Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 Lịch sử 8 cánh diều (đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 cánh diều cuối kì 2 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4cuối kì 2 môn Lịch sử 8 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Khẩu hiệu của cuộc vận động Duy Tân là
- A. đánh đuổi Nhật – Pháp.
- B. người cày có ruộng.
- C. sẻ cơm nhường áo.
- D. khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.
Câu 2 (0,25 điểm). Mục đích chính của cuộc vận động Duy Tân đầu thế kỉ XX là gì
- A. bồi dưỡng nhân lực cho cách mạng Việt Nam.
- B. nâng cao dân trí cho cách mạng Việt Nam.
- C. đào tạo nhân tài cho cách mạng Việt Nam.
- D. mở rộng phong trào đấu tranh ra nước ngoài.
Câu 3 (0,25 điểm). Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 có điểm gì mới so với phong trào yêu nước trước đó?
- A. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.
- B. Do giai cấp tư sản mới ra đời lãnh đạo.
- C. Gắn cứu nước với canh tân đất nước.
- D. Do giai cấp công nhân mới ra đời lãnh đạo.
Câu 4 (0,25 điểm). Điểm tương đồng giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong hoạt động cứu nước của đầu thế kỉ XX là
- A. gắn cứu nước với đấu tranh vũ trang giành độc lập dân tộc.
- B. giương cao ngọn cờ dân chủ, hô hào cải cách xã hội.
- C. noi gương theo Nhật Bản để tự cường.
- D. gắn cứu nước với cứu dân, duy tân làm cho đất nước phát triển.
Câu 5 (0,25 điểm). Các chúa Nguyễn đã thành lập đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải vào khoảng thời gian nào?
A. Năm 1889. | B. Thế kỉ XVII. | C. Thế kỉ XVI. | D. Năm 1991. |
Câu 6 (0,25 điểm). Đâu là cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển?
- A. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.
- B. Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
- C. Công ước của Liên hợp quốc về Chống tham nhũng.
- D. Công ước của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu.
Câu 7 (0,25 điểm). Vua Gia Long đã ra lệnh cho Đội Hoàng Sa và hải quân của triều đình ra thăm dò, đo thủy lợi và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để biểu tượng cho chủ quyền của Việt Nam vào năm nào?
A. Năm 1716. | B. Năm 1616. | C. Năm 1816. | D. Năm 1516. |
Câu 8 (0,25 điểm). Có một hòn đảo ở quần đảo Trường Sa mang tên người anh hùng của lực lượng Hải quân Việt Nam với những chiến công lẫy lừng trên đoàn tàu không số huyền thoại. Hòn đảo đó mang tên là gì?
- A. Ngô Tất Tố.
- B. Nguyễn Phan Vinh.
- C. Phan Đình Giót.
- D. Võ Nguyên Giáp.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ năm 1954 đến nay.
Câu 2 (1,0 điểm). Trình bày sự khác nhau về mục đích và hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành so với những người đi trước. Từ đó giải thích tại sao Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối?
Câu 3 (0,5 điểm). Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
%
BÀI LÀM:
……
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 17. Việt Nam đầu thế kỉ XX | 1 | 3 | 1 | 1 | 4 | 2 | 2,5 | ||||
Chủ đề 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt Nam ở Biển Đông | 1 | 1 | 3 | 4 | 1 | 2,5 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 6 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 3 | 5,0 |
Điểm số | 0,5 | 1,5 | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 0 | 0,5 | 2,0 | 3,0 | 5,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% | 5,0 điểm 50 % | 5,0 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
1. Việt Nam đầu thế kỉ XX | Nhận biết | Nhận biết khẩu hiệu của cuộc vận động Duy Tân. | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | - Tìm hiểu mục đích chính của cuộc vận động Duy Tân đầu thế kỉ XX. - Tìm hiểu phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 có điểm gì mới so với phong trào yêu nước trước đó. - Tìm hiểu điểm tương đồng giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong hoạt động cứu nước của đầu thế kỉ XX. | 3 | C2 C3 C4 | |||
Vận dụng | Trình bày sự khác nhau về mục đích và hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành so với những người đi trước. Từ đó giải thích tại sao Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối. | 1 | C2 (TL) | |||
Vận dụng cao | Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, em rút ra được bài học gì cho bản thân. | 1 | C3 (TL) | |||
2. Chủ đề 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt Nam ở Biển Đông | Nhận biết | - Nhận biết các chúa Nguyễn đã thành lập đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải vào khoảng thời gian nào. - Trình bày quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ năm 1954 đến nay. | 1 | 1 | C5 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Tìm hiểu đâu là cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển. - Tìm hiểu Vua Gia Long đã ra lệnh cho Đội Hoàng Sa và hải quân của triều đình ra thăm dò, đo thủy lợi và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để biểu tượng cho chủ quyền của Việt Nam vào năm nào. - Tìm hiểu tên hòn đảo ở quần đảo Trường Sa mang tên người anh hùng của lực lượng Hải quân Việt Nam với những chiến công lẫy lừng trên đoàn tàu không số huyền thoại. | 3 | C6 C7 C8 |