Giáo án và PPT đồng bộ Hoá học 9 cánh diều
Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Hóa học 9 Cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD HÓA HỌC 9 CÁNH DIỀU
PHẦN 2: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
CHỦ ĐỀ 6: KIM LOẠI
BÀI 15. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được tính chất vật lí của kim loại.
Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của kim loại: Tác dụng với phi kim (oxygen, lưu huỳnh, chlorine), nước hoặc hơi nước, dung dịch hydrochloric acid, dung dịch muối.
Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng,...).
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.
Năng lực đặc thù:
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.
Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.
Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.
Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:
Nêu được tính chất vật lí của kim loại.
Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của kim loại: Tác dụng với phi kim (oxygen, lưu huỳnh, chlorine), nước hoặc hơi nước, dung dịch hydrochloric acid, dung dịch muối.
Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng,...).
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, các hình ảnh về kim loại và ứng dụng của kim loại trong đời sống, video về một số phản ứng hóa học của kim loại, phiếu bài tập.
Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tính chất của kim loại trong hình.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh về các vật dụng được làm từ kim loại:
- GV nêu câu hỏi: Em hãy quan sát và cho biết các vật dụng trên được làm từ kim loại nào?
- GV nêu vấn đề trong hoạt động mở đầu: Em hãy cho biết tính chất của các vật dụng được làm từ vật liệu kim loại trong hình?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:
Vật dụng | Kim loại sử dụng | Tính chất |
Xoong | Nhôm | Dẫn nhiệt |
Dây dẫn điện | Đồng | Dẫn điện |
Khung cửa sổ | Sắt | Tính dẻo |
- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.
- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Kim loại có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của nhân loại. Từ khi được phát hiện, kim loại đã được khai thác và ứng dụng trọng mọi mặt của cuộc sống. Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, đồng thời tìm hiểu thêm về tính chất vật lí, tính chất hóa học của kim loại, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 15 – Tính chất chung của kim loại.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT HÓA HỌC 9 CÁNH DIỀU
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
BÀI 20: HYDROCARBON, ALKANE
MỞ ĐẦU
Quan sát hình 20.1 và dự đoán vai trò của chất lỏng có trong bật lửa gas. Chất lỏng trong bật lửa gas là hydrocarbon thuộc loại alkane. Vậy alkane là gì?
I. KHÁI NIỆM HYDROCARBON
- Xăng và dầu hỏa là những hỗn hợp của hydrocarbon ở dạng lỏng. Dự đoán hiện tượng xảy ra khi cho xăng và dầu hỏa vào nước.
II. ALKANE
- Chỉ ra các alkane trong những hydrocarbon trong câu hỏi 2.
- Hydrocarbon A là alkane có khối lượng phân tử là 44amu. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A
- Hiện tượng nào trong thí nghiệm chứng tỏ butane cháy tạo ra khí CO2
- Tính lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hỗn hợp gồm 0,4 mol butane và 0,6 mol propane. Biết rằng lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol butane và 1 mol propane lần lượt là 2877kj và 2220 kj.
- Khí thiên nhiên và khí mỏ dầu là nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn so với than mỏ, có hiệu quả cao trong sản xuất công nghiệp. Kể tên một số nhà máy sử dụng khí thiên nhiên hoặc khí mỏ dầu làm nhiên liệu ở nước ta.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 9 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm hóa học 9 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 6. KIM LOẠI
BÀI 15. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Đâu không phải tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Tính ăn mòn. B. Tính dẻo.
C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt. D. Ánh kim.
Câu 2: Kim loại dùng làm dụng cụ nấu ăn nhờ
A. tác dụng được với aicd. B. tính dẫn nhiệt.
C. không bị oxi hóa trong không khí. D. có khả năng phản ứng với oxygen.
Câu 3: Vàng thường được sử dụng làm
A. lõi dây điện. B. tranh sơn dầu.
C. trang sức. D. vật dụng xây dựng.
Câu 4: Một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện nhờ
A. tính dẫn điện. B. tính dẻo.
C. tính ánh kim. D. tính cứng.
Câu 5: Kim loại có bề mặt sáng lấp lánh là do
A. tạo oxide bền.
B. tạo muối khi để trong không khí.
C. tác dụng với các khí gây ô nhiễm như SO2, NO2.
D. ánh kim.
Câu 6: Kim loại có thể dát mỏng, kéo thành sợi nhờ
tính dẫn điện. B. tính dẻo.
C. tính dẫn nhiệt. D. ánh kim.
Câu 7: Kim loại dẫn điện tốt thường
dẫn nhiệt tốt.
B. tính ánh kim cao.
C. có độ cứng cao.
D. có khả năng phản ứng hóa học với tất cả các chất.
Câu 8: Kim loại không bị hòa tan trong dung dịch HCl, H2SO4 là
Au. B. Al. C. Zn. D. Mg.
Câu 9: Nhiều kim loại phản ứng với lưu huỳnh tạo thành
oxide sulfate. B. vàng.
C. muối sulfate. D. base.
Câu 10: Kim loại tác dụng với ___________ tạo thành muối chlorine.
