhân sơ               đơn bào            đa bào              dị dưỡng

Nguyên sinh vật là các sinh vật .........(1)........ Hầu hết nguyên sinh vật có cấu tạo (2)............. với kích thước rất nhỏ nên chỉ quan sát được dưới kính hiển vi

  • A. Đơn bào; Nhân thực
  • B. Đơn bào; nhân sơ
  • C. Dị dưỡng, Nhân sơ
  • D. Đơn bào, Tự dưỡng

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nêu vai trò của nguyên sinh vật?

Câu 2. Em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay