Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 cánh diều (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra KHTN 6 cánh diều giữa kì 2 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 cuối kì 2 môn khoa học tự nhiên 6 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án KHTN 6 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Cánh diều
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Nấm cần những điều kiện gì để phát triển?
- Độ ẩm, ánh sáng,
- Các chất hữu cơ có sẵn để làm thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp
- Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao
- Các chất hữu cơ, ánh sáng, pH
Câu 2. Đâu là nguyên nhân quá trình hình thành nước ngầm trong các rừng cây?
- Trời mưa nhiều, lượng nước mưa dư thừa
- Hơi nước nhiều, độ ẩm không khí cao
- Rễ và gốc cây cản, giữ nước khi trời mưa
- Không có sự tiêu thụ nước mưa từ con người
Câu 3. Chọn phương án đúng :
- Thực vật ngành hạt trần có cơ quan sinh sản là nõn, ngành hạt kín là hoa quả
- Thực vật ngành hạt trần có cơ quan sinh sản là hoa quả, ngành hạt kín là nõn
- Thực vật ngành hạt trần có hạt nằm trong quả, ngành hạt kín là hạt nằm ngoài quả
- Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 4. Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -89 độ C. Khi đó oxygen tồn tại ở thể khí, lỏng hay rắn?
- Thể lỏng
- Thể rắn
- Thể khí
- Không tồn tại
Câu 5. Loại lương thực - thực phẩm nào sau đây giàu vitamin và chất khoáng?
- Thịt.
- Trứng.
- Gạo.
- Rau củ.
Câu 6. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Khi năng lượng…. thì lực tác dụng có thể….”
- càng nhiều, càng yếu
- càng ít, càng mạnh
- càng nhiều, càng mạnh
- tăng, giảm
Câu 7. Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng:
- Nhiệt năng
- Hóa năng
- Thế năng hấp dẫn
- Thế năng đàn hồi
Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì ?
- Do hoạt động khai thác quá mức của con người
- Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt
- Do tác động của bão từ
- Tất cả các phương án đưa ra
Câu 9. Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là
- Ngừng sản xuất công nghiệp.
- Xây dựng hệ thống xử lí chất thải.
- Trồng cây gây rừng.
- Di dời cá khu chế xuất lên vùng núi
Câu 10. Sự khác nhau giữ tảo và dương xỉ :
- Tảo thì có ở dạng đơn bào hoặc đa bảo, còn dương xỉ chỉ có ở dạng đa bào
- Tảo thì có ở dạng đơn bào , còn dương xỉ chỉ có ở dạng đơn bào hoặc đa bào
- Tảo chỉ có dạng đa bào, dương xỉ có dạng đơn bào
- Không có phương án đúng
Câu 11. Tại sao khi phun chất từ bình cứu hỏa vào đám cháy thì đám cháy lại bị dập tắt?
- Chất từ bình cứu hỏa phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt
- Chất từ bình cứu hỏa phun vào đám cháy là bọt khí carbon monoxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.
- Chất từ bình cứu hỏa phun vào đám cháy là bọt khí nitrogen. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.
- Tất cả các đáp án trên
Câu 12. Vitamin nào thiếu gây khô mắt có thể dẫn đến mù lòa?
- Vitamin K
- Vitamin C
- Vitamin D
- Vitamin A
Câu 13. Năng lượng lưu trữ trong một que diêm là?
- Động năng
- Thế năng
- Hóa năng
- Quang năng
Câu 14. Cho các loại cây: Bách tán, tùng, thông, kim giao, pơ mu. Các cây trên thuộc nhóm thực vật nào?
- Rêu
- Dương xỉ
- Hạt trần
- Hạt kín
Câu 15. Để bảo vệ sự đa dạng của thực vật, nhà nước ta đã không kêu gọi nhân dân điều nào sau đây?
- Tổ chức các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường
- Tăng cường trồng rừng.
- Chặt hết rừng già, trồng lại cây mới phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Xây dựng các khu bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng.
Câu 16. Cho các cây: (1) đinh lăng, (2) cải, (3) mã đề, (4) tam thất, (5) su hào, (6) dừa. Những cây thường được sử dụng làm thuốc là:
- (1), (2), (3).
- (2), (4), (6).
- (3), (5), (6).
