Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 kết nối Bài 10: Đồ thị quãng đường – thời gian

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) kết nối tri thức Bài 10: Đồ thị quãng đường – thời gian. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 10: ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trước khi vẽ đồ thị quãng đường – thời gian thì ta cần làm gì?

  1. Lập bảng ghi quãng đường đi được theo tốc độ
  2. Lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian.
  3. Lập bảng ghi quãng đường đi được
  4. Lập bảng ghi quãng đường đi được theo đồng hồ

Câu 2: Để vẽ đồ thị quãng đường – thời gian ta cần vẽ hai tia Os và Ot như thế nào?

  1. Vẽ Os vuông góc với Ot tại O
  2. Vẽ Os song song với Ot tại O
  3. Vẽ Os song song với Ot
  4. Vẽ Os cắt Ot tại một điểm bất kì

Câu 3: Hai tia Os và Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian gọi là?

  1. Hai trục thời gian
  2. Hai trục quãng đường
  3. Hai trục tọa độ
  4. Hai trục tốc độ

Câu 4: Trục Os được dùng để biểu diễn các độ lớn của đại lượng nào?

  1. Thời gian
  2. Quãng đường
  3. Tốc độ
  4. Tốc độ trung bình

Câu 5: Trục Ot được dùng để biểu diễn các độ lớn của đại lượng nào?

  1. Tốc độ cao
  2. Quãng đường
  3. Tốc độ
  4. Thời gian

Câu 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (...).

Trục Os được dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một…thích hợp.

  1. tỉ xích
  2. tỉ số
  3. số hữu tỉ
  4. số tự nhiên

Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (...).

Trục Ot được dùng để biểu diễn… theo một…thích hợp.

  1. thời gian; tỉ số
  2. tốc độ; tỉ xích
  3. quãng đường; tỉ xích
  4. thời gian; tỉ xích

Câu 8: Tại điểm O, khi đó . Điểm O gọi là?

  1. Điểm đích
  2. Điểm khởi hành
  3. Điểm kết thúc
  4. Điểm không

Câu 9: Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4h.

Sau 3h, ô tô đi được quãng đường là?

  1. 60 km
  2. 120 km
  3. 180 km
  4. 240 km

Câu 10: Minh và Nam đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng. Trong hình vẽ, đoạn thẳng OM là đồ thị quãng đường – thời gian của Minh, đoạn thẳng ON là đồ thị quãng đường – thời gian của Nam. Mô tả nào dưới đây không đúng?

  1. Minh và Nam xuất phát cùng một lúc
  2. Quãng đường Minh đi ngắn hơn quãng đường Nam đi
  3. Tốc độ của Mình lớn hơn tốc đọ của Nam
  4. Thời gian đạp xe của Nam nhiều hơn thời gian đạp xe của Minh.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

A

C

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

D

B

C

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các đơn vị đo quãng đường thường được sử dụng trong đồ thị quãng đường – thời gian là?

  1. Mét (m)
  2. Kilomet (km)
  3. A và B
  4. Giây (s)

Câu 2: Các đơn vị đo thời gian thường được sử dụng trong đồ thị quãng đường – thời gian là?

  1. Kilomet trên giờ
  2. Giây (s); giờ (h)
  3. Số không
  4. Thời gian không có đơn vị

Câu 3: Đồ thị của chuyển động có tốc độ không đổi là?

  1. Một đường thẳng
  2. Một đường cong
  3. Một đường tròn
  4. Một hình tam giac

Câu 4: Biết điểm O là điểm khỏi hành, khi đó?

Câu 5: Đồ thị quãng đường – thời gian cho biết điều gì?

  1. Tốc đọ chuyển động
  2. Quãng đường đi được
  3. Thời gian chuyển động
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả điều gi?

  1. Mối quan hệ giữa quãng đường đi được và thời gian trong quá trình chuyển động của vật
  2. Mối quan hệ giữa quãng đường đi được và tốc độ trong quá trình chuyển đổi thời gian của vật
  3. Mối quan hệ giữa quãng đường đi được và thời gian trong quá trình chuyển đổi thời gian của vật
  4. Mối quan hệ giữa quãng đường đi được và quãng đường trung bình trong quá trình chuyển động của vật

Câu 7: Đồ thị quãng đường – thời gian thường có trục tung là…, trục nằm ngang là…

  1. Ot; Ot
  2. Os; Ot
  3. Os, Os
  4. Ox, Oy

Câu 8: Đồ thị quãng đường – thời gian có thể giúp ta xác định điều gi?

  1. Quãng đường đi được trong một phút
  2. Quãng đường đi được của ô tô trên đường
  3. Quãng đường đi được trong những khoảng thời gian khác nhau
  4. Quãng đường xe không chuyển động

Câu 9: Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4h.

Sau 1h, ô tô đi được quãng đường là?

  1. 60 km
  2. 120 km
  3. 180 km
  4. 240 km

Câu 10: Cho đồ thị quãng đường – thời gian mô tả chuyển động của các vật 1, 2, 3 có tốc độ tương ứng là  Chọn đáp án đúng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

B

A

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

C

A

A

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Cho đồ thị quãng đường – thời gian của bạn Mai đi từ nhà đến trường trong 30 phút.

  1. Mô tả bằng lời chuyển động của bạn Mai trong 30 phút di chuyển đó.
  2. Tính tốc độ của Mai trong 15 phút đầu.
  3. Xác định quãng đường Mai đi được sau 18 phút.

Câu 2 ( 4 điểm). Tính tốc độ của chuyển động dựa vào đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động (như hình vẽ).

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

1. Mô tả bằng lời chuyển động của bạn Mai trong 30 phút di chuyển:

-       Trong 15 phút đầu: Mai chuyển động thẳng đều.

-       Trong khoảng từ 15 phút – 20 phút: Mai dừng lại không chuyển động.

-       Trong khoảng từ 20 phút – 30 phút: Mai chuyển động thẳng đều.

2. Từ đồ thị ta thấy:

Khi t = 15 phút = 0,25 giờ thì s = 1000 m = 1 km; t = 30 phút = 0,5 giờ thì s = 2000 m = 2 km.

®     Tốc độ của Mai trong 15 phút đầu là v = s : t = 1 : 0,25 = 4 km/h

3. Sau 18 phút = 0,3 giờ, Mai đi được quãng đường là:

s = v . t = 0,3 . 4 = 1,2 km

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Từ đồ thị, ta thấy quãng đường vật đi được sau 2 giây là 10 m.

Vậy tốc độ của chuyển động là: v = s : t = 10 : 2 = 5 m/s.

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu các bước vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng.

Câu 2 ( 4 điểm). Cho đồ thị quãng đường – thời gian, mô tả chuyển động của người đi xe đạp.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Bước 1. Vẽ đoạn thẳng Os và Ot vuông góc với nhau, gọi là hai trục tọa độ.

+       Trục Os thẳng đứng (trục tung) dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.

+       Trục Ot nằm ngang (trục hoành) dùng để biểu diễn thời gian theo các tỉ lệ xích thích hợp.

-       Bước 2. Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng

-       Bước 3. Nối các điểm biểu diễn đã xác định ở bước 3 với nhau và nhận xét về các đường nối này (thẳng hay cong, nghiêng hay song song với trục hoành).

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Ta thấy, sau 2 giờ người đi xe đạp đi được quãng đường là 30 km; sau 3 giờ người đi xe đạp đi được quãng đường là 45 km. Trong khoảng thời gian từ 3 giờ đến 5 giờ, vật đứng yên vì quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó là không đổi.

4 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị gì?

  1. Đơn vị đo độ dài
  2. Đơn vị đo thời gian
  3. A và B
  4. Không phụ thuộc

Câu 2: Ta thường kí hiệu trục quãng đường đi được là gì?

  1. Os
  2. Ov
  3. Ot
  4. Of

Câu 3: Ta cần lập trước khi vẽ đồ thị quãng đường – thời gian. Bảng ghi gồm những đại lượng nào dưới đây?

  1. Tốc độ và thời gian
  2. Quãng đường và thời gian
  3. Quãng đường và tốc độ
  4. Tốc độ và thời gian

Câu 4: Cho đồ thị quãng đường – thời gian.

Đâu là nhận xét đúng?

  1. Quãng đường đi được trong 3h đầu tỉ lệ nghịch với thời gian đi.
  2. Quãng đường đi được trong 3h đầu không tỉ lệ với thời gian đi.
  3. Quãng đường đi được trong 3h đầu tỉ lệ thuận với thời gian đi.
  4. Quãng đường đi được trong 3h đầu bằng 0, vật không chuyển động.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Đồ thị quãng đường – thời gian cho biết điều gì?

Câu 2: Cho đồ thị sau, xác định quãng đường vật đi được sau 3s.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Đồ thị quãng đường – thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi của vật.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Trên trục nằm ngang tìm giá trị thời gian là 3 giây.

-       Đoạn thẳng vuông góc với trục nằm ngang đi qua giá trị 3 giây cắt đồ thị tại điểm B.

-       Đoạn thẳng nằm ngang từ B cắt trục thẳng đứng ở vị trí 9 m. Giá trị 9 m này là quãng đường vật đi được sau thời gian 3 giây.

1 điểm

1 điểm

1 điểm


 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trục thời gian thường được kí hiệu là?

  1. Ov
  2. Ot
  3. Ox
  4. Os

Câu 2: Trục thẳng đứng Os còn được gọi là?

  1. Trục tung
  2. Trục trời
  3. Trục hoành
  4. Trục đất

Câu 3: Làm thế nào để xác định được quãng đường đi được mà không cần dùng công thức ?

  1. Vẽ đồ thị quãng đường - thời gian cho chuyển động thẳng
  2. Vẽ đồ thị tốc độ - thời gian cho chuyển dộng thẳng
  3. Vẽ đô thị tốc độ - tốc độ trung bình cho chuyển động thẳng
  4. Vẽ đồ tị tốc độ - thời gian trung bình cho chuyển động thẳng

Câu 4: Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4h.

Sau 4h, ô tô đi được quãng đường là?

  1. 60 km
  2. 120 km
  3. 180 km
  4. 240 km
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Để vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng ta cần làm gì?

Câu 2. Trong một chuyến đi từ thành phố A đến thành phố B, nếu biết đồ thị quãng đường - thời gian của con đường đó, liệu có thể dự đoán thời gian sẽ tới được thành phố B không?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

A

A

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Để vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng ta cần lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian, sau đó vẽ đồ thị.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Có, nếu biết đồ thị quãng đường - thời gian giữa hai thành phố A và B, có thể sử dụng đồ thị này để dự đoán thời gian di chuyển từ thành phố A đến thành phố B. Bằng cách xác định quãng đường cần đi trên đồ thị và theo dõi thời gian ước lượng tương ứng, có thể tính toán thời gian dự kiến một cách chính xác. Tuy nhiên, để việc dự đoán thời gian đến thành phố B trở nên chính xác hơn cần phải tính đến các yếu tố như điều kiện giao thông, thời tiết và điều kiện đường xá thực tế.

3 điểm

=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 10: Đô thị quãng đường- thời gian (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay