Đề thi cuối kì 2 KHTN 9 Hoá học Cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) cánh diều Cuối kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 2 môn KHTN 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoá học 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
HÓA HỌC 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Alkene là các hydrocarbon có công thức chung là:
A. CnH2n+2 (n ≥ 1).
B. CnH2n (n ≥ 2).
C. CnH2n (n ≥ 3).
D. CnH2n-2 (n ≥ 2).
Câu 2. Tính chất chung của nhiên liệu là:
A. dễ cháy, có tỏa nhiều nhiệt.
B. dễ tan trong nước.
C. dễ cháy, nhiệt hạ thấp.
D. nặng hơn nước.
Câu 3. Hiện tượng quan sát được khi ethylic alcohol cháy là:
A. alcohol không cháy.
B. alcohol cháy với ngọn lửa màu xanh lá cây.
C. alcohol cháy tỏa ra nhiều khói đen.
D. alcohol cháy với ngọn lửa màu xanh.
Câu 4. Polymer thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polymer X là:
A. tinh bột.
B. saccharose.
C. cellulose.
D. glycogen.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.
B. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử amino acid giống nhau tạo nên.
C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại amino acid tạo nên.
D. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và do nhiều phân tử amino acetic tạo nên.
Câu 6. Polymer nào sau đây thuộc loại polymer thiên nhiên?
A. Poliacrilonitrile.
B. Polyethylene.
C. Poly(vinyl chloride).
D. Cellulose.
Câu 7. Từ cát thạch anh, sản xuất ra:
A. xi măng.
B. gạch ngói, đồ gốm.
C. vôi sống.
D. thủy tinh.
Câu 8. Nguyên nhân chính dẫn đến Hiện tượng ấm lên toàn cầu trên Trái Đất là do:
A. bùng nổ dân số nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.
B. đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và thu hẹp diện tích rừng.
C. sự thay đổi khí hậu nên thảm thực vật có xu hướng giảm dân quang hợp và tăng dân hô hấp.
D. động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
a) Ấm đun nước sử dụng một thời gian có thể có lớp cặn (chứa CaCO3) bám vào đáy và thành ấm. Có thể loại bỏ lớp cặn này bằng giấm ăn. Hãy giải thích.
b) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
Câu 2. (2 điểm) Cho 360 g glucose lên men thành ethylic alcohol và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch NaOH dư được 318 g muối. Tính hiệu suất phản ứng lên men.
Câu 3 (1 điểm) Một loại chất béo có chứa 80% tristearin về khối lượng. Để sản xuất 9,2 triệu chai nước rửa tay (có chứa chất dưỡng ẩm glycerol) cần dùng tối thiểu x tấn loại chất béo trên cho phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng. Biết rằng trong mỗi chai nước rửa tay có chứa 6 gam glycerol. Giá trị của x là bao nhiêu?
BÀI LÀM
……….…………………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .............
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: HÓA HỌC 9 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | NỘI DUNG KIẾN THỨC | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 7. Giới thiệu về chất hữu cơ, hydrocarbon và nguồn nhiên liệu | Bài 19. Giới thiệu về hợp chất hữu cơ | 1 | 0 | 0,5đ | ||||||||
Bài 20. Hydrocarbon, alkane | 1 | 0 | 0,5đ | |||||||||
Bài 21. Alkene | 1 | 0 | 0 | 0đ | ||||||||
Bài 22. Nguồn nhiên liệu | 1 | 0 | 0 | 0đ | ||||||||
Chủ đề 8. Ethylic alcohol và acetic acid | Bài 23. Ethylic alcohol | 1 | 1 | 0 | 0,5đ | |||||||
Bài 24. Acetic acid | 1 | 0 | 1 | 3đ | ||||||||
Chủ đề 9. Lipid - Carbohydrate – Protein - Polymer | Bài 25. Lipid và chất béo | 1 | 0 | 1 | 1đ | |||||||
Bài 26. Glucose và saccharose | 1 | 0 | 1 | 2đ | ||||||||
Bài 27. Tinh bột và cellulose | 1 | 1 | 0 | 0,5đ | ||||||||
Bài 28. Protein | 1 | 1 | 0 | 0,5đ | ||||||||
Bài 29. Polymer | 1 | 1 | 0 | 0,5đ | ||||||||
Chủ đề 10. Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất | Bài 30. Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất | 1 | 1 | 0 | 0,5đ | |||||||
Bài 31. Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất | 0 | 0 | 0đ | |||||||||
Bài 32. Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu | 1 | 1 | 0 | 0,5đ | ||||||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 3 | 10 điểm | |
Điểm số | 4đ | 0đ | 0đ | 3đ | 0đ | 2đ | 0đ | 1đ | 4đ | 6đ | ||
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % |
TRƯỜNG THCS .............
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: HÓA HỌC 9 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 7. Giới thiệu về chất hữu cơ, hydrocarbon và nguồn nhiên liệu | 8 | 3 | ||||
Bài 21. Alkene | Nhận biết | - Nhận biết được công thức chung của alkene. | 1 | C1 | ||
Bài 22. Nguồn nhiên liệu | Nhận biết | - Nhận biết được tính chất chung của nhiên liệu. | 1 | C2 | ||
Chủ đề 8. Ethylic alcohol và acetic acid | ||||||
Bài 23. Ethylic alcohol | Nhận biết | - Nhận biết được tính chất hoá học của ethylic alcohol. | 1 | C3 | ||
Bài 24. Acetic acid | Thông hiểu | - Nắm được tính chất hoá học của acetic acid để giải thích lí do vì sao rượu để ngoài không khí sẽ có vị chua. - Nắm được tính chất hoá học của acetic acid để hoàn thành các phương trình hoá học. | 1 | C1 | ||
Chủ đề 9. Lipid - Carbohydrate - Protein - Polymer | ||||||
Bài 25. Lipid và chất béo | Vận dụng cao | - Vận dụng tính chất hoá học của chất béo để giải bài tập thực tế: điều chế xà phòng. | 1 | C3 | ||
Bài 26. Glucose và saccharose | Vận dụng | - Vận dụng tính chất hoá học của glucose (phản ứng lên men) để giải bài tập. | 1 | C2 | ||
Bài 27. Tinh bột và cellulose | Nhận biết | - Nhận biết được tính chất, đặc điểm của tinh bột. | 1 | C4 | ||
Bài 28. Protein | Nhận biết | - Nhận biết được đặc điểm, cấu tạo của protein nói chung. | 1 | C5 | ||
Bài 29. Polymer | Nhận biết | - Nhận biết được đâu là polymer thiên nhiên. | 1 | C6 | ||
Chủ đề 10. Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất | ||||||
Bài 30. Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất | Nhận biết | - Nhận biết sản phẩm từ thạch anh sản xuất ra. | 1 | C7 | ||
Bài 32. Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu | Nhận biết | - Nhận biết được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ấm lên toàn cầu trên Trái Đất. | 1 | C8 |