Đề thi cuối kì 2 hóa học 10 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra hóa học 10 cánh diều kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn hóa học 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hóa học 10 cánh diều (bản word)
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 2
MÔN: HÓA HỌC 10 – CÁNH DIỀU
Số TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng số câu | Tổng % điểm | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Phản ứng oxi hóa khử | Số oxi hóa | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 1 | 20% |
Phản ứng oxi hóa – khử | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 2 | ||||
2 | Năng lượng hóa học | Phản ứng hóa học và enthalpy | 2 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3 | 0 | 15% |
Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học | 2 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3 | ||||
3 | Tốc độ phản ứng hóa học | Tốc độ phản ứng hóa học | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 20% |
4 | Nguyên tố nhóm VIIA | Nguyên tố và đơn chất halogen | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 5 | 1 | 45% |
Hydrogen halide và hydrohalic acid | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 5 | 1 | |||
Tổng số câu | 16 | 0 | 12 | 0 | 0 | 2 | 0 | 1 | 28 | 3 |
| ||
Tỉ lệ % | 40% | 30% | 20% | 10% |
|
|
| ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% |
|
|
|
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ THI HỌC KÌ 2
MÔN: HÓA HỌC 10 – CÁNH DIỀU
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá | Số câu hỏi theo các mức độ nhận thức | Tổng | |||
NB | TH | VD | VCD | |||||
1 | Phản ứng oxi hóa – khử | Số oxi hóa | Nhận biết: Số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất, hợp chất Thông hiểu: Xác định được số oxi hóa của nguyên tố trong một số hợp chất cụ thể | 1 | 1 | 2 | ||
Phản ứng oxi hóa – khử | Nhận biết: Khái niệm chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử Thông hiểu: Xác định được chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử trong phản ứng oxi hóa khử Vận dụng: Lập được phương trình hóa học của một số phản ứng oxi hóa – khử | 1 | 1 | 1 | 3 | |||
2 | Năng lượng hóa học | Phản ứng hóa học và enthalpy | Nhận biết: - Dự đoán các phản ứng hóa học là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt - Trình bày được khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt, điều kiện chuẩn Thông hiểu: Đếm số phát biểu đúng sai liên quan đến biến thiên enthalpy | 2 | 1 | 3 | ||
Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học | Nhận biết: - Nêu được ý nghĩa của dấu và giá trị - Dựa vào nhiệt phản ứng xác định phản ứng là tỏa nhiệt hay thu nhiệt. Thông hiểu: Đếm số phát biểu đúng sai liên quan đến ý nghĩa biến thiên enthalpy | 2 | 1 | 3 | ||||
3 | Tốc độ phản ứng hóa học | Tốc độ phản ứng hóa học | Nhận biết: - Trình bày được khái niệm tốc độ phản ứng hóa học và cách tính tốc độ trung bình của phản ứng. - Viết được biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ. - Nêu được ý nghĩa của hệ số nhiệt đới Van’t Hoff () Thông hiểu: - Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác. - Tính được tốc độ trung bình của một phản ứng hóa học - Vận dụng được kiến thức tốc độ phản ứng hóa học vào việc giải thích một số vấn đề trong cuộc sống và sản xuất. | 4 | 4 | 8 | ||
4 | Nguyên tố nhóm VIIA | Nguyên tố và đơn chất halogen | Nhận biết: - Phát biểu được trạng thái tự nhiên của các nguyên tố halogen - Chỉ ra được trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen. - Chỉ ra được hiện tượng của các thí nghiệm so sánh tính oxi hóa của các halogen Thông hiểu - Viết sản phẩm phản ứng thể hiện tính chất của đơn chất halogen - Tính thể tích khí chlorine (ở đktc) tạo thành trong phản ứng đơn giản - So sánh được tính oxi hóa giữa các halogen Vận dụng: Bài tập liên quan đến tính chất hóa học của các đơn chất halogen | 3 | 2 | 1 | 6 | |
Hydrogen halide và hydrohalic acid | Nhận biết: - Trình bày được xu hướng biến đổi tính acid của dãy hydrohalic acid. - Chỉ ra được hiện tượng của phản ứng khi cho dung dịch AgNO3 tác dụng với ion X- - Nêu được ứng dụng của một số hydrogen halide Thông hiểu: - Tính được khối lượng kim loại trong phản ứng đơn giản có HCl tham gia - Viết được PTHH thể hiện tính chất hóa học của các acid HX. Vận dụng cao: Vận dụng giải bài tập liên quan đến hydrohalic acid, ion halide X | 3 | 2 | 1 | 6 | |||
Tổng |
| 16 | 12 | 2 | 1 | 31 | ||
Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức |
| 40% | 30% | 20% | 10% | 100% | ||
Tỉ lệ chung |
| 70% | 30% |
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: HÓA HỌC 10 – CÁNH DIỀU
Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. Số oxi hóa của nitrogen trong hợp chất NO là
- +1
- +2
- +3
- +4
Câu 2. Cho các hợp chất sau: CO; CO2, NaHCO3; CH4; K2CO3. Số hợp chất trong đó C có số oxi hóa +4 là
- 5
- 4
- 2
- 1
Câu 3. Chất bị khử là
- chất nhận electron
- chất nhường electron
- chất có số oxi hóa tăng lên sau phản ứng
- chất có số oxi hóa không đổi sau phản ứng
Câu 4. Cho phản ứng hóa học sau: 3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Vai trò của HNO3 trong phản ứng hóa học này là
- chất khử
- chất oxi hóa
- môi trường phản ứng
- vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường tạo muối
Câu 5. Cho các phản ứng sau:
(1) Phản ứng nung vôi: CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g)
(2) Phản ứng trung hòa: KOH(aq) + HCl(aq) KCl(aq) + H2O(l)
Nhận xét đúng là
- cả hai phản ứng đều tỏa nhiệt
- cả hai phản ứng đều thu nhiệt
- phản ứng (1) tỏa nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt
- phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) tỏa nhiệt
Câu 6. Phản ứng thu nhiệt là
- phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt
- phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt
- phản ứng làm tăng nhiệt độ môi trường
- phản ứng không có sự trao đổi năng lượng với môi trường
Câu 7. Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng xảy ra khi pin được sử dụng trong điện thoại giải phóng năng lượng dưới dạng điện năng.
(b) Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học kí hiệu là
(c) Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bền nhất đều bằng 0
(d) Phản ứng tạo gỉ kim loại là phản ứng tỏa nhiệt
Số phát biểu đúng là
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 8. Cho phản ứng:
2NaCl(s) 2Na(s) + Cl2(g) (*)
Biết (NaCl) = -411,2 (kJmol-1). Nhận xét nào sau đây là đúng?
- Phản ứng (*) tỏa nhiệt
- Phản ứng (*) thu nhiệt
- Nhiệt lượng tỏa ra của phản ứng (*) là 411,2 kJ
- Nhiệt lượng thu vào của phản ứng (*) là 411,2 kJ
Câu 9. Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:
(1) CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g)
(2) CH4(g) + 2O2(g) CO2(g) + 2H2O(l) = - 890,0 kJ
(3) C(graphite) + O2(g) CO2(g)
(4) Fe2O3(s) + 2Al(s) Al2O3(s) + 2Fe(s)
Số phản ứng thu nhiệt trong các phản ứng trên là
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 10. Cho phản ứng sau: H2(g) + Cl2(g) 2HCl(g). Biết Eb(H – H) = 436 kJ/mol, Eb(Cl – Cl) = 243 kJ/mol, Eb(H – Cl) = 432 kJ/mol.
- +158 kJ
- -158 kJ
- +185 kJ
- -185 kJ
Câu 11. Cho hai mảnh Mg có cùng khối lượng vào hai ống nghiệm chứa cùng thể tích dung dịch HCl dư, nồng độ dung dịch HCl ở mỗi ống nghiệm là 1m và 0,5M như hình vẽ dưới đây.
Nhận xét đúng là
- Mảnh Mg ở ống nghiệm (b) tan hết trước
- Mảnh Mg ở ống nghiệm (a) tan hết trước
- Thế tích khí thoát ra ở ống nghiệm (a) nhiều hơn
- Thể tích khí thoát ra ở ống nghiệm (b) nhiều hơn
Câu 12. Khi cho một lượng xác định chất phản ứng vào bình để cho phản ứng hóa học xảy ra, tốc độ phản ứng sẽ
- không đổi cho đến khi kết thúc
- tăng dần cho đến khi kết thúc
- chậm dần cho đến khi kết thúc
- tuân theo định luật tác dụng khối lượng
Câu 13. Với phản ứng đơn giản có dạng: Aa + bB sản phẩm. Tốc độ phản ứng được tính theo công thức là
Câu 14. Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?
- Nhiệt độ
- Chất xúc tác
- Nồng độ
- Áp suất
Câu 15. Phản ứng 3H2 + N2 2NH3 có tốc độ mất đi của H2 so với tốc độ hình thành NH3 như thế nào?
- Bằng
- Bằng
- Bằng
- Bằng
Câu 16. Cho phản ứng phân hủy N2O5 như sau: 2N2O5(g) 4NO2(g) + O2(g). Nồng độ ban đầu của NO2 là 0 M, sau 100 s là 0,0062 M. Tốc độ trung bình của phản ứng trong 100 s đầu tiên là
- 1,55.10-5 (M phút-1)
- 1,35.10-5 (M s-1)
- 1,35.10-5 (M phút-1)
- 1,55.10-5 (M s-1)
Câu 17. Hãy cho biết việc sử dụng chất xúc tác đã được áp dụng cho quá trình nào sau đây?
- Khi ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại
- Phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt V2O5
- Bột nhôm (aluminum) phản ứng với dung dịch HCl nhanh hơn so với dây nhôm
- Người ta chẻ nhỏ củi để bếp lửa cháy mạnh hơn
Câu 18. Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hóa học tăng lên 3 lần. Để tốc độ phản ứng đó (đang tiến hành ở 30oC) tăng lên 27 lần thì cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ bao nhiêu?
- 40 oC
- 50 oC
- 60 oC
- 70 oC
Câu 19. Nhóm halogen ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
- VA
- VIIA
- VIA
- IVA
Câu 20. Halogen nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường?
- Fluorine
- Chlorine
- Bromine
- Iodine
Câu 21. Trong nhóm halogen, khả năng oxi hóa của các đơn chất biến đổi theo chiều
- tăng dần từ fluorine đến iodine
- giảm dần từ fluorine đến iodine
- không thay đổi khi đi từ fluorine đến iodine
- tăng dần từ chlorine đến iodine
Câu 22. Cho 1,2395 lít halogen X2 (ở điều kiện chuẩn) tác dụng vừa đủ với kim loại đồng (copper) thu được 11,2 gam muối CuX2. Nguyên tố halogen là
- fluorine
- chlorine
- bromine
- iodine
Câu 23. Cho một lượng halogen X2 tác dụng hết với Mg ta thu được 19 gam magnesium halide. Cũng lượng halogen đó tác dụng hết với Al tạo ra 17,8 gam aluminium halide. Tên và khối lượng của halogen trên là
- chlorine 7,1 gam
- chlorine 14,2 gam
- bromine 7,1 gam
- bromine 14,2 gam
Câu 24. Trong các phát biểu sau. Phát biểu đúng là
- Iodine có bán kính nguyên tử lớn hơn bromine
- Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa
- Fluorine có tính oxi hóa yếu hơn chlorine
- Acid HBr có tính acid yếu hơn acid HCl
Câu 25. Dung dịch acid nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh?
- HCl
- HF
- HNO3
- H2SO4
Câu 26. Để trung hòa 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là bao nhiêu?
- 0,5 lít
- 0,4 lít
- 0,3 lít
- 0,6 lít
Câu 27. Muối nào sau đây tạo kết tủa trắng với AgNO3
- KI
- CaBr2
- NaCl
- Na2S
Câu 28. Hòa tan 1,12 gam iron (Fe) trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được thể tích khí H2 ở điều kiện chuẩn là
- 0,2479 lít
- 0,4958 lít
- 0,5678 lít
- 1,487 lít
Phần II. Tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Để điều chế khí chlorine (Cl2) trong phòng thí nghiệm, người ta thường cho potassium permanganate (KMnO4) tác dụng với hydrogen chloride (HCl)
KMnO4 + HCl KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
- a) Lập phương trình hóa học của phản ứng hóa học trên bằng phương pháp thăng bằng electron, chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử
- b) Giả sử lượng khí chlorine sinh ra được dẫn vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr. Sau phản ứng thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Xác định số mol chlorine đã tham gia phản ứng với 2 muối NaBr, KBr trên
Câu 2 (1 điểm): Hoàn thành các phương trình minh họa tính chất hóa học của các nguyên tố halogen:
- a) Cl2 + Fe
- b) Cl2 + KOH
- c) Br2 + KI
- d) I2 + Al
- e) Ag + F2
Câu 3 (1 điểm): Cho 2,9825 gam hỗn hợp A gồm: NaX, NaY (X, Y là hai halogen liên tiếp, nguyên tử khối của X nhỏ hơn của Y) vào dung dịch AgNO3 dư. Kết thúc phản ứng thu được 0,7175 gam kết tủa. Xác định hai nguyên tố X, Y.