Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 cánh diều (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra KHTN 6 cánh diều giữa kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn khoa học tự nhiên 6 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án KHTN 6 cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                                ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Cánh diều

 

Họ và tên: …………………………………………………. Lớp:  ………………..

Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây ?

  1. Tỏa ra mùi hương quyến rũ
  2. Có màu sắc rất sặc sỡ
  3. Thường sống quanh các gốc cây
  4. Có kích thước rất lớn

Câu 2. Thực vật có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và nhiều loài động vật ?

  1. Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật
  2. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp
  3. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào và ôxi cho quá trình hô hấp của con người và động vật
  4. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 3. Trong các loại tảo dưới đây, loại tảo nào có kích thước lớn nhất ?

  1. Tảo tiểu cầu
  2. Tảo lá dẹp
  3. Rau diếp biển
  4. Rau câu

Câu 4. Vật dụng nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường?

  1. Pin
  2. Ống hút làm từ bột gạo.
  3. Máy tính
  4. Túi ni lông

Câu 5. Đâu là lương thực?

  1. Khoai lang
  2. Thịt bò
  3. Thit gà
  4. Xà lách

Câu 6. Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là

  1. Jun (J)
  2. calo (cal)
  3. kilocalo (kcal)
  4. kilooat giờ (kWh)

Câu 7. Cây nào dưới đây sinh sản bằng hạt?

  1. Trắc bách diệp.
  2. Bèo tổ ong.
  3. Rêu.
  4. Rau bợ.

Câu 8. Vì sao ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất?

  1. Vì đất ở khu vực đó là đất sét nên không bị xói mòn
  2. Vì các tán cây, rễ cây giảm lực chảy của dòng nước, rễ cây giữ đất
  3. Vì lượng mưa ở khu vực đó thấp hơn lượng mưa ở khu vực khác
  4. Vì nước sẽ bị hấp thu hết trở thành nước ngầm khiến tốc độ dòng chảy giảm

Câu 9. Những loài tảo nào dưới đây sống ở nước ngọt?

  1. Tảo xoắn, tảo đỏ, tảo lục
  2. Rong mơ, rau câu, tảo sừng hươu
  3. Chỉ duy nhất tảo sừng hươu
  4. Chỉ duy nhất rong mơ

Câu 10. Dựa vào tính chất nào của thủy tinh mà thủy tinh thường được sử dụng làm dụng cụ trong phòng thí nghiệm?

  1. Trong suốt.
  2. Không thấm nước và không tác dụng mới nhiều hóa chất.
  3. Bền với điều kiện môi trường.
  4. Tất cả các ý trên

Câu 11. Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?

  1. Đun nóng vật.
  2. Làm lạnh vật.
  3. Chiếu sáng vật.
  4. Cho vật chuyển động.

Câu 12. Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng?

  1. Cơ năng
  2. Điện năng
  3. Hóa năng
  4. Quang năng

Câu 13. Nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất trong số những nguồn sau là:

  1. Năng lượng gió
  2. Năng lượng địa nhiệt
  3. Năng lượng từ khí tự nhiên
  4. Năng lượng thủy triều

Câu 14. Nấm nào dưới đây thuộc loại nấm độc:

  1. Nấm tán bay
  2. Nấm sò
  3. Nấm linh chi
  4. Nấm đùi gà

Câu 15. Thực phẩm chức năng từ nấm linh chi có tác dụng:

  1. Trang trí nhà cửa
  2. Chế biến thực phẩm phổ biến
  3. Sáng mắt, an thần, cải thiện sức khỏe, phục hồi sau bệnh
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 16. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

  1. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
  2. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
  3. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
  4. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.

Câu 17. Cây rau mồng tơi sau khi chết đi được dùng làm :

  1. Phân bón.
  2. Thức ăn cho con người.
  3. Hồ dán.
  4. Thuốc.

Câu 18. So sánh thế năng hấp dẫn của vật M ở hai hình?

  1. Thế năng hấp dẫn của M ở hình 1 lớn hơn hình 2
  2. Thế năng hấp dẫn của vật M ở hình 2 lớn hơn hình 1
  3. Thế năng hấp dẫn của vật M ở hai hình bằng nhau
  4. Chưa đủ dữ kiện để so sánh

Câu 19. Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:

  1. quả bóng bị trái đất hút
  2. quả bóng đã bị biến dạng
  3. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng
  4. một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng

Câu 20. Sắp xếp các đối tượng trong hình vẽ dưới đây theo đúng thứ tự để thấy được cách sản xuất điện bằng Pin mặt trời:

  1. b – a – c
  2. a – b – c
  3. b – c – a
  4. a – c – b
  1. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. (1.0 điểm)

Nhận xét đặc điểm chung của dương xỉ, làm thế nào để nhận biết một cây thuộc dương xỉ?

Câu 2. (2 điểm)

  1. a) Em hãy nêu vai trò của thực vật trong tự nhiên trong việc điều hòa lượng khí cacbônic và ôxi trong không khí?
  2. b) Để giảm bớt tác hại của những cột khói ô nhiễm, bên cạnh những biện pháp kĩ thuật người ta còn có thể trồng nhiều cây quanh khu vực nhà máy. Em hãy giải thích tại sao?

Câu 3. (2 điểm)

  1. a) Thành phần của không khí gồm những gì? Mỗi thành phần chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích của không khí?
  2. b) Dựa vào những hiểu biết của em, hãy đưa ra năm biện pháp để bảo vệ môi trường không khí?

Câu 4. (1 điểm)

Chúng ta không thấy năng lượng nhưng có thể cảm nhận được tác dụng của nó.

- Mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta đều cần đến năng lượng. Năng lượng được lấy từ năng lượng dự trữ trong thức ăn.

- Khi lắp pin vào đèn pin và bật công tắc, thì bóng đèn pin phát ra ánh sáng. Ánh sáng được tạo ra là nhờ có năng lượng dự trữ trong pin.

- Cây cối lớn lên, ra hoa, kết trái được là nhờ hấp thụ năng lượng của ánh sáng Mặt Trời.

Nếu không có năng lượng của thức ăn, của pin, năng lượng của ánh sáng Mặt Trời thì những hiện tượng nêu trên có thể diễn ra được không?

BÀI LÀM

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – MÔN KHTN

NĂM HỌC: 2021-2022

     

       CẤP  ĐỘ

Chủ đề

TÊN BÀI HỌC

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

    

      VẬN DỤNG CAO

TỔNG CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phần sinh học

Đa dạng thế giới sống

Đa dạng nấm

1 câu

   

2 câu

   

3 câu

0.6 điểm

6%

Đa dạng thực vật

  

1 câu

 

1 câu

1 câu

(1đ)

  

3 câu

1.4 điểm

14%

Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên

1 câu

0.5 câu

(0.5đ)

1 câu

0.5 câu

(1.5đ)

    

3 câu

2.4 điểm

24%

Thực hành phân chia các nhóm thực vật

1 câu

 

1 câu

 

1 câu

   

3 câu

0.6 điểm

6%

Phần hóa học

Oxygen và không khí & Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm

Oxygen và không khí

 

0.5 câu

(1.5đ)

   

0.5 câu

(0.5đ)

  

1 câu

2.0 điểm

20%

Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

1 câu

 

1 câu

     

 2 câu

0.4 điểm

4%

Một số lương thực, thực phẩm thông dụng

1 câu

       

1 câu

0.2 điểm

2%

Phần vật lý

Năng lượng

Các dạng năng lượng

1 câu

 

1 câu

 

1 câu

  

1 câu

(1đ)

3.5 câu

1.6 điểm

16%

Sự chuyển hóa năng lượng

  

1 câu

 

1 câu

   

2 câu

0.4 điểm

4%

Nhiên liệu và năng lượng tái tạo

  

1 câu

 

1 câu

   

2 câu

0.4 điểm

4%

Tổng số câu: 24

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ:  100%

7 câu

3.2 điểm

32%

7.5 câu

2.9 điểm

29%

8.5 câu

2.9 điểm

29%

1 câu

1.0 điểm

10%

 
            

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi KHTN 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay