Đề thi cuối kì 2 KHTN 6 Hoá học Cánh diều (Đề số 6)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 6 (Hoá học) cánh diều Cuối kì 2 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 2 môn KHTN 6 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hóa học 6 sách cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
HOÁ HỌC 6 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4đ)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Nhóm cung cấp chất tinh bột là
A. thịt, cá, ngô, gạo.
B. trứng, sữa, thịt, cá.
C. khoai, ngô, gạo, sắn.
D. hoa quả, rau, chất béo.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Trong thành phần của ngô, khoai, sắn không chứa tinh bột.
B. Bảo quản thực phẩm không đúng cách làm giảm chất lượng thực phẩm.
C. Thực phẩm bị biến đổi tính chất vẫn được sử dụng làm thức ăn trong bữa ăn hằng ngày.
D. Các thực phẩm phải nấu chín mới sử dụng được.
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây không phải là chất tinh khiết?
A. Vàng.
B. Bạc.
C. Không khí.
D. Đồng.
Câu 4: Hoà tan hết đường vào nước ta được hỗn hợp là
A. huyền phù.
B. dung dịch.
C. nhũ tương.
D. chất tinh khiết.
Câu 5. Các yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng đến quá trình hoà tan chất rắn trong nước?
A. Nhiệt độ, áp suất.
B. Nhiệt độ, thao tác khuấy.
C. Áp suất, thao tác khuấy.
D. Thao tác khuấy, thể tích chất rắn, nhiệt độ.
Câu 6: Người ta thường tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp nào dưới đây?
A. Lọc.
B. Chiết.
C. Cô cạn.
D. Dùng nam châm.
Câu 7: Người ta tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết dựa trên
A. sự khác nhau về tính chất hoá học của các chất.
B. sự giống nhau về tính chất vật lí của các chất.
C. sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất.
D. sự giống nhau về tính chất vật lí của các chất
...........................................
B. PHẦN TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1. (3,0đ) Lương thực – thực phẩm tươi sống dễ bị hỏng, đặc biệt trong môi trường nóng ẩm. Em hãy hoàn thành bảng thông tin về lương thực – thực phẩm phổ biến theo mẫu sau:
STT | Lương thực – thực phẩm | Điều kiện hư hỏng | Cách bảo quản |
1 | Gạo | Biến đổi màu sắc, có mốc xanh trên bề mặt. | Bảo quản trong chum, vại; đặt nơi khô thoáng, tránh ẩm. |
2 | Thịt | ||
3 | Trứng | ||
4 | Rau | ||
5 | Trái cây |
Câu 2. (2,0đ)
a) Thành phần của nước khoáng và nước tinh khiết khác nhau như thế nào?
b) Nước khoáng và nước tinh khiết có tính chất gì giống nhau?
...........................................
BÀI LÀM
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: HOÁ HỌC 6 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
5. MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM | Bài 9. Một số lương thực – thực phẩm thông dụng | 2 | 1 | 2 | 1 | 4,0đ | ||||||
6. HỖN HỢP | Bài 10. Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch | 3 | 1 | 3 | 1 | 3,5đ | ||||||
Bài 11. Tách chất ra khỏi hỗn hợp | 3 | 1 | 3 | 1 | 2,5đ | |||||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 3 | 10 | |
Điểm số | 4 | 0 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 | |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS.........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: HOÁ HỌC 6 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL (số câu) | TN (số câu) | |||
CHỦ ĐỀ 5. MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM | 3 | 8 | ||||
Bài 9. Một số lương thực – thực phẩm thông dụng | Nhận biết | - Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm thông dụng. | 2 | C1, 2 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được tính chất của một số lương thực – thực phẩm thông dụng. Qua đó, rút ra được cách bảo quản một số lương thực – thực phẩm thông dụng. | 1 | C1 | |||
CHỦ ĐỀ 6. 6. HỖN HỢP | ||||||
Bài 10. Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch | Nhận biết | - Nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết. - Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất; dung môi và dung dịch; dung dịch với huyền phù, nhũ tương. - Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước. | 3 | C3, 4, 5 | ||
Vận dụng | - Nhận ra được các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước. Từ đó vận dụng để chỉ ra được sự giống nhau và khác nhau của nước khoáng và nước tinh khiết. | 1 | C2 | |||
Bài 11. Tách chất ra khỏi hỗn hợp | Nhận biết | - Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn. | 3 | C6, 7, 8 | ||
Vận dụng cao | - Vận dụng mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chất; kết hợp sử dụng một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để ứng dụng tách chất trong thực tế. | 1 | C3 |