Đề thi cuối kì 1 lịch sử 8 cánh diều (Đề số 6)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 1 môn Lịch sử 8 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ……………. | Chữ kí GT1: ……………… |
TRƯỜNG THCS ……………… | Chữ kí GT2: ……………… |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (TH): Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Công xã Pa – ri?
A. Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa đế quốc, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.
B. Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là nhà nước kiểu mới.
C. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
D. Công xã Pa-ri ra đời giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.
Câu 2 (NB): Căn cứ ban đầu của nghĩa quân do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ chỉ huy là ở đâu theo bản đồ hiện nay?
A. Đống Đa, Hà Nội.
B. Vinh, Nghệ An.
C. An Khê, Gia Lai.
D. Cần Thơ.
Câu 3 (NB): Đâu là hình thức tổ chức độc quyền tồn tại ở Mỹ:
A. các-ten. | B. xanh-đi-ca. |
C. tơ-rớt. | C. công-lô-mê-rát. |
Câu 4 (TH): Ý nào không phải là biểu hiện của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc?
A. Sự ra đời các công ti độc quyền lớn, lũng đoạn và chi phối nền kinh tế, chính trị và xã hội ở các nước.
B. Sự dung hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng, hình thành nên tư bản tài chính.
C. Các nước tư bản đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
D. Sự xuất hiện của giai cấp công nhân.
Câu 5 (NB): Câu nào sau đây đúng về văn học trong các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm mất dần chỗ đứng.
B. Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước.
C. Văn học chữ Hán kém phát triển, dần bị thay thế bởi văn học chữ Nôm.
D. Văn học chữ Nôm phát triển mạnh mẽ không thua kém văn học chữ Hán.
Câu 6 (TH): Tình hình nước Nga sau cuộc Cách mạng dân chủ tư sản lần thứ hai (02/1917) là:
A. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản.
B. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Đức và các nước đồng minh của Đức.
C. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng.
D. Chế độ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân, nông dân.
Câu 7 (TH): Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất:
A. Một cuộc nội chiến để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.
B. Một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì vấn đề thị trường và thuộc địa đối với cả hai bên tham chiến.
C. Một cuộc chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô viết và sự thiết lập chế độ xã hội tiến bộ hơn ở một số nước.
D. Một cuộc chiến tranh giải phóng với sự ra đời một số quốc gia mới sau sự sụp đổ của đế quốc Áo – Hung.
Câu 8 (NB): Ai là người đưa ra Học thuyết tiến hóa?
A. Đác-uyn. | B. Niu-tơn. |
C. Lô-mô-nô-xốp. | D. Bét-thô-ven. |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Hãy nêu một số nét chính về ý nghĩa lịch sử và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Câu 2 (1,5 điểm).
a. Hãy lí giải vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
b. Lập bảng thống kê một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.
Câu 3 (0,5 điểm). Từ những kiến thức đã học về thành tựu văn hóa của Đại Việt từ thế kỉ XVI – XVIII, em hãy liên hệ với thực tiễn vấn đề bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống hiện đại ngày nay.
BÀI LÀM
............................................................................................................................................. .....................................
........................................................................................................ ..........................................................................
................................................................... ............................................................................................................…
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 8 (PHẦN LỊCH SỬ) – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII | ||||||||
Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII | 1 | |||||||
Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII | 1 | 1 | ||||||
CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX | ||||||||
Bài 9: Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX | 1 | 1 | 1 | |||||
Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác. | 1 | 1 ý | ||||||
Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. | 2 | |||||||
CHƯƠNG 5: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX | ||||||||
Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII, XIX. | 1 | 1 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 0 | 1,0 | 0 | 0,5 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% |
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 8 (PHẦN LỊCH SỬ) – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII | 8 | 4 | ||||
Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII | Thông hiểu | Nêu được những nét chính về bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài. | 1 | C2 | ||
Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII | Nhận biết | Chỉ ra một số nét chính về sự chuyển biến văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. | 1 | C5 | ||
Vận dụng cao | Liên hệ với thực tiễn trong vấn đề gìn giữ và phát huy các giá trị thành tựu văn hóa của Đại Việt. | 1 | C3 (TL) | |||
CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX | ||||||
Bài 9: Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX | Nhận biết | Nhận diện được hình thức tổ chức độc quyền ở các nước đế quốc. | 1 | C3 | ||
Thông hiểu | Trình bày được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước đế quốc từ cuối thế kỉ XIX đến đầu XX. | 1 | 1 | C4 | C2 ý a | |
Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác | Thông hiểu | Trình bày được những nét chính về Công xã Pa-ri (1871) và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước của giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới. | 1 | C1 | ||
Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 | Thông hiểu | Nêu được một số nét chính về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. | 1 | 1 | C6 | C1 (TL) |
Phân tích, đánh giá được hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đối với lịch sử nhân loại. | 1 | C7 | ||||
CHƯƠNG 5: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX | ||||||
Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX | Nhận biết | Chỉ ra một số thành tựu thành tựu tiêu biểu về khoa học trong các thế kỉ XVIII – XIX. | 1 | C7 | ||
Vận dụng | Lập bảng thống kê một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX. | 1 | C2 ý b |