Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 kết nối Bài 12: Sóng âm

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) kết nối tri thức Bài 12: Sóng âm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 12: SÓNG ÂM

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dao đông là gì?

  1. Các chuyển động qua lại hai vị trí cân bằng được gọi là dao động
  2. Các chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là dao động
  3. Các chuyển động qua lại ba vị trí cân bằng được gọi là dao động
  4. Các chuyển động qua lại bốn vị trí cân bằng được gọi là dao động

Câu 2: Sóng là gì?

  1. Là sự lan truyền dao động trong môi trường
  2. Là sự dao động trong môi trường
  3. Là sự lan truyền trong môi trường
  4. Là sự lan truyền môi trường trong dao động

Câu 3: Nguồn âm là nguồn?

  1. Là nguồn phát ra ánh sáng
  2. Là nguồn điện
  3. Là nguồn phát ra âm
  4. Là nguồn thu âm

Câu 4: Các nguồn âm có tính chất gì?

  1. Các nguồn âm không phát ra âm thanh
  2. Các nguồn âm đều dao động
  3. Các nguồn âm không dao động
  4. Các nguồn âm có thể dao động hoặc không dao động

Câu 5: Sóng âm là?

  1. Sóng âm là nguồn âm trong môi trường
  2. Sóng âm là sự dao động của nguồn âm trong môi trường
  3. Sóng âm là sự lan truyền của nguồn âm trong môi trường
  4. Sóng âm là sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường

Câu 6: Đâu là môi trường chân không?

  1. Nước trong bể cá
  2. Không khí trong phòng
  3. Bình chân không
  4. Bức tường

Câu 7: Nếu không có sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường thì sẽ không có?

  1. Không có dao động
  2. Không có sóng âm
  3. Không có nguồn âm
  4. Không có môi trường

Câu 8: Chọn nhận định đúng

  1. Môi trường chân không không truyền âm
  2. Môi trường rắn không truyền âm
  3. Môi trường lỏng không truyền âm
  4. Môi trường khí không truyền âm

Câu 9: Làm thí nghiệm chứng mình âm thanh có thể truyền trong môi trường lỏng?

  1. Đi bơi và đem theo một cái đồng hồ báo thức đặt trong túi chống nước và lắng nghe.
  2. Đi bơi và để một cái đổng hồ báo thức trên bờ và lắng nghe
  3. Đặt một cái đồng hồ báo thức trong bình chân không và lắng nghe
  4. Đặt một cái loa trong phòng và lắng nghe

Câu 10: Một người dùng búa gõ cùng lúc vào mặt bàn bằng gỗ và thanh thép, một máy đo cách đó 20 m đo được hai âm thanh cách nhau 0,0026 s. Xác định tốc độ truyền âm trong gỗ biết tốc độ truyền âm trong thép là 6100 m/s? Chọn đáp số gần nhất.

  1. 3400 m/s
  2. 3500 m/s
  3. 3600 m/s
  4. Tốc độ truyền âm trong gỗ bằng tốc độ truyền âm trong thép

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

A

C

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

A

A

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Môi trường truyền âm là?

  1. Môi trường dao động
  2. Môi trường không truyền được sóng âm
  3. Môi trường truyền được sóng âm
  4. Môi trường truyền nguồn âm

Câu 2: Sóng âm không lan truyền âm trong các môi trường…

  1. Rắn
  2. Chân không
  3. Lỏng
  4. Khí

Câu 3: Chân không là môi trường?

  1. Không có vật chất
  2. Môi trường rắn
  3. Môi trường khí
  4. Mỗi trường nước

Câu 4: Âm thanh được tạo ra từ?

  1. Môi trường truyền âm
  2. Nguồn âm
  3. Nguồn thu âm
  4. Tai người

Câu 5: Một số nguồn âm là?

  1. Bình chân không
  2. Máy chụp ảnh
  3. Máy thua âm
  4. Loa, tai nghe, đàn ghita

Câu 6: Ngoài không gian vũ trự ta có thể nghe thấy âm thanh không?

  1. Không thể nghe được
  2. Nghe được nhưng âm thanh nhỏ
  3. Không nghe được nếu bịt tai
  4. Nghe được nếu chú ý

Câu 7: Đâu là môi trường rắn?