Al. B. S. C. H2SO4. D. Cl2.
Câu 11: Nhiều kim loại tác dụng với ___________ tạo thành oxide.
A. hydrogen. B. chlorine. C. oxygen. D. sodium.
Câu 12: Kim loại phản ứng được với dung dịch muối tạo thành
A. dung dịch acid. B. muối mới và kim loại mới.
C. muối mới và phi kim mới. D. dung dịch base.
Câu 13: Hầu hết kim loại không tác dụng với
A. khí hiếm. B. dung dịch acid.
C. dung dịch muối. D. phi kim.
Câu 14: Khí tạo ra khi cho K vào nước ở nhiệt độ thường là
A. N2. B. H2. C. O2. D. NH3.
Câu 15: Kim loại nào sau đây là thành phần chủ yếu trong gang và thép?
A. Pt. B. Ag. C. Al. D. Fe.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Sodium là kim loại duy nhất không có ánh kim.
B. Thủy ngân có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
C. Tungsten có nhiệt độ nóng chảy cao nhất.
D. Bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất.
Câu 2: Các kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Au, Mg. B. Al, Fe. C. Zn, Ag. D. Cu, Na.
Câu 3: Phương trình hóa học khi cho Zn phản ứng với hơi nước ở nhiệt độ cao là
A. Zn + H2O t0→ ZnO + H2. B. Zn + H2O t0→ ZnOH.
C. Zn + H2O t0→ Zn(OH)2. D. Zn + H2O t0→ ZnO2 + H2.
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI HÓA HỌC 9 CÁNH DIỀU
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
HÓA HỌC 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Phương trình hóa học nào dưới đây đúng?
A. 4Al + 3O2 2Al2O3.
B. 3Al + 2O2 Al3O4.
C. 2Al + O2 2AlO.
D. 4Al + O2 2Al2O.
Câu 2. Thép (thành phần chính là sắt) được uốn thành các chi tiết trang trí trên cánh cổng. Ứng dụng này của thép là dựa trên
A. ánh kim.
B. tính dẫn nhiệt.
C. tính rắn chắc.
D. tính dẻo.
Câu 3. Kim loại nào dưới đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Al.
B. Au.
C. Mg.
D. Fe.
Câu 4. Hiện tượng xảy ra khi cho sắt (Fe) tác dụng với oxygen là
A. không có hiện tượng gì xảy ra.
B. cháy sáng chói trong không khí tạo thành chất rắn màu trắng.
C. cháy trong không khí tạo khói màu nâu đỏ.
D. cháy trong không khí tạo khói màu trắng.
Câu 5. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo đúng chiều hoạt động hóa học tăng dần?
A. Cu, Pb, Fe.
B. K, Na, Mg.
C. Al, Ca, Fe.
D. Zn, Al, Fe.
Câu 6. Kim loại nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
A. Ag.
B. K.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 7. Kim loại đứng liền trước Mg trong dãy hoạt động hóa học của kim loại là
A. Pb.
B. Zn.
C. Al.
D. Ca.
Câu 8. Cho dây kẽm vào trong ống nghiệm chứa dung dịch nào sẽ có phản ứng hóa học xảy ra?
A. Na2SO4.
B. K2SO4.
C. CuSO4.
D. MgSO4.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (3 điểm) Phản ứng của kim loại kẽm với dung dịch hydrochloric acid được dùng để điều chế khí hydrogen trong phòng thí nghiệm.
a. Viết phương trình hóa học minh họa phản ứng của kim loại kẽm với dung dịch hydrochloric acid.
b. Tính lượng kẽm và thể tích dung dịch hydrochloric acid 1M cần dùng để điều chế 250 mL khí hydrogen (điều kiện chuẩn).
c. Phản ứng của kim loại magnesium với dung dịch hydrochloric acid có thể được dùng để điều chế hydrogen trong phòng thí nghiệm không? Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có).
Câu 2. (2 điểm) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học của phản ứng (nếu có) trong các thí nghiệm sau:
a. Rót dung dịch H2SO4 loãng vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 mL. Lần lượt cho vào mỗi ống nghiệm một mẩu kim loại trong số ba kim loại sau: Mg, Ag, Zn.
b. Cho viên kẽm vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3.
Câu 3 (1 điểm) Cho các trường hợp bảo quản kim loại natri (sodium) dưới đây:
- Trường hợp 1: Để miếng kim loại trong lọ kín chứa không khí khô.
- Trường hợp 2: Ngâm chìm miếng kim loại trong nước cất.
- Trường hợp 3: Ngâm chìm miếng kim loại trong dầu hỏa.
- Trường hợp 4: Gói miếng kim loại trong giấy thấm.
Trường hợp nào được dùng để bảo quản kim loại natri? Hãy giải thích bằng các phương trình hóa học.
------Còn tiếp-----------
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án hoá học 9 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ hoá học 9 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint khoa học tự nhiên 9 cánh diều, soạn khtn hoá học 9 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Hóa học THCS