Đề thi cuối kì 2 công dân 6 cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra công dân 6 cánh diều cuối kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn công dân 6 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công dân 6 sách cánh diều
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ............
TRƯỜNG THCS …….. Chữ kí GT2: ............
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Công dân 6
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ……………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1: Vào một buổi chiều, H đi học về muộn hơn hàng ngày. Khi đang đi bộ đến đoạn đường vắng H bị một kẻ lạ mặt kéo tay định lôi lên trên xe máy. Trong trường hợp này, nếu là H em sẽ làm như thế nào?
- A. Gào khóc thật to để người khác nghe thấy.
- B. Bỏ chạy, hét to và kêu cứu.
- C. Nói thật to: “Dừng lại ngay đi”.
- D.Bỏ chạy.
Câu 2: Khi đang trên đường từ trường học về nhà, Tà Nua thấy nước suối dâng cao sau trận lũ đêm qua. Trong trường hợp này, nếu là Tà Nua em sẽ làm như thế nào?
- A. Từ chối không nhận giúp đỡ từ người khác
- B. Tự mình lội qua suối nước.
- C. Tìm người trợ giúp qua suối
- D. Đứng đợi nước rút thì lỗi qua suối.
Câu 3: Ngoài việc tiết kiệm về tiền của, theo em chúng ta cần tiết kiệm yếu tố nào?
- A. Nhân phẩm.
- B. Sức khỏe.
- C. Lời nói.
- D. Danh dự.
Câu 4 : Tình huống nguy hiểm từ con người là:
- A. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người.
- B. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
- C.những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hiện tượng tự nhiêngây tổn thất về người, tài sản.
- D. biểu hiện kinh tế suy giảm có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
Câu 5: Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mưa dông, lốc, sét chúng ta cần tránh
- A. trú dưới gốc cây, cột điện.
- B. tắt thiết bị điện trong nhà.
- C. tìm nơi trú ẩn an toàn.
- D. ở nguyên trong nhà.
Câu 6: Tiết kiệm sẽ giúp cuộc sống của chúng ta
- A. ổn định, ấm no, hạnh phúc.
- B. bạn bè trách móc cười chê.
- C. bủn xỉn và bạn bè xa lánh.
- D. tiêu xài tiền bạc thoải mái.
Câu 7: Trong các tình huống sau tình huống nào gây nguy hiểm?
- Hưng thường đi học nhóm về muộn và đi xe đạp một mình qua quãng đường vắng
- Nhóm bạn rủ nhau tự đi đón xe khách, trốn bố mẹ đến nhà một bạn cùng lớp chơi, cách khoảng 30km.
- Khi trực nhật, mai sơ ý làm vỡ bình hoa trên bàn giáo viên và lấy tay nhặt các mảnh vỡ đó.
- Khi có người lạ theo sát, Phương hét to và kêu cứu từ người xung quanh.
Câu 8: Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người có lối sống tiết kiệm? (vdc9)
- A. Làm việc và tiêu xài những gì mình thích.
- B. Tránh lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.
- Đồ dùng cũ bỏ đi mua đồ mới.
- Làm việc không cần giờ giấc
- PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Thế nào là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên? Chúng ta cần làm gì để có thể giảm thiểu những hậu quả do các tình huống từ thiên nhiên gây ra?
Câu 2 (2 điểm): Em có suy nghĩ gì về hành vi “Bắt nạt học đường”. Em sẽ làm gì để góp phần xóa bỏ hành vi đó ra khỏi môi trường trường học?
Câu 3 (2 điểm): Em hãy xử lý những tình huống sau
- Nhà H không giàu, bố mẹ H làm việc cũng chỉ đủ tiền nuôi anh em H ăn học nhưng tuần nào H cũng bảo mẹ mua đồ dùng học tập. Khi mẹ thắc mắc việc H không biết tiết kiệm thì H nói “Các bạn cứ hay mượn đồ dùng học tập của con rồi làm hỏng. Nếu con không cho mượn thì các bạn bảo con là keo kiệt, bủn xỉn.”
Nếu là H, em sẽ làm gì để vừa có thể cho các bạn mượn đồ dùng để không mang tiếng là keo kiệt, bủn xỉn, lại vừa tiết kiệm đồ dùng học tập.
- b. Sau giờ thể dục, các bạn lớp 6A tranh nhau ra rửa tay chân ở một vòi nước trong sân trường. Các bạn xả nước tràn lan ra lênh láng khắp sân. Thấy vậy Hà phê bình và khóa vòi nước lại. Các bạn lớp 6A liền chế nhạo Hà đồ keo kiệt, thích “lên mặt dạy người”.
Em sẽ làm gì khi chứng kiến việc làm của Hà và các bạn lớp 6A?
BÀI LÀM
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: CÔNG DÂN 6
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Tên chủ đề | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | CỘNG | ||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | ||
Chủ đề 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người
Số câu: 4 Số điểm: 3,5đ Tỉ lệ: 35% | Khái niệm tình huống nguy hiểm từ con người | Suy nghĩ về hành vi bắt nạt học đường | Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người | Nhận biết tình huống gây nguy hiểm từ con người | |||||
Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | ||||||
Chủ đề 8: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Số câu: 3 Số điểm: 3,0đ Tỉ lệ: 30% | Khái niệm và ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên | Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên | Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên | ||||||
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | |||||||
Chủ đề 9: Tiết kiệm
Số câu: 4 Số điểm: 3,5đ Tỉ lệ: 35% | Ý nghĩa lối sống tiết kiệm và rèn luyện lối sống tiết kiệm | Rèn luyện lối sống tiết kiệm | Xử lí tình huống rèn luyện lối sống tiết kiệm | Rèn luyện lối sống tiết kiệm | |||||
Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | ||||||
Tổng số câu: 11 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 3 3đ 30% | 3 3,0đ 30% | 3 3,0đ 30% | 2 1,0đ 10% | 11 10đ 100% |