- (1), (3), (4).
Câu 17. Cho các thành phần sau:
- Tán lá; 2. Rễ cây; 3. Lớp thảm mục; 4. Thân cây
Thành phần nào có khả năng làm cản trở dòng nước chảy của nước mưa?
- 1, 2, 3, 4
- 1, 2, 3
- 2, 3, 4
- 1, 2, 4
Câu 18. Dấu hiệu hư hỏng của cá, thịt. Chọn đáp án chính xác nhất:
- Biến đổi màu sắc, có mốc xanh trên bề mặt.
- Biến đổi màu sắc, có mùi hôi, thịt mềm nhũn, chảy nước.
- Chảy nước, mềm nhũn, có mùi hôi.
- Chảy nước, có mùi thối.
Câu 19. Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?
- nhiệt năng, động năng và thế năng
- chỉ có nhiệt năng và động năng
- chỉ có động năng và thế năng
- chỉ có động năng
Câu 20. Sắp xếp các đối tượng trong hình vẽ dưới đây theo đúng thứ tự để thấy được cách sản xuất nhiên liệu từ thực vật:
- a – b – c – e – d
- e – a – c – d – b
- e – a – c – b – d
- a – e – d – c – b
- PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (1.0 điểm)
Kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó.
Câu 2. (2.0 điểm)
- a) Kể tên một số bệnh do nấm gây ra.
- b) Từ những hiểu biết về điều kiện sống của nấm, em hãy cho biết cần là gì để phòng tránh các bệnh do nấm và bảo quản lương thực, thực phẩm, quần áo sách vở đồ dùng bị nấm làm hỏng?
Câu 3. (1.5 điểm)
- a) Em hãy nêu nội dung của định luật bảo toàn năng lượng.
- b) Khi dùng củi khô để đun nước, phần nhiệt năng mà nước nhận được bao giờ cũng nhỏ hơn phần nhiệt năng do đốt cháy củi khô cung cấp. Điều này chứng tỏ năng lượng có bảo toàn hay không? Vì sao?
Câu 4. (1.5 điểm)
- a) Nêu các biện pháp để sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững?
- b) Người xưa có câu: “Nước chảy đá mòn”. Câu nói có liên quan đến sự hoà tan khoáng vật nào trong tự nhiên?
BÀI LÀM
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – MÔN KHTN
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ Chủ đề | TÊN BÀI HỌC | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG
| VẬN DỤNG CAO | TỔNG CỘNG | |||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
Phần sinh học | |||||||||||
Đa dạng thế giới sống | Đa dạng nấm | 1 câu | 0.5 câu (0.5đ) | 0.5 câu (1.5đ) | 2 2.2 điểm 22% | ||||||
Đa dạng thực vật | 1 câu (1đ) | 1 câu | 1 câu | 3 câu 1.4 điểm 14% | |||||||
Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên | 1 câu | 1 câu | 2 câu | 4 câu 0.8 điểm 8% | |||||||
Thực hành phân chia các nhóm thực vật | 1 câu | 1 câu | 1 câu | 3 câu 0.6 điểm 6% | |||||||
Phần hóa học | |||||||||||
Oxygen và không khí & Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm | Oxygen và không khí | 1 câu | 1 câu | 2 câu 0.4 điểm 4% | |||||||
Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng | 0.5 câu (0.5đ) | 0.5 câu (1đ) | 1 câu 1.5 điểm 15% | ||||||||
Một số lương thực, thực phẩm thông dụng | 1 câu | 1 câu | 1 câu | 3 câu 0.6 điểm 6% | |||||||
Phần vật lý | |||||||||||
Năng lượng | Các dạng năng lượng | 1 câu | 1 câu | 1 câu | 3 câu 0.6 điểm 6% | ||||||
Sự chuyển hóa năng lượng | 0.5 câu (0.5 đ) | 0.5 câu (1.0 đ) | 1 câu 1.5 điểm 15% | ||||||||
Nhiên liệu và năng lượng tái tạo | 1 câu | 1 câu | 2 câu 0.4 điểm 4% | ||||||||
Tổng số câu: 24 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 8.5 câu 2.9 điểm 29% | 7 câu 3.2 điểm 32% | 8 câu 2.9 điểm 29% | 0.5 câu 1.0 điểm 10% | |||||||