  1. Nước trong bể cá
  2. Không khí trong phòng
  3. Bình chân không
  4. Bức tường

Câu 8: Đâu là môi trường khí?

  1. Nước trong bể cá
  2. Không khí trong phòng
  3. Bình chân không
  4. Bức tường

Câu 9: Giải thích âm từ một dây đàn ghita được gảy truyền đến tai ta như thế nào?

  1. Dây đàn dao động làm lớp chân không tiếp xúc dao động, rồi lớp không khí kế tiếp dao động,…cứ thể truyền đến tai ta.
  2. Dây đàn dao động làm lớp không khí tiếp xúc dao động, rồi lớp chân không kế tiếp dao động,…cứ thể truyền đến tai ta.
  3. Dây đàn dao động làm lớp không khí tiếp xúc dao động, rồi lớp không khí kế tiếp dao động,…cứ thể truyền đến tai ta.
  4. Dây đàn dao động làm lớp không khí tiếp xúc dao động, rồi lớp không khí kế tiếp dao động,…cứ thể truyền đến nguồn âm.

Câu 10: Sử dụng một máy phát âm thanh, pahts âm thanh cùng lúc trong nước và trong thanh thép, một máy đo cách đó 50 m đo được hai âm thanh cách nhau 0,025 s. Xác định tốc độ truyền âm trong nước biết tốc độ truyền âm trong thép là 6100 m/s?

  1. 1560 m/s
  2. 1306 m/s
  3. 1406 m/s
  4. 1506 m/s

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

B

A

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

D

B

C

D

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Làm thế nào âm thanh có thể được truyền từ môi trường nước ra môi trường không khí?

Câu 2 ( 4 điểm). Các vật dẫn âm như nước và kim loại ảnh hưởng đến sự truyền âm trong không khí như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Phản xạ và lệch hướng: Khi âm thanh từ môi trường nước chạm đến bề mặt giao giữa giữa nước và không khí, một phần âm thanh sẽ bị phản xạ trở lại trong nước và một phần sẽ được truyền vào không khí. Sự lệch hướng và phản xạ này sẽ tạo điều kiện cho âm thanh có thể truyền ra khỏi môi trường nước và vào môi trường không khí.

-       Thay đổi độ mạnh của âm: Âm thanh khi chuyển từ nước ra không khí có thể trải qua sự giảm độ mạnh do sự chênh lệch môi trường truyền. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và cường độ của âm thanh khi nó ra khỏi môi trường nước.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Các vật dẫn âm như nước và kim loại có ảnh hưởng đáng kể đến sự truyền âm trong không khí thông qua các cơ chế sau:

-       Dẫn âm tốt hơn: Nước và kim loại là hai loại vật dẫn âm tốt hơn so với không khí. Khi âm thanh gặp phải vật liệu dẫn âm, nó sẽ truyền qua các vật liệu này nhanh hơn và giữ được độ mạnh lớn hơn, so với việc truyền qua không khí. Điều này giúp cho âm thanh có thể đi xa hơn và giữ được chất lượng tốt hơn.

-       Giảm hấp thụ âm: Khả năng hấp thụ âm của nước và kim loại ít hơn so với không khí, nên khi âm thanh truyền qua các vật liệu này, nó không bị giảm độ mạnh do hấp thụ âm như khi truyền qua không khí.

-       Giao thoa và tán sắc: Trong trường hợp của kim loại và nước, không có các hiện tượng giao thoa và tán sắc âm mạnh như khi truyền qua không khí, do đó âm thanh có thể duy trì độ mạnh tốt hơn khi truyền qua các vật liệu này.

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Tại sao các vật dẫn âm như bê tông có thể truyền âm tốt hơn so với không khí?

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao âm thanh truyền qua không khí lại có thể bị giảm độ mạnh khi đi qua một khoảng cách xa?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Các vật dẫn âm như bê tông có khả năng truyền âm tốt hơn so với không khí do những lý do sau:

-       Mật độ: Bê tông có mật độ cao hơn so với không khí, điều này cho phép nó truyền âm tốt hơn vì sự cố định của các phân tử bê tông giúp truyền âm nhanh chóng hơn so với không khí.

-       Kết cấu: Cấu trúc tinh thể của vật liệu bê tông tạo ra các đường dẫn dọc trong vật liệu, giúp âm thanh có thể truyền qua môi trường bê tông một cách dễ dàng.

-       Giao thoa và tán sắc: Bê tông ít gây ra hiện tượng giao thoa và tán sắc âm so với không khí, do đó, âm thanh có thể duy trì độ mạnh tốt hơn khi truyền qua vật liệu này.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Âm thanh bị giảm độ mạnh khi truyền qua không khí trên một khoảng cách xa do một số nguyên nhân chính sau đây:

-       Phân tán âm: Khi âm thanh di chuyển qua không khí, nó phải vượt qua các phân tử không khí và các rào cản tự nhiên khác. Điều này dẫn đến việc một phần năng lượng của âm thanh bị tiêu hao trong quá trình này, gây ra giảm độ mạnh của âm thanh khi tiến xa.

-       Hấp thụ âm thanh: Không khí có khả năng hấp thụ âm thanh, đặc biệt là âm thanh có tần số cao. Do đó, khi âm thanh di chuyển qua không khí trên khoảng cách xa, một phần năng lượng âm thanh sẽ bị hấp thụ bởi không khí, gây ra giảm độ mạnh của âm thanh.

-       Giao thoa và tán sắc âm: Trên quãng đường đi xa, âm thanh có thể gặp phải hiện tượng giao thoa và tán sắc, trong đó sóng âm bị tán sắc và xáo trộn khi di chuyển qua không gian rộng lớn, gây ra sự giảm độ mạnh của âm thanh.

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Điền từ vào chỗ trống (…)

“Sóng là sự lan truyền…trong môi trường”

  1. sóng
  2. động cơ
  3. dao động
  4. môi trường

Câu 2: Điền từ vào chỗ trống (…)

“Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều…”

  1. dao động
  2. không dao động
  3. thu âm
  4. là nguồn chân không

Câu 3: Đâu là môi trường lỏng?

  1. Nước trong bể cá
  2. Không khí trong phòng
  3. Bình chân không
  4. Bức tường

Câu 4: Voi giậm chân xuống đất để thông báo cho nhau, mặt đất có vai trò?

  1. Là môi trường truyền âm
  2. Là môi trường cách âm
  3. Là môi trường nguồn âm
  4. Là môi trường thu âm
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu khái niệm sóng âm và nguồn âm.

Câu 2: Lấy ví dụ minh họa dao động và sóng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

A

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều dao động.

-       Sóng âm là sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường.

-       Sóng âm truyền từ nguồn âm theo mọi phương ra môi trường xung quanh.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Dao động: Dao động của quả lắc, dao động của chiếc võng, dao động của chiếc xích đu,...

-       Sóng: sóng nước,...

1.5 điểm

1.5 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ví dụ về môi trường chân không là?

  1. Cái bàn
  2. Không gian vũ trự
  3. Không gian trong phòng
  4. Bể bơi

Câu 2: Trong môi trường chân không có truyền âm không?

  1. Không truyền âm
  2. Truyền âm nhỏ
  3. Truyền âm lớn
  4. Chân không là nguồn âm

Câu 3: Thanh thép đàn hồi, chạy qua lại một vị trí cân bằng, đây và chuyển động gi?

  1. chuyển dao
  2. dao động
  3. lan truyền
  4. sóng truyền

Câu 4: Voi giậm chân xuống đất để thông báo cho nhau, mặt đất là môi trường gì?

  1. Môi trường khí
  2. Môi trường lỏng
  3. Môi trường rắn
  4. Môi trường chân không
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Trình bày khái niệm dao động và sóng.

Câu 2. Nêu một ví dụ chứng tỏ âm có thể truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

A

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Các chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là dao động.

-       Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Đặt đồng hồ có chuông đang reo vào một hộp nhựa trong và đậy kín nắp hộp. Treo hộp lơ lửng trong một bình nước. Ta nghe thấy tiếng chuông đồng hồ phát ra. Khi đó âm thanh do chiếc đồng hồ phát ra được truyền qua không khí (chất khí) ở trong hộp nhựa, qua vỏ hộp nhựa (chất rắn), qua nước trong bình (chất lỏng) và truyền ra không khí bên ngoài bình (chất khí) đến tai của người nghe.

3 điểm

=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 12: Sóng âm (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay