Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 cánh diều (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra KHTN 6 cánh diều giữa kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn khoa học tự nhiên 6 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án KHTN 6 cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                                ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Cánh diều

 

Họ và tên: …………………………………………………. Lớp:  ………………..

Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  1. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi
  2. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi
  3. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực
  4. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người

Câu 2. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

  1. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2
  2. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2
  3. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2
  4. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2

Câu 3. Các đại diện của lớp Một lá mầm thường có mấy dạng gân lá chính ?

  1. 4 dạng
  2. 3 dạng
  3. 2 dạng
  4. 1 dạng

Câu 4. Quá trình nào sau đây cần oxygen?

  1. Nóng chảy
  2. Quang hợp
  3. Hòa tan
  4. Hô hấp

Câu 5. Gỗ có tính chất nào sau đây?

  1. Bị biến dạng khi chịu tác dụng kéo hoặc nén và trở lại hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng.
  2. Chịu được nhiệt độ cao, bền với môi trường.
  3. Bền chắc và dễ tạo hình, tuy nhiên dễ bị ẩm, mốc.
  4. Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.

Câu 6. Thế năng đàn hồi của vật là

  1. năng lượng do vật chuyển động
  2. năng lượng do vật có độ cao
  3. năng lượng do vật bị biến dạng
  4. năng lượng do vật có nhiệt độ

Câu 7. Cây nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật quý hiếm ở nước ta ?

  1. Tam thất
  2. Bạch đàn
  3. Xà cừ
  4. Trầu không

Câu 8. Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có gì khác biệt về khí hậu?

  1. Tốc độ gió mạnh hơn.
  2. Độ ẩm thấp hơn.
  3. Nắng nhiều và gay gắt hơn.
  4. Nhiệt độ thấp hơn.

Câu 9. Vảy ở nón cái của cây thông thực chất là

  1. túi phấn.
  2. noãn.
  3. nhị.
  4. lá noãn.

Câu 10. Oxygen không chỉ cần thiết cho quá trình hô hấp của động vật, thực vật trên Trái Đất, mà không thể thiếu cho:

  1. sự sống
  2. sự cháy
  3. quá trình đốt cháy nhiên liệu
  4. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 11. Điều gì xảy ra khi ăn phải thực phẩm quá hạn sử dụng quá lâu:

  1. Không có điều gì xảy ra
  2. Đau bụng một lát rồi hết
  3. Bị ngộ độc thực phẩm, đau bụng, buồn nôn
  4. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 12. Đặt một chiếc thìa inox vào cốc nước nóng, em sẽ thấy chiếc thìa cũng nóng lên. Dạng năng lượng nào đã được truyền từ nước nóng trong cốc cho thìa inox?

  1. Năng lượng nhiệt.
  2. Năng lượng hóa học.
  3. Năng lượng âm thanh.
  4. Năng lượng ánh sáng.

Câu 13. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Xăng, dầu và các chất đốt được gọi là (1) … Chúng giải phóng (2) … tạo ra nhiệt và (3) … khi bị đốt cháy”.

  1. (1) nhiên liệu – (2) năng lượng - (3) ánh sáng
  2. (1) vật liệu – (2) năng lượng - (3) ánh sáng
  3. (1) nhiên liệu – (2) ánh sáng - (3) năng lượng
  4. (1) vật liệu – (2) ánh sáng - (3) năng lượng

Câu 14. Trong các cây sau: na, cúc, cam, rau bợ, khoai tây. Có bao nhiêu cây được xếp vào nhóm thực vật không có hoa?

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 15. Để bảo vệ sự đa dạng của thực vật, nhà nước ta đã không kêu gọi nhân dân điều nào sau đây?

  1. Tổ chức các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường
  2. Tăng cường trồng rừng.
  3. Chặt hết rừng già, trồng lại cây mới phủ xanh đất trống đồi trọc.
  4. Xây dựng các khu bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng.

Câu 16. Ở lứa tuổi học sinh, việc làm nào sau đây là phù hợp nhất để bảo vệ sự đa dạng của thực vật?

  1. Kiểm soát chặt chẽ những cây con biến đổi gen.
  2. Tăng cường trồng rừng.
  3. Lập danh sách và phân nhóm để quản lí theo mức độ quý hiểm, bị đe dọa tuyệt chủng
  4. Tuyên truyền tới mọi người, sống thân thiện với môi trường, không hái hoa bẻ cành…

Câu 17. Cho các cây: (1) lúa, (2) lạc, (3) ngô, (4) đậu tương, (5) khoai lang, (6) ca cao. Những cây thuộc nhóm cây lương thực là:

  1. (1), (3), (5).
  2. (2), (3), (4).
  3. (3), (5), (6).
  4. (1), (4), (6).

Câu 18. Mỗi lần bỏ rau củ quả tươi vào tủ lạnh, mẹ em thường bao gói trước khi làm lạnh. Việc làm đó giúp:

  1. giảm sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại
  2. tránh mất nước
  3. tránh đông cứng rau, quả
  4. cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 19. Năng lượng hao phí khi sử dụng quạt điện:

  1. năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng và năng lượng âm thanh.
  2. năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng
  3. Năng lượng nhiệt
  4. Cả A, B, C đều sai

Câu 20. Em hãy cho biết xe máy của gia đình em hoạt động nhờ loại nhiên liệu nào?

  1. dầu hỏa
  2. xăng
  3. dầu diezen
  4. Cả A, B, C đều sai
  5. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. (1.0 điểm)

Em hãy so sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ.

Câu 2. (2.0 điểm)

  1. a) Nấm có hình thức sống là gì? Em hãy nêu vai trò và tác hại của nấm đối với con người?
  2. b) Tại sao quần áo hay đồ đạc lâu ngày không phơi nắng hoặc để nơi ẩm thường bị mốc?

Câu 3. (1.5 điểm)

Theo em, việc sử dụng nhựa có ưu và nhược điểm gì?

Câu 4. (1.5 điểm)

  1. a) Em hãy nêu mối quan hệ giữa năng lượng và khả năng tác dụng lực.
  2. b) Tại sao chúng ta không thể chế tạo được động cơ vĩnh cữu (là động cơ chỉ cần cung cấp một năng lượng ban đầu sau đó sẽ hoạt động liên tục mà không cần cung cấp thêm năng lượng).

BÀI LÀM

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – MÔN KHTN

NĂM HỌC: 2021-2022

     

       CẤP  ĐỘ

 

Chủ đề

 

 

TÊN BÀI HỌC

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

 

      VẬN DỤNG CAO

TỔNG CỘNG

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Phần sinh học

 

 

Đa dạng thế giới sống

 

Đa dạng nấm

1 câu

0.5 câu

(1đ)

 

0.5 câu

(1đ)

    

2

2.2 điểm

22%

Đa dạng thực vật

 

1 câu

(1đ)

1 câu

 

1 câu

   

3 câu

2.4 điểm

24%

Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên

1 câu

 

1 câu

 

2 câu

   

4 câu

0.8 điểm

8%

Thực hành phân chia các nhóm thực vật

1 câu

 

1 câu

 

1 câu

   

3 câu

0.6 điểm

6%

Phần hóa học

Oxygen và không khí & Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm

Oxygen và không khí

1 câu

 

1 câu

     

2 câu

0.4 điểm

4%

Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

     

1 câu

(1.5đ)

  

1 câu

1.5 điểm

15%

Một số lương thực, thực phẩm thông dụng

1 câu

 

1 câu

 

1 câu

   

3 câu

0.6 điểm

6%

Phần vật lý

Năng lượng

Các dạng năng lượng

1 câu

  

0.5 câu

(0.5 đ)

1 câu

   

2.5 câu

0.9 điểm

9%

Sự chuyển hóa năng lượng

  

1 câu

 

1 câu

  

0.5 câu

(1đ)

2.5 câu

1.4 điểm

14%

Nhiên liệu và năng lượng tái tạo

  

1 câu

     

1 câu

0.2 điểm

2%

Tổng số câu: 24

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ:  100%

7.5 câu

3.2 điểm

32%

8 câu

2.9 điểm

29%

8 câu

2.9 điểm

29%

0.5 câu

1.0 điểm

10%

 
            

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi KHTN 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay