Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 Địa lí 8 kết nối tri thức (đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 8 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 2 môn Địa lí 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. |
Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. |
Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
ĐỊA LÍ 8 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. |
Mã phách |
✂
Điểm bằng số
|
Điểm bằng chữ |
Chữ ký của GK1 |
Chữ ký của GK2 |
Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1 (0,25 điểm). Nguyên nhân tự nhiên nào dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam?
- Hoạt động khai thác lâm sản của con người.
- Biến đổi khí hậu với các hệ quả: bão, lũ, hạn hán,...
- Hoạt động đánh bắt thủy sản quá mức.
- Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy.
Câu 2 (0,25 điểm). Ba đảo có diện tích lớn nhất nước ta là
- Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu.
- Cát Bà, Phú Quốc, Nam Hải.
- Phú Quý, Cái Bầu, Cô Tô.
- Vân Đồn, Phú Quốc, Cồn Cỏ.
Câu 3 (0,25 điểm). Vùng biển Việt Nam không có bộ phận nào sau đây?
A. Các đảo. |
B. Thềm lục địa |
C. Lãnh hải. |
D. Nội thủy. |
Câu 4 (0,25 điểm). Để bảo tồn đa dạng sinh học, chúng ta không nên thực hiện hành động nào sau đây?
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên.
- Xử lí chất thải sinh hoạt và sản xuất.
- Săn bắt động vật hoang dã trái phép.
Câu 5 (0,25 điểm). Dựa vào sự hiểu biết, hãy nêu rõ khu bảo tồn thiên nhiên nào ở nước ta là nơi tập trung nhiều loài chim khác nhau (147 loài) trong đó có 13 loài chim quý hiếm của thế giới?
A. Nam Cát Tiên (Đồng Nai). |
B. Bạch Mã (Thừa Thiên Huế). |
C. Tràm Chim (Đồng Tháp). |
D. Bến En (Thanh Hóa). |
Câu 6 (0,25 điểm). Đặc điểm chế độ nhiệt trên Biển Đông là
- mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ.
- mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ.
- mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn.
- mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn.
Câu 7 (0,25 điểm). Để bảo tồn đa dạng sinh học, chúng ta không nên thực hiện hành động nào sau đây?
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên.
- Xử lí chất thải sinh hoạt và sản xuất.
- Săn bắt động vật hoang dã trái phép.
Câu 8 (0,25 điểm). Vùng biển của Việt Nam nằm trong khí hậu nào dưới đây?
A. Cận nhiệt gió mùa. |
B. Ôn đới gió mùa. |
C. Nhiệt đới gió mùa. |
D. Xích đạo ẩm. |
PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm).
- Trình bày đặc điểm khí hậu vùng biển đảo Việt Nam.
- Vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển?
Câu 2 (1,5 điểm).
- Sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền của sinh vật nước ta được biểu hiện như thế nào? Giải thích về sự đa dạng đó.
- Theo em, là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em cần phải làm những gì để khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật ở nước ta?
_ _HẾT_ _
✄
BÀI LÀM
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 8 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
CHỦ ĐỀ |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
CHƯƠNG 3 – THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM |
|||||||||||
1. Sinh vật Việt Nam |
|
|
1 |
|
2 |
ý a |
|
|
2 |
ý a |
1,0 |
CHƯƠNG 4 – BIỂN ĐẢO VIỆT NAM |
|||||||||||
2. Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam |
|
ý a |
2 |
ý b |
|
|
|
|
2 |
1 |
2,5 |
3. Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam |
2 |
|
1 |
|
|
|
|
ý b |
|
|
|
Tổng số câu TN/TL |
2 |
ý a |
4 |
ý b |
2 |
ý a |
0 |
ý b |
8 |
2 |
5,0 |
Điểm số |
0,5 |
1,5 |
1,0 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0 |
0,5 |
2,0 |
3,0 |
5,0 |
Tổng số điểm Tỉ lệ |
2,0 điểm 20 % |
1,5 điểm 15 % |
1,0 điểm 10 % |
0,5 điểm 5 % |
5,0 điểm 50 % |
5,0 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 8 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số câu TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TL (số câu) |
TN (số câu) |
TL |
TN |
|||
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM |
||||||
1. Sinh vật Việt Nam |
Thông hiểu |
Tìm hiểu nguyên nhân tự nhiên dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam. |
1 |
C1 |
||
Vận dụng |
- Biết được hành vi nên thực hiện để bảo tồn đa dạng sinh học. - Biết được khu bảo tồn thiên nhiên nào nước ta là nơi tập trung nhiều loài chim khác nhau (147 loài) trong đó có 13 loài chim quý hiếm của thế giới. a. Trình bày biểu hiện sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền của sinh vật nước ta và giải thích về sự đa dạng đó. |
ý a |
1 1 |
C2 (TL) |
C4 C5 |
|
CHƯƠNG 4. BIỂN ĐẢO VIỆT NAM |
||||||
2. Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam |
Nhận biết |
Trình bày đặc điểm khí hậu vùng biển đảo Việt Nam. |
ý a |
C1 (TL) |
||
Thông hiểu |
- Nhận diện được các bộ phận thuộc vùng biển Việt Nam. - Trình bày được đặc điểm chế độ nhiệt trên Biển Đông. - Giải thích vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên môi trường. |
ý b |
1 1 |
C1 (TL) |
C3 C6 |
|
3. Môi trường và tài nguyên biển Đảo Việt Nam |
Nhận biết |
- Nhận biết ba đảo có diện tích lớn nhất nước ta. - Nhận biết khí hậu của vùng biển Việt Nam. |
2 |
C2 C8 |
||
Thông hiểu |
Chỉ ra hành động không đúng khi bảo tồn đa dạng sinh học. |
1 |
C7 |
|||
Vận dụng cao |
Trình bày những việc cần làm của học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường để khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật ở nước ta. |
ý b |
C2 (TL) |