Đề thi cuối kì 2 công dân 6 cánh diều (Đề số 8)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 6 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 8. Cấu trúc đề thi số 8 học kì 2 môn Công dân 6 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công dân 6 sách cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Điền vào chỗ trống: “….là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
A. Quyền công dân.
B. Quyền được phát triển.
C. Quyền trẻ em.
D. Quyền sở hữu đất đai.
Câu 2. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây để xác định công dân của một nước?
A. Tiếng nói.
B. Màu da.
C. Nơi sống.
D. Quốc tịch.
Câu 3. “Trẻ em có quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ” là nội dung của nhóm quyền nào?
A. Quyền được sống còn.
B. Quyền được phát triển.
C. Quyền được bảo vệ.
D. Quyền được tham gia.
Câu 4. Khái niệm “công dân” được hiểu là
A. người dân của một nước.
B. người có công với Tổ quốc.
C. người vô gia cư.
D. người làm trong các cơ quan công vụ.
Câu 5. Đâu không phải quyền của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bảo vệ Tổ quốc.
C. Tự do ngôn luận.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 6. Trong các trường hợp dưới đây, ai là công dân Việt Nam?
A. Bạn Q có bố và mẹ đều là công dân Việt Nam, hiện đang sống ở Nga.
B. Bạn A có bố mẹ là người Mỹ, hiện nay đang sống và làm việc ở Việt Nam.
C. Bạn L có bố mẹ là người Trung Quốc, hiện đang sống và làm việc ở Việt Nam.
D. Bạn P có ông nội là người Mĩ, bà nội người Việt Nam; bố mẹ đều có quốc tịch Mĩ.
Câu 7. Những việc làm dưới đây thực hiện tốt tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân?
A. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em.
B. Thành lập công ty kinh doanh nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật.
C. Luôn đòi bố mẹ chiều theo ý muốn của bản thân.
D. Ngăn cấm con tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp.
Câu 8. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa
A. Nhà nước và công dân nước đó.
B. Công dân và công dân nước đó.
C. Tập thể và công dân nước đó.
D. Công dân với cộng đồng nước đó.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không đúng khi phản ánh về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đòi sống của mỗi công dân.
B. Là các quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong Hiến pháp.
C. Quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ công dân.
D. Quyền công dân tách rời với nghĩa vụ công dân.
Câu 10. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Công dân là những người sống trên một đất nước.
B. Công dân là những người sống trên một đất nước có cùng màu da và tiếng nói.
C. Công dân là những người mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định.
D. Công dân là những người được hưởng quyền và làm tất cả các nghĩa vụ do pháp luật quy định.
Câu 11. Thực hiện quyền trẻ em có ý nghĩa
A. Tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ em.
B. Là cơ sở để trẻ em phục vụ người lớn sau này.
C. Để cho trẻ em tự do sáng tạo, làm bất cứ điều gì mà các em thích.
D. Để trẻ em được nuông chiều và không cần phải làm gì cả.
Câu 12. Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Công dân không được phép tham gia bầu cử.
B. Mọi công dân đều được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự.
C. Công dân có quyền tự do kinh doanh những mặt hàng pháp luật không cấm.
D. Công dân từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào các cơ quan nhà nước.
Câu 13. Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?
A. Luật hôn nhân và gia đình.
B. Luật Quốc tịch Việt Nam.
C. Luật đất đai.
D. Luật trẻ em.
Câu 14. Những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại thuộc nhóm quyền
A. phát triển của trẻ em.
B. bảo vệ của trẻ em.
C. tham gia của trẻ em.
D. sống còn của trẻ em.
Câu 15. Trong Hiến pháp năm 2013, điều 32 qui định như thế nào về quyền công dân?
A. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, …
B. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, …
D. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, …
Câu 16. Trong buổi thảo luận về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh, các bạn lớp Lan có nhiều ý kiến khác nhau, em đồng tình với ý kiến nào sau đây?
A. Học tập là quyền của công dân, không phải là nghĩa vụ của công dân vì không ai bắt buộc phải đi học.
B. Học tập là nghĩa vụ của công dân bởi pháp luật quy định công dân trong độ tuổi phải hoàn thành cấp giáo dục phổ cập.
C. Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng quyền học tập và có nghĩa vụ học tập để xây dựng đất nước.
D. Học tập không phải là quyền và nghĩa vụ của công dân vì người có tiền mới đi học và không ai bắt buộc.
Câu 17. Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền phát triển của trẻ em?
A. Quyền học tập.
B. Quyền vui chơi, giải trí.
C. Quyền phát triển năng khiếu.
D. Quyền đóng thuế thu nhập.
Câu 18. Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
H là học sinh cá biệt hay nghịch. Hôm nay, H và các bạn đá bóng trong sân trường và làm vỡ kính lớp học. Cô giáo chủ nhiệm gửi giấy thông báo và nhờ H đưa cho bố mẹ. Trên đường về H bóc ra xem trước.
Theo em, H đã vi phạm quyền gì của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về thư tín.
C. Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
D. Quyền tự do kinh doanh.
...........................................
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
a. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đối tượng nào?
b. Bố mẹ L đều là công dân Việt Nam, hiện nay gia đình L đang sinh sống tại Anh. Theo em, bạn L là công dân nước nào? Căn cứ vào đâu để xác định.
Câu 2 (2 điểm)
a. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của công dân?
b. Cho tình huống sau: Bố mẹ phản đối, không cho em tham gia đội bóng đá của lớp. Em sẽ làm gì để bố mẹ đồng ý cho mình tham gia đội bóng?
BÀI LÀM
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam | 4 | 1 ý | 2 | 2 | 1 ý | |||
Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em | 4 | 3 | 1 ý | 1 | ||||
Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em | 4 | 3 | 1 | 1 ý | ||||
Tổng số câu TN/TL | 12 | 1 ý | 8 | 1 ý | 4 | 1 ý | 1 ý | |
Điểm số | 3,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% |
TRƯỜNG THCS.........
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
Bài 10: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Nhận biết | Nêu được khái niệm công dân. | 4 | 1 ý | C2, C4, C8, C10 | C1a |
Thông hiểu | Trình bày được các căn cứ xác định công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. | 2 | C6, C13 | |||
Vận dụng | Xác định được các trường hợp là công dân hoặc không phải là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. | 2 | 1 ý | C20, C22 | C1b | |
Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | Nhận biết | Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. | 4 | C5, C9, C12, C15 | ||
Thông hiểu | Hiểu được các việc làm thể hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. | 3 | 1 ý | C7, C16, C18 | C2a | |
Vận dụng | Nêu, nhận xét việc làm thể hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. | 1 | C23 | |||
Bài 12: Quyền trẻ em | Nhận biết | - Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em. - Ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em. - Trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em. | 4 | C1, C3, C11, C14 | ||
Thông hiểu | Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em. | 3 | C17, C19, C21 | |||
Vận dụng | Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em. | 1 | C24 | |||
Vận dụng cao | - Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng. - Bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em. | 1 ý | C2b |