Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Vật lí 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 05
Câu 1: Thời điểm nào dao động điều hòa đảo chiều chuyển động?
A. lực tác dụng có độ lớn cực đại.
B. lực tác dụng có độ lớn cực tiểu.
C. lực tác dụng biến mất.
D. không có lực nào tác dụng vào vật.
Câu 2: Những đại lượng nào trong dao động điều hòa không biến đổi theo thời gian?
A. Vận tốc, li độ, gia tốc.
B. Động năng, biên độ, li độ.
C. Động năng, thế năng, cơ năng.
D. Cơ năng, biên độ, chu kì.
Câu 3: Chu kì dao động điều hòa được định nghĩa như thế nào?
A. là số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây.
B. là số dao động toàn phần thực hiện được trong một phút.
C. là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần.
D. là khoảng thời gian vật thực hiện được một số dao động toàn phần.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây chính xác về năng lượng dao động của một vật dao động điều hòa?
A. Giảm 4/9 lần khi tần số tăng 3 lần và biên độ giảm 9 lần.
B. Giảm 4 lần khi biên độ giảm 2 lần và tần số tăng 2 lần.
C. Giảm 25/9 lần khi tần số dao động tăng 3 lần và biên độ dao động giảm 3 lần.
D. Tăng 16 lần khi biên độ tăng 2 lần và tần số tăng 2 lần.
Câu 5: Nếu một vật dao động điều hòa thực hiện 30 dao động trong 60 giây, chu kì dao động của nó là bao nhiêu?
A. 0,5 s.
B. 30 s.
C. 1 s.
D. 2 s.
Câu 6: Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, lực kéo về tác dụng lên vật
A. tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo.
B. tỉ lệ với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng.
C. luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
D. luôn tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo.
Câu 7: Con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m treo vào sợi dây tại nơi có gia tốc trọng trường g, dao động điều hoà với chu kỳ T phụ thuộc vào
A. l và g
B. m và l
C. m và g
D. m, l và g
Câu 8: Con lắc đơn dao động điều hoà, khi tăng chiều dài của con lắc lên 4 lần thì tần số dao động của con lắc:
A. tăng lên 2 lần.
B. giảm đi 2 lần.
C. tăng lên 4 lần.
D. giảm đi 4 lần.
Câu 9: Trong dao động điều hoà của con lắc đơn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Lực kéo về phụ thuộc vào chiều dài của con lắc.
B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
Câu 10: Một vật nhỏ khối lượng 100g dao động theo phương trình x = 8cos10t (x tính bằng cm, t tính bằng s). Động năng cực đại của vật bằng
A. 32 mJ.
B. 16 mJ.
C. 64 mJ.
D. 128 mJ.
Câu 11: Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
A. với tần số bằng tần số dao động riêng.
B. mà không chịu ngoại lực tác dụng.
C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.
D. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.
Câu 12: Đối với dao động cơ, hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của lực cưỡng bức
A. rất nhỏ so với tần số riêng của hệ.
B. bằng chu kỳ riêng của hệ.
C. bằng tần số riêng của hệ
D. rất lớn so với tần số riêng của hệ.
Câu 13: Một người xách một xô nước đi trên đường mỗi bước đi dài 50 cm thì nước trong xô bị sóng sánh mạnh nhất. Vận tốc đi của người đó là 2,5 km/h. Chu kỳ dao động riêng của nước trong xô là:
A. 0,72 s.
B. 0,35 s.
C. 0,45 s.
D. 0,52 s.
Câu 14: Chọn câu sai:
A. tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn
B. ngoại lực tác dụng lên quả lắc đồng hồ là trọng lực của nó
C. quả lắc đồng hồ dao động với tần số bằng tần số riêng của nó
D. tần số của dao động tự do là tần số riêng của nó
Câu 15: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 10 N/m, khối lượng của vật nặng bằng m = 200 g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 6 cm. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt phẳng là μ = 0,1. Thời gian chuyển động của vật m từ lúc thả tay đến lúc vật m đi qua vị trí lực đàn hồi của lò xo nhỏ nhất lần đầu tiên là
A. 0,296 s
B. 0,444 s
C. 0,222 s
D. 1,111 s
Câu 16: Một sóng cơ dao động có bước sóng là . Khoảng cách giữa n ngọn sóng liên tiếp là:
A. n bước sóng
B. n – 1 bước sóng
C. n + 1 bước sóng
D. 2n bước sóng
Câu 17: ............................................
............................................
............................................