Đề thi cuối kì 1 công dân 6 cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra công dân 6 cánh diều cuối kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 1 môn công dân 6 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công dân 6 sách cánh diều
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1:
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Giáo dục công dân 6
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ……………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- A. TRẮC NGHIỆM (3,5 điểm)
Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- Bán lại bí quyết làm nghề cho người trả giá cao.
- Truyền nghề cho con cháu.
- Bỏ nghề điêu khắc vì vất vả và mất thời gian.
- Không xuất khẩu hàng truyền thống.
Câu 2. Hành vi, việc làm nào dưới đây không phải là yêu thương con người?
- Quyên góp cho đồng bào lũ lụt.
- Thấy xe tải bị đổ hàng hóa, chạy lại nhặt hàng đem về nhà.
- Nhường chỗ cho phụ nữ có thai trong xe buýt.
- Tham gia hiến máu tình nguyện.
Câu 3. Siêng năng là gì?
- Siêng năng là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí.
%
- Siêng năng là tính cách làm việc liên tục, không ngơi nghỉ của con người.
- Siêng năng là tính cách làm việc liên tục, thường xuyên của con người.
- Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.
Câu 4. Kiên trì là gì?
- Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí.
- Kiên trì là tính cách làm việc liên tục, không ngơi nghỉ của con người.
- Kiên trì là tính cách làm việc liên tục, thường xuyên của con người.
- Kiên trì là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.
Câu 5. Hoạt động thể hiện tính tự lập là:
- Nhờ bạn chép bài hộ.
- Ở nhà chơi, không giúp bố mẹ làm việc nhà.
- Tự giặt quần áo của mình.
- Gặp bài khó, giở sách hướng dẫn ra chép.
Câu 6. Đâu là biểu hiện của tự nhận thức bản thân? Đánh dấu (x) vào ô em cho là đúng.
STT | Biểu hiện | Tự nhận thức bản thân |
1 | Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách của bản thân. | |
2 | Lắng nghe nhận xét, đánh giá của người khác về mình. | |
3 | So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, tự đánh giá của bản thân. | |
4 | Cố gắng không ngừng nghỉ để luôn hơn người khác. | |
5 | So sánh mình với những tấm gương người tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy và cần cố gắng điều gì. | |
6 | Biết chấp nhận những khiếm khuyết của bản thân. | |
7 | Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân. |
- TỰ LUẬN (6,5 điểm)
Câu 1. (0,75 điểm) Tôn trọng sự thật là gì?
Câu 2. (0,75 điểm) Em hãy nêu những biểu hiện của tôn trọng sự thật.
Câu 3. (2 điểm) Đọc thông tin dưới đây và thực hiện theo yêu cầu:
Dung cùng mẹ đến nhà bác Mai chơi. Bác bóc bánh giò mời hai mẹ con. Dung lắc đầu, từ chối: “Cháu cảm ơn bác, nhưng nhà cháu không có ai thích món ăn này. Ăn bánh giò béo, ngấy lắm ạ!”. Mẹ Dung từ tốn: “Bác cho em xin miếng nhỏ thôi, mẹ con em vừa mới ăn sáng ở nhà”.
- Nhận xét về cách ứng xử của mỗi nhân vật.
- Rút ra cách tôn trọng sự thật.
Câu 4. (3 điểm) Nga và Lan chơi rất thân với nhau. Gần đây, Nga mới quen một anh bạn lớp trên. Nga tin tưởng nên đã kể chuyện này cho Lan nghe và dặn Lan phải tuyệt đối giữ bí mật. Theo lời kể của Nga, nhà anh bạn này rất khó khăn, anh ấy không có tiền đóng học phí nên Nga đã nhịn ăn sáng và lấy thêm cả tiền mừng tuổi của mình cho anh ấy mượn. Có lần anh ấy còn rủ Nga đi sinh nhật bạn, nhưng vì sợ bố mẹ Nga không cho Nga đi chơi buổi tối nên anh ấy đã xui Nga nói dối bố mẹ là đi học nhóm. Nghe Nga kể, Lan rất lo lắng, sợ Nga đã kết bạn với người xấu nhưng chưa biết nên làm thế nào cho đúng.
- Nếu là Lan, em sẽ khuyên nhủ Nga như thế nào?
- Em sẽ chọn cách nói chuyện của Nga với người lớn hay giữ im lặng? Vì sao?
- Nếu chẳng may, vì không muốn làm mất lòng tin của Nga mà em không nói với ai và có chuyện xấu xảy ra với Nga thì em có nghĩ mình là người đáng trách không? Cảm giác lúc đó của em sẽ như thế nào?
BÀI LÀM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ Tên chủ đề | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
| VẬN DỤNG CAO | CỘNG | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
Chủ đề 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ | Nhận diện được biểu hiện thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình. | ||||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | ||||||||
Chủ đề 2: Yêu thương con người | Nhận diện được hành vi, việc làm yêu thương con người và ngược lại. | ||||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | ||||||||
Chủ đề 3: Siêng năng, kiên trì | Nhận biết được khái niệm siêng năng, kiên trì. | ||||||||
Số câu: 2 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 2 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% | ||||||||
Chủ đề 4: Tôn trọng sự thật | Nêu được khái niệm về tôn trọng sự thật. | - Nêu được những biểu hiện của tôn trọng sự thật. - Nhận xét được cách ứng xử của nhân vật trong bài tập và biết rút ra bài học. | Xử lí tình huống. | ||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0,75 Tỉ lệ: 7,5% | Số câu: 2 Số điểm: 2,75 Tỉ lệ: 27,5% | Số câu: 1 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% | Số câu: 4 Số điểm: 6,5 Tỉ lệ: 65% | ||||||
Chủ đề 5: Tự lập | Nhận diện được hoạt động thể hiện tính tự lập. | ||||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | ||||||||
Chủ đề 6: Tự nhận thức bản thân | Nhận diện được các biểu hiện tự nhận thức bản thân. | ||||||||
Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% | ||||||||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ | 3 1,75đ 17,5% | 6 5,25đ 52,5% | 1 3,0đ 30% | 0 0đ 0% | 10 10đ 100% |