Đề thi cuối kì 1 KHTN 6 cánh diều (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra KHTN 6 cánh diều cuối kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 1 môn khoa học tự nhiên 6 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án KHTN 6 cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                        ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Cánh diều

 

Họ và tên: …………………………………………………. Lớp:  ………………..

Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

 

Câu 1. Ý nghĩa của việc xây dựng khóa lưỡng phân là:

  1. Dùng để phân chia các sinh vật thành từng nhóm, dựa trên sự giống nhau hoặc khác nhau ở mỗi đặc điểm sinh vật
  2. Sắp xếp một lượng lớn thông tin giúp cho việc xác định một sinh vật dễ dàng hơn
  3. Giúp cho việc nghiên cứu có trật tự, hiểu quả hơn
  4. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 2. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

  1. Nồi, chảo, hạt gạo, ngôi nhà
  2. Tinh bột, nhôm, sắt, than chì
  3. Ruột bút chì, lọ hoa, nước
  4. Thạch gang, kim loại, gỗ

Câu 3. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

  1. Hòa tan đường vào nước
  2. Cô cạn nước thành đường
  3. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen
  4. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng.

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về virus?

  1. Có thể quan sát bằng mắt thường
  2. Kích thước khoảng vài mm
  3. Chưa được coi là một sinh vật hoàn chỉnh
  4. Cấu tạo rất phức tạp

Câu 5. Câu nào không đúng khi nói về vi khuẩn

  1. Chỉ tồn tại trong cơ thể người và động vật
  2. Có cấu tạo đơn giản nhưng đa dạng về hình dạng
  3. Kích thước siêu hiển vi
  4. Có thể quan sát dưới kính hiển vi

Câu 6. Sự bay hơi được ứng dụng vào hoạt động nào trong thực tế sau đây?

  1. Bảo quản nước đá trong tủ lạnh
  2. Phơi khô quần áo dưới nắng
  3. Đun sôi nước để pha trà
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 7. Lực nào dưới đây là lực không tiếp xúc?

  1. Lực do búa đập vào thanh thép đã được nung nóng
  2. Lực do tay người ấn lên mặt đệm
  3. Lực do bàn chân tác dụng lên quả bóng
  4. Lực do nam châm hút viên bi sắt

Câu 8. Đâu không phải tên của một nguyên sinh vật?

  1. Trùng kiết lị B. Corona
  2. Trùng biến hình D. Trùng giày

Câu 9. Nhận xét nào sau đây nói về tính chất vật lí của sắt?

  1. Đinh sắt cứng, màu trắng xám, bị nam châm hút
  2. Sắt bị ăn mòn dưới tác dụng của hơi ẩm, khí cacbonic và oxy ở trong không khí tạo nên gỉ sắt.
  3. Ở điều kiện thường, sắt không tác dụng với những nguyên tố phi kim điển hình như oxy, lưu huỳnh, brom.
  4. Sắt hầu như không có phản ứng với nước lạnh

Câu 10. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?

  1. Đóng đinh vào tường
  2. Vận đông viên nhảy dù rơi trên không
  3. Giọt mưa rơi
  4. Cả B và C đều đúng

Câu 11. Nguyên sinh vật dưới đây có tên gọi là

  1. Trùng giày B. Trùng roi
  2. Trùng biến hình D. Trùng sốt rét

Câu 12. Dãy gồm các vật thể tự nhiên là:

  1. Cây xoài, quả cam, socola
  2. Con đà điểu, sông nước, mủ cao su
  3. Con gà, con người, xe ô tô
  4. Bánh mỳ, con chim, nước ngọt có gas

Câu 13. Lực ma sát là lực

  1. Lực không tiếp xúc B. Lực tiếp xúc
  2. Lực hút D. Lực đẩy

Câu 14. Nấm nào dưới đây thuộc loại nấm độc?

  1. Nấm hương B. Nấm đùi gà
  2. Nấm kim chi D. Nấm tán bay

Câu 15. Tảo và nấm có đặc điểm gì giống nhau?

  1. Đều chưa có thân, lá, rễ thật sự
  2. Đều có khả năng tổng hợp chất hữu cơ
  3. Đều dinh dưỡng bằng các hoại sinh
  4. Đều có diệp lục

Câu 16. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi

  1. Khi một vật lăn trên bề mặt vật khác
  2. Khi một vật đứng yên trên bề mặt một vật khác
  3. Khi một vật chịu tác dụng của một lực nhưng vẫn đứng yên trên bề mặt của vật khác.
  4. Khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác

Câu 17. Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ qua đường nước ống. Điều này thể hiện tính chất gì ở thể lỏng?

  1. Chất lỏng có khối lượng và thể tích xác định
  2. Chất lỏng không có hình dạng xác định mà có hình djang của vật chứa nó
  3. Chất lỏng dễ bay hơi
  4. Chất lỏng dễ chảy

Câu 18. Để xây dựng khóa lưỡng phân cho các sinh vật sau: chim, bọ ngựa, cá mập, khỉ, rùa, người ta sử dụng đặc điểm nào?

  1. Bộ phận cơ thể B. Cách dinh dưỡng
  2. Hình thức sinh sản D. Cấu tạo tế bào

Câu 19. Thực phẩm chức năng từ nấm linh chi có tác dụng:

  1. Trang trí nhà cửa
  2. Chế biến thực phẩm phổ biến
  3. Sáng mắt, an thần, cải thiện sức khỏe, phục hồi sau bệnh
  4. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 20. Khi một quả bóng đập xuống sân bóng thì sân tác dụng lực lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?

  1. Chỉ làm thay đổi chuyển động của quả bóng.
  2. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
  3. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm thay đổi chuyển động của nó.
  4. Không làm biến dạng và cũng không làm thay đổi chuyển động của quả bóng.
  1. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm)

Cho các loài sau: ếch, thỏ, chó, chim chích bông và các đặc điểm sau:

(1) Hô hấp bằng phổi hay không bằng phổi

(2) Sống trên cạn hay không sống trên cạn

(3) Phân tính hay không phân tính

(4) Biết bay hay không biết bay

(5) Có lông hay không có lông

(6) Ăn cỏ hay không ăn cỏ

Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là gì? Giải thích vì sao?

Câu 2. (2,0 điểm)

  1. Mô tả hình dạng và đặc điểm di chuyển của trùng giày, trùng biến hình.
  2. Lấy ví dụ chứng minh nguyên sinh vật vừa có lợi, vừa có hại đối với con người.

Câu 3. (1,5 điểm)

Em hãy chỉ ra các chất được nói đến trong ca dao, tục ngữ sau:

  1. Có công mài sắt, có ngày nên kim
  2. Chì khoe chì nặng hơn đồng

Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng.

  1. Có bột mới gột lên hồ

Câu 4. (1,5 điểm)

  1. Lực ma sát là gì? Phân biệt lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ.
  2. Vì sao trước khi thi đấu, các vận động viên thể dục dụng cụ thường xoa tay vào bột?

BÀI LÀM

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

 

TRƯỜNG THCS ......... 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – MÔN KHTN

NĂM HỌC: 2021-2022

     

       CẤP  ĐỘ

Chủ đề

TÊN BÀI HỌC

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

    

      VẬN DỤNG CAO

TỔNG CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phần sinh học

Đa dạng thế giới sống

Khóa lưỡng phân

1 câu

  

1 câu

(1,0đ)

1 câu

   

3

1,4 điểm

14%

Virus và Vi khuẩn

  

2 câu

     

2 câu

0,4 điểm

4%

Đa dạng nguyên sinh vật – Nấm

2 câu

0,5 câu

(1,0đ)

2 câu

 

1 câu

0,5 câu

(1,0đ)

  

6 câu

3 điểm

30%

Phần hóa học

Chủ đề 3. Các thể của chất

Sự đa dạng của chất

2 câu

    

1 câu

(1,5đ)

  

3 câu

1,9 điểm

19%

Tính chất và sự chuyển thể của chất

  

2 câu

 

2 câu

   

4 câu

0,8 điểm

8%

Phần vật lý

Phần 4. Năng lượng và sự biến đổi

Lực và tác dụng của lực

  

1 câu

     

1 câu

0,2 điểm

2%

Lực tiếp xúc và không tiếp xúc

1 câu

   

1 câu

   

2 câu

0,4 điểm

4%

Lực ma sát – lực hấp dẫn

2 câu

  

0,5 câu

(0,75đ)

   

0,5 câu

(0,75đ)

3 câu

1,9 điểm

19%

Tổng số câu: 24

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ:  100%

8,5 câu

2,4 điểm

24%

8,5 câu

3,15 điểm

31,5%

6,5 câu

3,5 điểm

35%

0,5 câu

0,75 điểm

7,5%

 
            

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi KHTN 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay