Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 kết nối Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) kết nối tri thức Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi:

  1. Âm phản xạ đến sau âm trực tiếp thời gian ngắn nhất 1/15 giây.
  2. Âm phát ra và âm phản xạ đến tay ta cùng một lúc
  3. Âm trực tiếp đến sau âm phản xạ thời gian ngắn nhất 1/15 giây.
  4. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra

Câu 2: Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?

  1. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai.
  2. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.
  3. Âm phát ra đến tai cùng lúc với âm phản xạ
  4. Cả ba trường hợp trên

Câu 3: Trong những vật sau đây: Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương, tấm kim loại, áo len, cao su xốp, mặt đá hoa, tường gạch. Vật phản xạ âm tốt là:

  1. Mặt gương, tấm kim loại, mặt đá hoa, tường gạch
  2. Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương.
  3. Tấm kim loại, áo len, cao su.
  4. Miếng xốp, ghế nệm mút, cao su xốp.

Câu 4: Âm phản xạ là:

  1. Âm truyền đi qua vật chắn.
  2. Âm dội lại khi gặp vật chắn
  3. Âm đi vòng qua vật chắn
  4. Các loại âm trên

Câu 5: Vật nào dưới đây hấp thụ âm tốt?

  1. Thép, gỗ, vải
  2. Vải, nhung, dạ
  3. Bê tông, vải, bông
  4. Đá, sắt, thép

Câu 6: Hãy xác định câu đúng trong các câu sau đây?

  1. Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt.
  2. Bức tường càng dày phản xạ âm càng tốt
  3. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề hấp thụ âm kém
  4. Khi gặp mặt phẳng xù xì, âm truyền qua hoàn toàn, không bị phản xạ

Câu 7: Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?

  1. Tường bê tông  
  2. Cửa kính hai lớp 
  3. Tấm rèm vải
  4. Cửa gỗ

Câu 8: Sau khi nghe tiếng sấm rền trong cơn dông, em học sinh đã giải thích như sau. Câu nào đúng nhất?

  1. Sấm rền là do sự phản xạ của âm từ các đám mây dông trên bầu trời xuống mặt đất.
  2. Tia sét (nguồn âm) chuyển động do đó khoảng cách từ nguồn âm đến tai nghe thay đổi nên có tiếng rền.
  3. Do nguồn âm phát ra từ rất xa.
  4. Vì thời gian truyền âm thanh từ nguồn phát ra âm thanh đến mặt đất lớn hơn 1 giây.

Câu 9: Người ta thường dùng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s.

  1. 750 m
  2. 1500 m
  3. 500 m
  4. 1000 m

Câu 10: Người ta kiểm tra chi tiết máy bằng thép nhờ một máy dò lỗ hổng dùng siêu âm, vận tốc truyền siêu âm là 2500m/s. Tín hiệu đầu tiên phản xạ sau 8μs(8μs=8.10⁻⁶s) kể từ lúc phát tín hiệu, còn tín hiệu thứ 2 sau 20μs tính từ tín hiệu đầu. Lỗ hổng phát hiện được nằm ở độ sâu?

  1. 20mm
  2. 10mm
  3. 30mm
  4. 40mm

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

A

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

C

A

A

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vật nào sau đây phản xạ âm kém?

  1. Mặt gương
  2. Mặt đá hoa
  3. Tường gạch
  4. Áo len

Câu 2: Kết luận nào sau đây là đúng?

  1. Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt sần sùi, gồ ghề.
  2. Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt nhẵn, cứng
  3. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn.
  4. Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn

Câu 3: Tại sao khi nói lớn trong phòng to thì nghe được tiếng vang còn trong phòng nhỏ thì không?

  1. Vì phòng nhỏ không có phản xạ âm
  2. Vì chỉ phòng lớn có phản xạ âm
  3. Vì phòng lớn không khí loãng nên âm truyền đi dễ dàng
  4. Vì phòng đủ lớn thì khi âm phản xạ dội lại đến tai ta mới có thể chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng ít nhất 1/15 s để tạo thành tiếng vang

Câu 4: Trong phòng nhỏ, thông thường ta không nghe thấy tiếng vang bởi vì

  1. Hầu như không có âm phản xạ
  2. Âm phản xạ tới tai cùng một lúc với âm truyền trực tiếp
  3. Tường hấp thụ toàn bộ âm truyền tới nó
  4. Độ to của âm phản xạ quá bé so với âm truyền trực tiếp. tai ta không phân biệt được

Câu 5: Hiện tượng phản xạ âm không được ứng dụng trong những trường hợp nào dưới đây?

  1. Trồng cây xung quanh bệnh viện.
  2. Làm đồ chơi “điện thoại dây”
  3. Xác định độ sâu của biển
  4. Làm tường phủ dạ, nhung.

