Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 vật lí 11 chân trời sáng tạo (đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra vật lí 11 chân trời sáng tạo cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn vật lí 11 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
VẬT LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Cường độ dòng điện là gì?
- A. Là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi của điện trở theo nhiệt độ.
- B. Là đại lượng đặc trưng cho sự tạo ra và duy trì sự chênh lệch điện thế.
- C. Là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của vật dẫn
- D. Là đại lượng vật lí đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện.
Câu 2. Trong dây dẫn, dòng điện có chiều như thế nào?
- A. Ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm.
- B. Vuông góc với chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm.
- C. Cùng với chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm.
- D. Ngược với chiều dịch chuyển của điện trường.
Câu 3. Một dòng điện không đổi, sau 1 phút có một điện lượng 15 C chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn. Cường độ của dòng điện chạy qua dây dẫn là
- A. 0,25 A. B. 15 A. C. 0,15 A. D. 2,5 A.
Câu 4. Trong một dây nhôm hình trụ có đường kính 1 mm có cường độ dòng điện chạy qua là 1 A. Mật độ electron tự do trong đoạn dây nhôm hình trụ là 1,8.1029 electron/m3. Tốc độ dịch chuyển có hướng của electron trong dây nhôm đó là
- A. 2,1.10 -5 m/s. B. 1,1.10 -5 m/s. C. 4,2.10 -5 m/s. D. 4,2.10 -4 m/s.
Câu 5. Một đoạn dây dẫn kim loại đồng chất có đường kính tiết diện giảm dần theo chiều dài l của dây nằm dọc theo hướng trục Ox như hình vẽ.
Đặt vào hai đầu đoạn dây dẫn một hiệu điện thế không đổi. Đồ thị nào sau đây mô tả phù hợp nhất sự phụ thuộc của tốc độ trôi v của electron theo khoảng cách x từ 0 đến l?
A. | B. |
C. | D. |
Câu 6. Điện trở nhiệt là gì?
- A. Là linh kiện điện tử mà điện trở của nó biến thiên nhanh theo nhiệt độ.
- B. Là linh kiện điện tử mà điện trở của nó không biến thiên theo nhiệt độ.
- C. Là linh kiện điện tử mà điện trở của nó biến thiên chậm theo nhiệt độ.
- D. Là đại lượng vật lí mà điện trở của không biến thiên theo nhiệt độ.
Câu 7. Đâu là phát biểu đúng của định luật Ohm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở?
- A. Cường độ dòng điện I chạy qua một điện trở R tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế U đặt vào hai đầu điện trở.
- B. Cường độ dòng điện I chạy qua một điện trở R tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U đặt vào hai đầu điện trở.
- C. Cường độ dòng điện I chạy qua một điện trở R tỉ lệ với hiệu điện thế U đặt vào hai đầu điện trở.
- D. Cường độ dòng điện I chạy qua một điện trở R không tỉ lệ với hiệu điện thế U đặt vào hai đầu điện trở.
Câu 8. Đặt hiệu điện thế U = 3 V vào hai đầu một sợi dây dẫn bằng đồng có điện trở R = 0,5 Ω. Cường độ dòng điện chạy qua sợi dây đồng là
- A. 1,5 A.
- B. 6 A.
- C. 3 A.
- D. 0,5 A.
Câu 9. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
- A. Dây dẫn.
- B. Công tắc.
- C. Ổ điện.
- D. Pin năng lượng mặt trời.
Câu 10. Khi có n nguồn điện được ghép nối tiếp với nhau, suất điện động của bộ nguồn được xác định bởi công thức nào?
- A. Eb = E1 + E2 +…+ En.
- B. Eb = E1 = E2 =…= En.
- C. Eb = |E1 – E2 - … - En|.
- D. Eb = nE.
Câu 11. Một nguồn điện có suất điện động 6 V. Biết công của lực lạ làm di chuyển điện 4 C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện. Công của lực lạ này là
- A. 2,4 J. B. 24 J. C. 0,24 J. D. 4,8 J.
Câu 12. Một nguồn điện có suất điện động không đổi, để chuyện một điện lượng 5 C thì lực lạ phải sinh một công là 0,3 J. Để chuyển một điện lượng 9 C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là
- A. 0,54 J. B. 0,45 J. C. 4,5 J. D. 5,4 J.
Câu 13. Đơn vị của công suất tiêu thụ năng lượng điện là gì?
- A. Jun (J).
- B. Oát (W).
- C. Vôn trên mét (V/m).
- D. Oát giờ (W.h).
Câu 14. Cho dòng điện I chạy qua hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Mối liên hệ giữa nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi điện trở và giá trị các điện trở là
- A.
- B.
- C. Q1R1 = Q2R2.
- D. Q2Q1 = R2R1.
Câu 15. Trên một tủ lạnh có ghi thông số 220 V – 100 W. Điện trở của tủ lạnh này là
- A. 222 Ω.
- B. 22 Ω
- C. 484 Ω.
- D. 48,4 Ω.
Câu 16. Dụng cụ nào dưới đây không dùng trong thí nghiệm đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện?
- A. Pin.
- B. Đồng hồ đo điện đa năng.
- C. Đèn LED.
- D. Biến trở.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm). Dòng điện không đổi có cường độ 3 A chạy trong dây dẫn kim loại. Tính điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong 3 s.
Câu 2. (2 điểm) a) Nêu khái niệm điện trở và biểu thức xác định điện trở.
b) Cho mạch điện như hình vẽ. Cho biết các giá trị điện trở: R1 = 4 Ω, R2 = R5 = 20 Ω, R3 = R6 = 12 Ω, R4 = R7 = 8 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch UAB = 48 V.
Tính điện trở RAB của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện của mỗi điện trở.
Câu 3. (1,5 điểm) Một acquy có suất điện động 6 V, sản ra một công là 360 J khi acquy này phát điện trong 5 phút.
a) Tính lượng điện tích dịch chuyển trong acquy.
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua acquy.
Câu 4 (1,5 điểm). Nguồn điện có điện trở trong r = 2 Ω, cung cấp một công suất P cho mạch ngoài là điện trở R1 = 0,5 Ω. Mắc thêm vào mạch ngoài điện trở R2 thì công suất tiêu thụ mạch ngoài không đổi. Hỏi R2 nối tiếp hay song song với R1 và có giá trị bao nhiêu?
BÀI LÀM