Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 chân trời sáng tạo (đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 11 chân trời sáng tạo cuối kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 2 môn Lịch sử 11 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp thứ hai trên thế giới chỉ sau:

  1. Địa Trung Hải.
  2. Ả Rập.
  3. Caribe.
  4. Tây Ban Nha.

Câu 2. Biển Đông là cửa ngõ giao thương quốc tế của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp, giữ vai trò là:

  1. địa bàn chiến lược quan trọng.
  2. nơi trao đổi buôn bán hàng hóa.
  3. nơi giao thoa các nền văn hóa.
  4. địa bàn khai thác khoáng sản

Câu 3. Căn cứ vào điều kiện nào để quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể kiểm soát, đảm bảo an ninh các tuyến đường giao thông trên biển?

  1. Vị trí trung tâm của biển Đông.
  2. Giàu tài nguyên khoáng sản biển.
  3. Có nhiều hải sản quý, giá trị cao
  4. Có trữ lượng lớn sinh vật biển.

Câu 4. Với vị trí trung tâm của Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vai trò gì đối với giao thông trên biển?

  1. Giúp cư dân các nước trong khu vực thoải mái đi lại và giao lưu kinh tế.
  2. Kiểm soát, đảm bảo an ninh các tuyến đường giao thông trên biển Đông.
  3. Giúp cư dân trong khu vực khai thác các nguồn năng lượng mới.
  4. Góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch biển ngày càng phát triển.

Câu 5. Nội dung nào không thể hiện sự phong phú, đa dạng của nguồn tài nguyên, thiên nhiên ở Biển Đông?

  1. Đa dạng sinh học cao.
  2. Có bồn trũng chứa dầu khí lớn.
  3. Chứa lượng lớn tài nguyên khí đốt.
  4. Địa bàn chiến lược quan trọng.

Câu 6. Các đảo và quần đảo đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với Biển Đông?

  1. Nơi tập trung các mô hình chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa đa dạng.
  2. Vị trí phòng thủ chiến lược trọng yếu đối với nhiều quốc gia trong khu vực.
  3. Điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Âu.
  4. Cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn.

Câu 7. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm của Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng như thế nào?

  1. Nằm trên những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng.
  2. Điểm trung chuyển, trao đổi và bốc dỡ hàng hóa nội địa.
  3. Điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Âu.
  4. Tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 8. Nội dung nào không thể hiện vị trí chiến lược của Biển Đông ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương?

  1. Nơi tập trung các mô hình chính trị, kinh tế, văn hóa của thế giới.
  2. Được nhiều nước quan tâm và là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng.
  3. Có 1 trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất của châu Á.
  4. Nhiều nước trong khu vực có kinh tế phụ thuộc vào Biển Đông.

Câu 9. Phía Bắc, Biển Đông nối liến:

  1. biển Hoa Đông qua eo biển Đài Loan.
  2. biển Phi – lip – pin thuộc Thái Bình Dương qua eo biển Lu – dông.
  3. biển An – da – man thuộc Ấn Độ Dương thông qua eo biển Xin – ga – po và Ma – lắc – ca.
  4. biển Gia – va qua eo biển Ca – li – man – tan.

Câu 10. Quần đảo Trường Sa được chia làm mấy cụm?

A. 8 cụm.

B. 12 cụm.

C. 37 cụm.

D. 9 cụm.

    Câu 11. Eo biển Ma – lắc – ca là điểm điều tiết giao thông quan trọng bậc nhất châu Á vì:

  1. Tất cả hàng hóa các nước Đông Nam Á và Bắc Á phải đi qua.
  2. Tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
  3. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn khoáng sản.
  4. Điểm trung chuyển, trao đổi bốc dỡ hàng hóa nội địa quan trọng.

Câu 12. Biển Đông giữ vai trò là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới vì:

  1. tổng lượng hàng hóa thương mại vận chuyển hằng năm.
  2. tổng lượng khách du lịch hằng năm.
  3. số lượng tàu thuyển qua lại hằng năm.
  4. tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng thuyền hằng năm.

Câu 13. Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để:

A. khai thác sản vật (tôm, cá…)

B. cứu hộ tàu thuyền gặp nạn.

C. xem xét, đo đạc thủy trình.

D. dựng miếu thờ và vẽ bản đồ.

    Câu 14. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều bãi cát, vịnh, hang động tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển ngành kinh tế mũi nhọn nào sau đây?

A. Công nghiệp khai khoáng.

B. Du lịch.

C. Thương mại biển.

D. Giao thông hàng hải.

   Câu 15. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được kí kết:

A. ASEAN và Hàn Quốc.

B. ASEAN và Mĩ.

C. ASEAN và Trung Quốc.

D. ASEAN và Nhật Bản.

Câu 16. Tháng 6 – 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua văn bản pháp luật nào sau đây?

  1. Luật An ninh quốc gia.
  2. Luật Biên giới quốc gia.
  3. Sách trắng quốc phòng.
  4. Luật Biển Việt Nam.

Câu 17. Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế, ngoài trừ ngành:

A. công nghiệp khai khoáng.

B. đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

C. giao thông hàng hải.

D. giao thông đường hàng không

    Câu 18. Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng?

  1. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.
  2. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc) đặc biệt là dầu khí.
  3. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng vịnh, bãi cát trắng, hang động.
  4. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế.

Câu 19. Trong những năm 1945 – 1975, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền:

A. Việt Nam Cộng hòa.

B. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 20. Việt Nam có thể khai thác để phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như: khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, khai thác dầu khí, hàng hải, du lịch… trên cơ sở:

  1. hợp tác với khu vực khai thác nguồn tài nguyên ở Biển Đông.
  2. vị trí địa chiến lược và kinh nghiệm khai thác tài nguyên.
  3. vị trí địa lí và nguồn tài nguyên phong phú của Biển Đông.
  4. vị trí địa lí và khả năng kiểm soát, chi phối Biển Đông.

Câu 21. Nội dung nào sau đây không phải là hoạt động của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển đảo?

  1. Giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.
  2. Ban hành các văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền, thông qua Luật biển Việt Nam.
  3. Nghiên cứu, chế tạo vũ khí hạt nhân nhằm đe dọa các nước có ý đồ muốn xâm phạm.
  4. Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

Câu 22. Dưới thời vua Minh Mạng (1820 – 1841) thuộc triều Nguyễn ở nước ta, quần đảo Trường Sa có tên gọi là gì?

A. Bãi cát vàng.

B. Vạn lí Trường Sa.

C. Đại Trường Sa đảo.

D. Thiên Lý Sa Hoàng.

Câu 23. Hiện nay, một trong những biện pháp quan trọng của Việt Nam trong thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông là:

  1. đàm phán, kí hiệp định song phương, phù hợp với pháp luật Việt Nam.
  2. đàm phán, kí hiệp định đa phương, vì lợi ích cốt lõi của mỗi quốc gia.
  3. đấu tranh bằng biện pháp hòa bình phù hợp với pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS.
  4. sử dụng biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương ASEAN và luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS.

Câu 24. Hiện nay, Việt Nam vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hợp quốc để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo?

  1. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
  2. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
  3. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
  4. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  1. Nêu thuận lợi và khó khăn của yếu tố quân sự tạo nên vị thế chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
  2. Theo em, vì sao chúng ta cần phải bảo vệ biển đảo Tổ quốc?

Câu 2 (1,0 điểm). Việt Nam có thể phát triển những ngành kinh tế trọng điểm nào liên quan đến Biển Đông? Theo em cần làm gì để khai thác hiệu quả các ngành kinh tế đó?

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THPT.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

4

1 ý

6

2

1 ý

12

1

6

Việt Nam và Biển Đông

4

6

2

1

12

1

4

Tổng số câu TN/TL

8

 

12

 

4

1 ý

0

1

24

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

3,0

 

1,0

1,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số ý)

TL

(số câu)

TN

(số ý)

TL

(số câu)

LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM

 Ở BIỂN ĐÔNG

24

2

 

 

Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Nhận biết

- Nhận biết tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp.

- Nhận biết hướng tiếp giáp của Biển Đông ở phía Bắc

- Nhận biết điều kiện để quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có thể kiểm soát, đảm bảo an ninh các tuyến đường giao thông trên biển.

- Nhận biết quần đảo Trường Sa được chia làm mấy cụm.  

- Nêu thuận lợi và khó khăn của yếu tố quân sự tạo nên vị thế chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

4

1 ý

C1, C9, C3, C10

C1

(TL)

Thông hiểu

- Tìm nội dung không thể hiện sự phong phú, đa dạng của nguồn tài nguyên, thiên nhiên ở Biển Đông.

- Tìm vai trò quan trọng của các đảo và quần đảo đối với Biển Đông.

- Tìm hiểu vị trí chiến lược quan trọng mà quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm của Biển Đông.

- Tìm nội dung không đúng thể hiện vị trí chiến lược của Biển Đông ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

- Biển Đông giữ vai trò gì khi là cửa ngõ giao thương quốc tế của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp.

- Vai trò của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đối với giao thông biển.

6

C5, C6, C7, C8, C2, C4

Vận dụng

- Lí giải vì sao eo biển Ma – lắc – ca là điểm điều tiết giao thông bậc nhất Châu Á.

- Lí giải vì sao Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới.

- Lí giải vì sao cần bảo vệ biển đảo Tổ Quốc.

2

1

C11, C12

C1

(TL)

Vận dụng cao

Việt Nam và Biển Đông

Nhận biết

- Nhận biết sự kiện vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hòng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa vào năm 1816.

- Nhận biết ngành kinh tế mũi nhọn có thể phát triển dựa trên cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều bãi cát, vịnh, hang động.

- Nhận biết được tổ chức kí kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

- Nhận biết được văn kiện được thông qua bởi Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XVIII vào tháng 6/ 2012.

4

C13, C14, C15, C16

Thông hiểu

- Tìm ngành kinh tế mũi nhọn không có điều kiện thuật lợi phát triển ở Biển Đông.

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên mà Biển Đông để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.

- Tìm chính quyền thực hiện quản lí quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào những năm 1945 – 1975.

- Tìm hiểu cơ sở mà Việt Nam có thể khai thác để phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn: khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, hàng hải….

- Tìm nội dung không phải là hoạt động của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

- Tìm hiểu tên gọi của quần đảo Trường Sa dưới thời vua Minh Mạng.

6

C17, C18, C19, C20, C21, C22

Vận dụng

- Tìm hiểu biện pháp quan trọng của Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông.

- Tìm hiểu Việt Nam vận dụng nguyên tắc nào của Liên hợp quốc để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.

2

C23, C24

Vận dụng cao

Nêu được những ngành kinh tế trọng điểm có liên quan đến Biển Đông và cần làm gì để khai thác hiệu quả các ngành kinh tế trọng điểm đó.

1

C2

(TL)

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay