Đề thi giữa kì 2 KHTN 9 Hoá học Cánh diều (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) cánh diều Giữa kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn KHTN 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoá học 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
HÓA HỌC 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Thành phần của hợp chất hữu cơ:
A. luôn có C và H.
B. luôn có C, thường có H và O.
C. luôn có C, H và O.
D. luôn có C và O, thường có H.
Câu 2. Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường:
A. cần đun nóng và có xúc tác.
B. có hiệu suất cao.
C. xảy ra rất nhanh.
D. tự xảy ra được.
Câu 3. Dãy các chất sau là hydrocarbon:
A. CH4, C2H2, C2H5Cl.
B. C6H6, C3H4, HCHO.
C. C2H2, C2H5OH, C6H12.
D. C3H8, C3H4, C3H6.
Câu 4. Nhận xét nào đúng khi nói về tính tan của alkane trong nước?
A. Hầu như không tan.
B. Tan ít.
C. Tan.
D. Tan nhiều.
Câu 5. Methane có công thức phân tử là:
A. C2H6.
B. CH3.
C. CH4.
D. C2H5.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây là của alkane?
A. Chỉ có liên kết đôi.
B. Chỉ có liên kết đơn.
C. Có ít nhất một vòng no.
D. Có ít nhất một liên kết đôi.
Câu 7. Acetic acid tác dụng với muối carbonat giải phóng khí:
A. carbon dioxide.
B. sulfur dioxide.
C. sulfur trioxide.
D. carbon monoxide.
Câu 8. Acetic acid làm quỳ tím đổi màu:
A. xanh.
B. đỏ.
C. tím.
D. vàng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (3 điểm) Cho các hợp chất hữu cơ sau: CH3-CH3, CH2=CH-CH3, CH2=CH-Cl, CH3-CH2-CH3. Trong các chất trên, chất nào có phản ứng trùng hợp tạo polymer và chất nào có khả năng làm mất màu nước bromine? Viết các phương trình hoá học của chúng.
Câu 2. (2 điểm) Ethylic alcohol được dùng làm nhiên liệu cho động cơ hay đun nấu,… Biết nhiệt lượng toả ra khi đốt 1 mol ethylic alcohol là 1367 kJ. Tính nhiệt lượng toả ra và thể tích CO2 (đkc) thảy ra không khí khi đốt 1,15 kg ethylic alcohol.
Câu 3 (1 điểm) Khí biogas (giả thiết chỉ chứa CH4) và khí gas (chứa 40% C3H8 và 60% C4H10 về thể tích) được dùng phổ biến làm nhiên liệu và đun nấu. Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol các chất như sau:
Chất | CH4 | C3H8 | C4H10 |
Nhiệt toả ra (kJ) | 890 | 2220 | 2850 |
Nếu nhu cầu về năng lượng không đổi, hiệu suất sử dụng các loại nhiên liệu như nhau, khi dùng khí biogas để thay thế khí gas để làm nhiên liệu đốt cháy thì lượng khí CO2 thải ra môi trường sẽ tăng hay giảm?
BÀI LÀM
……….…………………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .............
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: HÓA HỌC 9 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | NỘI DUNG KIẾN THỨC | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 7. Giới thiệu về chất hữu cơ, hydrocarbon và nguồn nhiên liệu | Bài 19. Giới thiệu về chất hữu cơ | 3 | 3 | 0 | 1,5đ | |||||||
Bài 20. HydrocarbonAlkane | 3 | 3 | 0 | 1,5đ | ||||||||
Bài 21. Alkene | 0 | 1 | 0 | 1 | 3đ | |||||||
Bài 22. Nguồn nhiên liệu | 0 | 1 | 0 | 1 | 1đ | |||||||
Chủ đề 8. Ethylic alcohol và acetic acid | Bài 23. Ethylic alcohol | 0 | 1 | 0 | 1 | 2đ | ||||||
Bài 24. Acetic acid | 2 | 2 | 0 | 1đ | ||||||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 3 | 10 điểm | |
Điểm số | 4đ | 0đ | 0đ | 3đ | 0đ | 2đ | 0đ | 1đ | 4đ | 6đ | ||
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % |
TRƯỜNG THCS .............
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: HÓA HỌC 9 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 7. Giới thiệu về chất hữu cơ, hydrocarbon và nguồn nhiên liệu | 8 | 3 | ||||
Bài 19. Giới thiệu về chất hữu cơ | Nhận biết | - Nêu được khái niệm công thức phân tử, công thức cấu tạo và ý nghĩa của nó; đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ. - Phân biệt được dẫn xuất hydrocarbon theo công thức phân tử. | 3 | C1, 2, 3 | ||
Bài 20. Hydrocarbon. Alkane | Nhận biết | - Nêu được công thức cấu tạo và gọi tên được một số alkane đơn giản và thông dụng (C1 – C4). - Nắm được tính chất vật lí của alkane. | 3 | C4, 5, 6 | ||
Bài 21. Alkene | Thông hiểu | - Nắm được tính chất hoá học của ethylene (phản ứng làm mất màu nước bromine (nước brom), phản ứng trùng hợp). Viết được phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. | 1 | C1 | ||
Bài 22. Nguồn nhiên liệu | Vận dụng cao | - Vận dụng được tính chất hoá học của chất khí có trong khí biogas để so sánh nhiệt lượng toả ra khi đốt khí biogas và khí gas theo dữ liệu đã cho. Từ đó có sự lựa chọn nhiều hơn giữa các nguồn nhiên liệu trong cuộc sống. | 1 | C3 | ||
Chủ đề 8. Ethylic alcohol và acetic acid | ||||||
Bài 23. Ethylic alcohol | Vận dụng | - Vận dụng tính chất cháy của ethylic alcohol trong O2 để giải bài tập. | 1 | C2 | ||
Bài 24. Acetic acid | Nhận biết | - Nhận biết được tính chất hoá học của acetic acid. | 2 | C7, 8 |