Đề thi cuối kì 1 KHTN 9 Hoá học Cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) cánh diều Cuối kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 1 môn KHTN 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoá học 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
HÓA HỌC 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Kim loại dùng làm dụng cụ nấu ăn nhờ:
A. tác dụng được với aicd. B. tính dẫn nhiệt.
C. không bị oxi hóa trong không khí. D. có khả năng phản ứng với oxygen.
Câu 2. Khí tạo ra khi cho K vào nước ở nhiệt độ thường là:
A. N2. B. H2. C. O2. D. NH3.
Câu 3. Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:
A. Na, Mg, Zn.
B. Al, Zn, Na.
C. Mg, Al, Na.
D. Pb, Al, Mg.
Câu 4. Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là:
A. Ca và Fe. B. Mg và Zn. C. Na và Cu. D. Fe và Cu.
Câu 5. Gang là hợp kim của sắt với carbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S,… trong đó hàm lượng Carbon chiếm:
A. từ 2% đến 6%. B. dưới 2%.
C. từ 2% đến 5%. D. trên 6%.
Câu 6. Hợp kim siêu nhẹ được dùng trong kĩ thuật hàng không chứa kim loại:
A. Li. B. Fe. C. Cu. D. Zn.
Câu 7. Ở điều kiện thường, phi kim ở thể lỏng là:
A. oxygen. B. bromine. C. chlorine. D. nitrogen.
Câu 8. Trong công nghiệp, phần lớn sulfur đơn chất sau khi khai thác ở các mỏ được dùng làm nguyên liệu để:
A. lưu hóa cao su tự nhiên.
B. sản xuất sulfuric acid.
C. điều chế thuốc bảo vệ thực vật.
D. bào chế thuốc đông y.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm) Viết phương trình hoá học của Ca, Na, Zn, S, Si và Cu với oxygen trong không khí. Sau đó, em hãy cho biết sản phẩm tạo thành thuộc loại hợp chất nào đã học?
Câu 2. (2,0 điểm) Hoà tan hoàn toàn 2,4 gam magnesium trong dung dịch hydrochloric acid dư.
a) Tính số mol khí hydrogen thu được.
b) Dẫn toàn bộ lượng khí hydrogen trên vào một ống thuỷ tinh nằm ngang chứa 8,0 gam bột CuO, đun nóng để thực hiện phản ứng điều chế Cu theo phương trình hoá học:
CuO + H2 Cu + H2O
Thực tế, chỉ có 75% lượng khí hydrogen phản ứng với CuO. Sau khi dừng phản ứng:
- Thu được hỗn hợp chất rắn A gồm các chất nào?
- Khối lượng chất rắn A là bao nhiêu gam?
Câu 3. (1,0 điểm) Các kim loại có mức độ hoá học mạnh thường tạo thành các hợp chất bền hơn so với các kim loại có mức độ hoá học yếu.
Khi bị đun nóng, nhiều muối carbronate sẽ bị phân huỷ thành oxide base (hay basic oxide và carbon dioxide. Nhiệt độ phân huỷ của calcium carbonate (CaCO3), magnesium carbonate (MgCO3) và silver carbonate (Ag2CO3) lần lượt vào khoảng 900 oC, 450 oC và 220 oC. Dựa vào các giá trị nhiệt độ phân huỷ đã cho, hãy sắp xếp các hợp chất trên theo chiều giảm dần. Theo em, vì sao nhiệt độ phân huỷ của các muối giảm dần?
BÀI LÀM
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .............
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: HÓA HỌC 9 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | NỘI DUNG KIẾN THỨC | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 6. Kim loại | Bài 15. Tính chất chung của kim loại | 2 | 2 | 0 | 1,0 điểm | |||||||
Bài 16. Dãy hoạt động hóa học | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 điểm | |||||||
Bài 17. Tách kim loại – sử dụng hợp kim | 3 | 1 | 3 | 1 | 3,5 điểm | |||||||
Bài 18. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại | 2 | 1 | 2 | 1 | 4,0 điểm | |||||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 3 | 10 điểm | |
Điểm số | 4đ | 0đ | 0đ | 3đ | 0đ | 2đ | 0đ | 1đ | 4đ | 6đ | ||
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % |
TRƯỜNG THCS .............
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: HÓA HỌC 9 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 6. Kim loại | 8 | 3 | ||||
Bài 15. Tính chất chung của kim loại | Nhận biết | - Nêu được tính chất vật lí của kim loại. - Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của kim loại. - Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng. | 2 | C1, 2 | ||
Bài 16. Dãy hoạt động hóa học | Nhận biết | - Nêu được dãy hoạt động hóa học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au). - Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học. | 1 | C3 | ||
Vận dụng cao | 1 | C3 | ||||
Bài 17. Tách kim loại – sử dụng hợp kim | Nhận biết | - Nêu được phương pháp tách kim loại theo mức độ hoạt động hoá học. - Trình bày được quá trình tách một số kim loại có nhiều ứng dụng, như: + Tách sắt ra khỏi iron(III) oxide bởi carbon oxide. + Tách nhôm ra khỏi aluminium oxide bởi phản ứng điện phân. + Tách kẽm khỏi zinc sulfide bởi oxygen và carbon (than). - Nêu được khái niệm hợp kim. - Giải thích được vì sao trong một số trường hợp thực tiễn, kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. - Nêu được thành phần, tính chất đặc trưng của một số hợp kim phổ biến, quan trọng, hiện đại. - Trình bày được các giai đoạn cơ bản của quá trình sản xuất gang; quá trình sản xuất thép. | 3 | C4, 5, 6 | ||
Vận dụng | 1 | C2 | ||||
Bài 18. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại | Nhận biết | - Nêu được ứng dụng của một số đơn chất phi kim thiết thực trong cuộc sống (than, lưu huỳnh, khí chlorine,…). - Chỉ ra được sự khác nhau cơ bản về một số tính chất giữa phi kim và kim loại: khả năng dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng; khả năng tạo ion dương, ion âm; phản ứng với oxygen tạo oxide acid, oxide base. | 2 | C7, 8 | ||
Thông hiểu | 1 | C1 |