Câu 6: Tìm câu sai

  1. Phòng kín càng lớn tiếng vang càng to
  2. Trong phòng kín nào cũng đều có tiếng vang
  3. Người nói phải đứng cách tường hơn 11 m mới có thể nghe được tiếng vang
  4. Tai nhận được cùng lúc càng nhiều âm phản xạ thì sẽ nghe càng to

Câu 7: Trong các rạp chiếu bóng, người ta làm cho các bức tường sần sùi, thô ráp hoặc treo rèm nhung nhằm mục đích:

  1. Gây tiếng vang trong phòng
  2. Âm phản xạ tốt hơn
  3. Để cách âm tốt
  4. Trang trí phòng

Câu 8: Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s

  1. 2s 
  2. 1s  
  3. 4s
  4. 3s

Câu 9: Những vật hấp thụ âm tốt là những vật

  1. cứng và có bề mặt nhẵn
  2. Mềm xốp và có bề mặt gồ ghề
  3. mềm xốp và có bề mặt nhẵn
  4. A và C đều đúng

Câu 10: Yếu tố nào sau đây quyết định điều kiện để có tiếng vang?

  1. Khoảng cách từ nguồn âm đến vật phản xạ âm
  2. Độ to, nhỏ của âm.
  3. Độ cao, thấp của âm. 
  4. Biên độ của âm.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

D

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

C

B

A

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Hãy kể tên một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống?

Câu 2 ( 4 điểm). Người ta thường dùng cách nào để xác định độ sâu của biển?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống là:

-       Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà ở, trường học để khi âm truyền tới gặp lá cây sẽ phản xạ theo nhiều hướng khác nhau.

-       Treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt.

-       Khi đi xe không nên bóp còi to liên tục ở gần trường học, bệnh viện.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Để xác định độ sâu của biển, người ta thường dùng một chiếc tàu néo cố định trên mặt biển, cho tàu phát ra sóng âm có tần số rất lớn (hơn 20000Hz) theo phương thẳng đứng xuống dưới. Sóng âm này khi đến đáy biển sẽ bị phản xạ trở lại và được thu vào máy. Ta sẽ đo được thời gian âm truyền trong nước, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước ta có thể xác định được độ sâu của biển.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu các biện pháp để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Câu 2 ( 4 điểm). Sắp xếp các vật sau đây thành 2 nhóm: vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém: “Miếng xốp, tấm gỗ nhẵn, mặt gương, đệm cao su, tấm thép, mặt đá hoa, vải, nhung, dạ, bê tông”

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn.

-       Phân tán tiếng ồn trên đường truyền.

-       Ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Vật phản xạ âm tốt: tấm gỗ nhắn, mặt gương, tấm thép, mặt đá hoa, bê tông.

-       Vật phản xạ âm kém: vải, nhung, dạ, miếng xốp, đệm cao su

2 điểm

2 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chọn câu đúng:
...............là âm dội lại khi gặp một mặt chắn

  1. Âm phản xạ
  2. Âm tán xạ
  3. Âm thanh
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 2: Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất bao nhiêu giây?

  1. 1 s
  2. ½ s
  3. 1/10 s
  4. 1/15 s

Câu 3: Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s.

  1. 10,53m
  2. 11,33m
  3. 9,68m
  4. 12,33m

Câu 4: Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1,2 giây. Biết tốc độ truyền siêu âm trong nước là 1 500 m/s. Độ sâu của đáy biển là:

  1. 1800m
  2. 900m
  3. 3600m
  4. Đáp án khác
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Tiếng ồn là gì? Những môi trường nào ô nhiễm tiếng ồn?

Câu 2: Lấy ví dụ minh họa sóng âm và nguồn âm.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

D

B

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Những âm thanh to, kéo dài có thể có hại đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người gọi là tiếng ồn. Ở những nơi thường xuyên có tiếng ồn, ta nói môi trường sống tại đó bị ô nhiễm tiếng ồn.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Nguồn âm: mặt trống, dây đàn,...

-       Sóng âm: Âm thanh do loa phát ra truyền theo mọi hướng.

1.5 điểm

1.5 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chọn phương án đúng?

  1. A. Chỉ có hạ âm mới cho âm phản xạ
  2. Âm có tần số bất kì đều cho âm phản xạ
  3. Chỉ có âm nghe được mới cho âm phản xạ
  4. Chỉ có siêu âm mới cho âm phản xạ

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai ?

  1. không có vật chắn vẫn có âm phản xạ
  2. Trong hang động ta nói to thì có âm phản xạ
  3. Mọi âm thanh gặp vật chắn đều bị phản xạ trở lại
  4. Cùng môi trường, vận tốc phản xạ bằng vận tốc truyền âm

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

  1. Trong hang động ta nói to thì có âm phản xạ
  2. Không phải âm thanh nào gặp vật chắn cũng đều bị phản xạ trở lại
  3. Không có vật chắn vẫn có âm phản xạ
  4. Cùng môi trường, vận tốc phản xạ nhỏ hơn vận tốc truyền âm

Câu 4: Một con tàu thám hiểm trên mặt biển phát ra siêu âm mất 1,5 giây sau mới nhận được siêu âm phản xạ. Hỏi độ sâu của đáy biển là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm của nước biển là 1500m/s.

  1. 1500m
  2. 2250m
  3. 1120m
  4. 1125m
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Vật liệu nào phản xạ âm tốt, vật liệu nào phản xạ âm kém?

Câu 2. Lấy ví dụ minh họa vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

A

A

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Vật liệu cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.

-       Vật liệu có bề mặt sần sùi và vật liệu mềm, xốp thì phản xạ âm kém.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Vật phản xạ âm tốt: Tường nhà, gạch đá hoa, của kính,...

-       Vật phản xạ âm kém: Xốp, cao su xốp, rèm nhung,...

1.5 điểm

1.5 điểm

=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn (4 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay