Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 chân trời Bài 31: động vật
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 chân trời Bài 31: động vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 31: ĐỘNG VẬT
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Giới Động vật được chia thành hai nhóm lớn là
- A. Động vật bậc thấp và động vật bậc cao.
- B. Động vật đơn bào và động vật đa bào.
- C. Động vật tự dưỡng và động vật dị dưỡng.
- D. Động vật không xương sống và động vật có xương sống.
Câu 2. Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở
- A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
- B. Số lượng loài và môi trường sống.
- C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
- D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức di chuyển
Câu 3. Môi trường sống cơ bản của động vật bao gồm:
- A. Dưới nước và trên cạn
- B. Dưới nước và trên không.
- C. Trên cạn và trên không.
- D. Dưới nước, trên cạn và trên không.
Câu 4. Nhóm động vật nào dưới đây không thuộc ngành động vật có xương sống?
- A. Bò sát
- B. Lưỡng cư
- C. Chân khớp
- D. Thú
Câu 5. Nhóm ngành nào của giới động vật có tổ chức cơ thể cao nhất?
- A. Thú
- B. Chim
- C. Bò sát
- D. Cá
Câu 6. Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?
- A. Nhóm Cá.
- B. Nhóm Chân khớp.
- C. Nhóm Giun.
- D. Nhóm Ruột khoang.
Câu 7. Động vật có xương sống bao gồm:
- A. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.
- B. Cá, Chân khớp, Bò sát, Chim, Thú.
- C. Cả, Lưỡng cư, Bỏ sát, Ruột khoang, Thú.
- D. Thân mềm, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.
Câu 8. Hình thức dinh dưỡng của động vật chủ yếu là
- A. Dị dưỡng.
- B. Tự dưỡng.
- C. Dị dưỡng và tự dưỡng.
- D. Dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
Câu 9. Để phân biệt các nhóm ngành động vật có xương sống, ta dựa chủ yếu vào đặc điểm nào?
- A. Môi trường sống
- B. Cấu tạo cơ thể
- C. Đặc điểm dinh dưỡng
- D. Đặc điểm sinh sản
Câu 10. Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình?
- A. Mối
- B. Rận
- C. Ốc sên
- D. Bọ chét
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | B | D | C | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | A | A | C | A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Thành phần cấu tạo chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật là
- A. Màng nhân.
B. Tế bào chất.
- C. Thành tế bào.
- D. Nhân tế bào.
Câu 2. Đặc điểm cơ thể chia 3 phần, cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin là của nhóm ngành nào?
- A. Chân khớp
- B. Giun đốt
- C. Lưỡng cư
- D. Cá
Câu 3. Ngành động vật nào dưới đây có số lượng lớn nhất trong giới động vật?
- A. Ruột khoang
- B. Chân khớp
- C. Lưỡng cư
- D. Bò sát
Câu 4. Cho các vai trò sau:
(1) Cung cấp thực phẩm
(2) Hỗ trợ con người trong lao động
(3) Là thức ăn cho các động vật khác
(4) Gây hại cho cây trồng
(5) Bảo vệ an ninh
(6) Là tác nhân gây bệnh hoặc vật trung gian truyền bệnh
Đâu là vai trò của động vật trong đời sống con người?
- A. (1), (3), (5)
- B. (2), (4), (6)
- C. (1), (2), (5)
- D. (3), (4), (6)
Câu 5. Động vật không xương sống bao gồm?
- A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
- B. Ruột khoang, giun, thân mềm, chân khớp
- C. Bò sát, lưỡng cư, chân khớp, ruột khoang
- D. Thú, chim, ruột khoang, cá, giun
Câu 6. Chọn câu không đúng khi nói về đặc điểm của ngành ruột khoang
- A. Là động vật bậc thấp, cơ thể hình trụ.
- B. Đối xứng tỏa tròn, có nhiều tua miệng bắt mồi.
- C. Sống môi trường trên cạn điển hình là ốc, thủy tức,…
- D. Có thể làm thức ăn, làm nơi ẩn nấp cho động vật khác
Câu 7. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, khoang cơ thể thông với bên ngoài lỗ mở ở phần trên gọi là miệng là đặc điểm của ngành
- A. Giun tròn.
- B. Ruột khoang.
- C. Chân khớp.
- D. Giun đốt.
Câu 8. Cho các loài động vật sau:
(1) Sứa (5) Cá ngựa
(2) Giun đất (6) Mực
(3) Ếch giun (7) Tôm
(4) Rắn (8) Rùa
Loài động vật nào thuộc ngành động vật không xương sống?
- A. (1), (3), (5), (7)
- B. (2), (4), (6), (8)
- C. (3), (4), (5), (8)
- D. (1), (2), (6), (7)
Câu 9. Loài động vật nào dưới đây thuộc lớp Thú?
- A. Cá mập
- B. Cá heo
- C. Cá chim
- D. Cá chuồn
Câu 10. Thuỷ tức là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?
- A. Ruột khoang.
- B. Giun
- C. Thân mềm
- D. Chân khớp.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | A | B | C | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | B | D | B | A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Nêu đặc điểm các nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên.
Câu 2 ( 4 điểm). Lấy ví dụ về các nhóm động vật không xương sống.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Cá là nhóm động vật thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước, di chuyển bằng vây. - Lưỡng cư là nhóm động vật ở cạn đầu tiên, da trần và luôn ẩm ướt, chân có màng bơi, một số lưỡng cư có đuôi (cá cóc) hoặc thiếu chân (ếch giun) hoặc không có đuôi (ếch, cóc). - Bò sát là nhóm động vật thích nghi với đời sống ở cạn (trừ một số loài mở rộng môi trường sống xuống dưới nước như cá sấu, rắn nước, rùa biển), da khô và có vảy sừng. - Chim là nhóm động vật sống trên cạn, mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, đặc điểm cơ thể thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau. | 1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) | - Ruột khoang: thuỷ tức, sứa, hải quỳ, san hô,... - Giun: sán bã trầu, sán lá gan, giun đũa, giun kim, giun đất, đỉa, rươi,... - Thân mềm: trai, ốc, mực, hến, sò,... - Chân khớp: nhện, gián, bọ xít, ong, kiến, bướm, tôm, cua,... | 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Nêu đặc điểm các nhóm động vật không xương sống trong tự nhiên.
Câu 2 ( 4 điểm). Động vật có lợi và gây hại gì trong tự nhiên và đời sống?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Ruột khoang là nhóm động vật đa bào bậc thấp, cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng toả tròn, sống ở môi trường nước. - Giun có hình dạng cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thể có đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi - lưng bụng, thường sống trong đất ẩm, môi trường nước hoặc trong cơ thể sinh vật. - Thân mềm có cơ thể mềm, không phân đốt thường có vỏ đá vôi bao bọc (hai mảnh vỏ hoặc vỏ xoắn ốc), xuất hiện điểm mắt. Thân mềm có số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước và môi trường sống; đại diện: trai, ốc, mực, hến, sò,... - Chân khớp có cấu tạo cơ thể chia ba phần (đầu, ngực, bụng); cơ quan di chuyển (chân, cánh); cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân khớp động. Chân khớp là nhóm có số lượng loài đa dạng nhất, phân bố khắp các dạng môi trường sống. | 1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) | - Trong tự nhiên, động vật có vai trò là thức ăn cho các động vật khác. Trong đời sống con người, động vật cung cấp nguồn thực phẩm, hỗ trợ con người trong lao động, giải trí, bảo vệ, an ninh,... - Trong đời sống, động vật là tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh cho con người, thực vật và động vật khác; gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kinh tế địa phương, phá hoại mùa màng, công trình xây dựng,... | 2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Động vật không xương sống được chia thành bao nhiêu nhóm ngành?
- A. 2
- B. 3
- C. 6
- D. 5
Câu 2. Động vật không xương sống chiếm khoảng bao nhiêu % trong tổng số các loài động vật?
- A. 65%.
- B. 75%.
- C. 85%.
- D. 95%.
Câu 3. San hô là đại diện của ngành nào?
- A. Ruột khoang
- B. Cá
- C. Lưỡng cư
- D. Bò Sát
Câu 4. Tại sao san hô giống thực vật nhưng lại được xếp vào nhóm Ruột khoang?
- A. Sinh sản bằng cách nảy mầm.
- B. Có khả năng quang hợp.
- C. San hô dùng xúc tu quanh miệng để bắt mồi và tiêu hoá chúng.
- D. Tất cả các đáp án trên.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về: tập tính và về môi trường sống?
Câu 2: Một bạn cho rằng:” cá mập, cá heo, cá voi, cá sấu đều thuộc lớp cá”. Theo em, nhận biết đó có đúng không? Giải thích
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | B | A | C |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | – Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm diều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp. – Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp Chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau. – Ví dụ, chân bơi, chân bò, chán đào bới… phần phụ miệng thích nghi với kiểu nghiền, kiểu hút,… thức ăn. | 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Nhận định đó không đúng vì cá sấu thuộc lớp bò sát, cá heo, cá voi thuộc lớp thú, chỉ có cá mập thuộc lớp cá | 3 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Nhóm động vật nào dưới đây thuộc nhóm chưa có cột sống?
- A. Cá.
- B. Lưỡng cư.
- C. Giun.
- D. Thú.
Câu 2. Vì sao thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể Gợi ý Câu hỏi tiếp theo
- A. Vì chúng có ruột dạng túi.
- B. Vì chúng không có cơ quan hô hấp.
- C. Vì chúng không có hậu môn.
- D. Vì chưa có hệ thống tuần hoà
Câu 3. Loại Giun nào dưới đây thuộc nhóm Giun tròn
- A. Giun đất.
- B. Rươi.
- C. Giun kim.
- D. Sán lá gan.
Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây là không đúng khi nói về nhóm Giun?
- A. Hình dạng cơ thể đa dạng.
- B. Sống môi trường đất ẩm, nước,…
- C. Cơ thể dài, đối xứng 2 bên.
- D. Chưa phân biệt được phần đầu đuôi – lưng bụng.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Điểm khác biệt lớn nhất của nhóm Chân khớp so với các nhóm Thân mềm, Giun, Ruột khoang là gì? Lấy ví dụ
Câu 2. Ếch là động vật thuộc nhóm động vật nào? Tại sao ếch lại thường sống ở môi trường ẩm ướt?