Đề thi cuối kì 2 công nghệ 7 chân trời sáng tạo (Đề số 7)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra công nghệ 7 chân trời sáng tạo kì 2 đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 cuối kì 2 môn công nghệ 7 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

CÔNG NGHỆ 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Phương thức chăn nuôi bán chăn thả có đặc điểm gì?

A. Vật nuôi đi lại tự do, không có chuồng trại.

B. Vật nuôi tự kiếm thức ăn có trong tự nhiên.

C. Vật nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tự tìm kiếm.

D. Vật nuôi chỉ sử dụng thức ăn, nước uống do người chăn nuôi cung cấp.

Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là không đúng về vai trò của chăn nuôi?

A. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho con người.

B. Phát triển chăn nuôi góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

C. Chất thải vật nuôi là nguồn phân hữu cơ quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt.

D. Sản phẩm chăn nuôi là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người.

Câu 3. Ý nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản?

A. Cho con vật ăn thật nhiều để càng béo càng tốt.

B. Tiêm phòng đầy đủ.

C. Đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng khí.

D. Giữ vệ sinh thân thể và cho uống đủ nước.

Câu 4. Biện pháp kĩ thuật nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non?

A. Chăm sóc và nuôi dưỡng con mẹ tốt.

B. Kiểm tra năng suất thường xuyên.

C. Giữ ấm cơ thể. 

D. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.

Câu 5. Loại thuỷ sản nào sau đây sống trong môi trường nước mặn, nước lợ

A. Tôm đồng.

B. Cá chép.

C. Nghêu.

D. Cá trắm cỏ.

Câu 6. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của nuôi thủy sản đối với con người.

A. Cung cấp nguồn thức ăn giàu tinh bột cho con người.

B. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người.

C. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất xơ cho con người.

D. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.

Câu 7. Thả cá giống vào ao theo cách nào sau đây là đúng?

A. Ngâm túi đựng cá giống trong nước ao từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.

B. Đổ cả túi cá xuống ao cùng lúc.

C. Bắt từng con cá giống thả xuống ao.

D. Ngâm túi đựng cá giống trong nước sục oxygen từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.

Câu 8. Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lí như thế nào?

A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí

B. Tháo nước cũ, thay bằng nước sạch

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 9. Môi trường nước bị ô nhiễm là do những nguyên nhân nào?

A. các nguồn lợi thủy sản bị khai thác triệt để

B. Nước thải công nghiệp, nông nghiệp không xử lí đổ ra ao, hồ, kênh rạch.

C. Tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến các mặt hàng thực phẩm

D. Tăng xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Câu 10. Đâu không phải công việc em có thể làm để bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản là?

A. Tham gia phong trào “Thả cá bản địa” ở địa phương

B. Có ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi

C. Tự do đổ rác xuống các kênh, rạch

D. Tuyên truyền bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản

Câu 11. Ý nào đưới đây là phù hợp nhất để mô tả chăn nuôi thông minh?

A. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và tính bền vững trong chăn nuôi; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.

B. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.

C. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.

D. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm giảm chi phí nhân công; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.

Câu 12. Một trong những biện pháp chính để bảo vệ môi trường chăn nuôi là:

A. quy hoạch, đưa trại chăn nuôi ra xa khu dân cư.

B. vệ sinh chuồng nuôi, đưa chất thải chăn nuôi xuống ao hoặc sông, hồ.

C. vứt xác vật nuôi bị chết ra bãi rác.

D. cho chó, mèo đi vệ sinh ở các bãi cỏ hoặc ven đường.

Câu 13. Yếu tố nào không ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi?

A. Nuôi dưỡng vật nuôi.

B. Chiều của chuồng nuôi.

C. Chăm sóc vật nuôi.

D. Loại cây trồng lấy bóng mát cho bãi chăn thả.

Câu 14. Bộ phận nào trên cơ thể của cá không được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi?

A. Vây cá

B. Vảy cá

C. Nội tạng cá

D. Thịt cá

Câu 15. Đâu không phải biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản?

1. Cần thiết lập các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái.

2. Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, đặc biệt là vào mùa tôm, cá sinh sản.

3. Khai thác tối đa các loài thuỷ sản quý hiếm.

4. Nghiêm cấm đánh bắt thuỷ sản bằng những phương tiện có tính chất huỷ diệt.

5. Bảo vệ môi trường biển và sông, hồ, nơi sinh sống của các loài thuỷ sản.

6. Cần có kế hoạch thả các loại thuỷ sản quý hiếm vào các ao, hồ tự nhiên.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 6

Câu 16. Việc vệ sinh, xử lí ao nuôi trước khi cho nước sạch vào để nuôi tôm, cá có tác dụng gì?

A. Làm tăng chất lượng thức ăn trong ao nuôi

B. Diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho tôm, cá

C. Làm giảm độ chua (PH) của nước trong ao nuôi

D. Giảm hiện tượng thiếu oxygen trong nước.

Câu 17. Biện pháp nào dưới đây không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sinh vật và cho con người?

A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm

B. Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng

C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản

D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý

Câu 18. Đâu là miêu tả phù hợp của phương pháp sử dụng ao lắng?

A. Sử dụng một số loại vi sinh vật có lợi phân huỷ chất thải rắn trong ao nuôi

B. Sử dụng chlorine 2% để diệt khuẩn

C. Các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, phần nước sạch ở phía trên được sử dụng để nuôi thuỷ sản

D. Sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hoá dạng nitrogen độc sang dạng không độc

Câu 19. Gà Đông Tảo có xuất xử ở địa phương nào sau đây?

A. Văn Lâm – Hưng Yên.

B. Khoái Châu – Hưng Yên.

C. Tiên Lữ - Hưng Yên.

D. Văn Giang – Hưng Yên.

Câu 20. Đối với gà, vịt, con trống cần đạt tiêu chuẩn như thế nào?

A. Lông óng mượt, màu sặc sỡ.

B. Cơ thể không quả béo hay quá gầy, nhanh nhẹn.

C. Chức năng miễn dịch tốt.

D. Tăng trọng tốt.

Câu 21. Ở nước ta, tỉnh nào nuôi tôm nhiều?

A. Tỉnh Cà Mau

B. Tỉnh Quảng Ninh

C. Tỉnh Quảng Nam

D. Tỉnh Đồng Nai.

Câu 22. Nhiệt độ nước thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của đa số các loài tôm là

A. từ 15 °C đến 20 °C.

B. từ 20 °C đến 30 °C.

C. từ 25 °C đến 35 °C.

D. từ 30 °C đến 35°C.

Câu 23.  Nồng độ tối đa của amôniac trong môi trường nuôi thủy sản là bao nhiêu

A. 0,05 – 0,1 mg/l

B. 0,1 – 0,2 mg/l

C. 0,2 – 0,3 mg/l

D. 0,3 – 0,4 mg/l

Câu 24. Các tài nguyên biển và hải đảo nước ta phải đươc khai thác tổng hợp vì

A. Nhằm khai thác triệt để các nguồn lợi biển và hải đảo làm cơ sở cho sự phát triển các ngành kinh tế biến.

B. Để giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho lực lượng lao động trong cả nước.

C. Môi trường biển và hải đảo đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.

D. Đảm bảo việc khai thác hợp lí, có hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên biển và hải đảo.

 

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Em hãy kể tên một loại vật nuôi đặc trưng vùng miền mà em biết và mô tả đặc điểm của loại vật nuôi đó.

Câu 2. (2 điểm)Em hãy nêu thời gian và cách cho tôm, cá ăn như thế nào là đúng cách?

.........................Hết.........................

- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không được giải thích gì thêm.

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2022 – 2023)

MÔN: CÔNG NGHỆ 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 9. Một số phương thức chăn nuôi ở Việt Nam

2

 

2

1

1

 

 

 

5

 

 

Bài 10. Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

2

 

1

 

 

 

1

 

4

 

 

Bài 12. Ngành thuỷ sản ở Việt Nam

2

 

2

 

1

 

 

 

5

 

 

Bài 13. Quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản

2

 

1

 

1

1

 

 

4

 

 

Bài 14. Bảo vệ môi trường và nguồi lợi thuỷ sản

2

 

2

 

1

 

1

 

6

 

 

Tổng số câu TN/TL

10

0

8

1

4

1

2

0

24

2

26

Điểm số

2,5

0

2

2

1

2

0,5

0

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

2,5 điểm

25 %

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

0,5 điểm

5 %

10 điểm

100 %

10 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công nghệ 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay