Đề thi cuối kì 2 lịch sử 6 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 6 cánh diều cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn lịch sử 6 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách cánh diều
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Lịch sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ……………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)
Câu 1. Sự ra đời của nước Vạn Xuân gắn liền với cuộc khởi nghĩa:
- Hai Bà Trưng.
- Lý Bí.
- Mai Thúc Loan.
- Phùng Hưng.
Câu 2. Nhận định không đúng khi nói về sự phát triển văn hóa dân tộc của người Việt trong thời Bắc thuộc:
- Người Việt tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài.
- Phật giáo, Đạo giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên.
- Người Việt truyền dậy tiếng Việt và không tiếp nhận tiếng Hán.
- Kĩ thuật làm gồm men học hỏi từ người Hán nhưng vòi ấm được trang bằng hình ảnh đầu gà gần gũi với người Việt.
Câu 3. Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở làng Đường Lâm (Hà Nội), điều này có ý nghĩa:
- Mang tính chất thờ cúng tổ tiên.
- Đây là nơi ông mất.
- Đây là nơi ông xưng vương.
- Nhân dân tưởng nhớ đến công lao của ông.
Câu 4. Từ cuối thế kỉ II đến khoảng thế kỉ VII, vương quốc Chăm-pa có tên gọi là:
- Phù Nam.
- Lâm Ấp.
- Chân Lạp.
- Tượng Lâm.
Câu 5. Lãnh thổ của Vương quốc Phù Nam thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
- Tây Nguyên.
- Nam Bộ.
- Nam Trung Bộ.
- Tây Nam Bộ.
Câu 6. Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng là:
- Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
- Tạo nên bước ngoặt lịch sử dân tộc đầu thế kỉ X.
- Là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong thời Bắc thuộc.
- Để lại những bài học quý báu về cách đánh du kích sáng tạo cho lịch sử dân tộc.
Câu 7. Xăm mình là phong tục có từ thời dựng nước. Ý nghĩa của việc xăm mình là:
- Không bị thuỷ quái làm hại.
- Người Việt không quen sống trong môi trường nước
- Tham gia vào Hội làng.
- Một bộ phận nhân dân sinh hoạt theo nếp sống riêng.
Câu 8. Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam:
- Chậm phát triển về kinh tế.
- Bị Chân Lạp thôn tính.
- Phát triển mạnh mẽ.
- Dần suy yếu.
- PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm). Em hãy cho biết:
- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí mùa xuân năm 542 so với khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có điểm gì giống và khác nhau?
- Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy viết một đoạn văn khoảng (10-15 câu) để bày tỏ suy nghĩ của mình về chủ đề “Việt Nam - một dân tộc không chịu cúi đầu”.
Câu 2 (3.0 điểm)
- Chỉ ra những nét tương đồng về hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội của Vương quốc Chăm-pa và Vương quốc Phù Nam.
- Những nét văn hoá tiêu biểu nào của vương quốc Chăm-pa và vương quốc Phù Nam vẫn được bảo tồn đến ngày nay?
BÀI LÀM
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
........................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ 6
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Tên chủ đề | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | ||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | |
Chủ đề 1: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X) Số câu: 3 Số điểm: 4.0 Tỉ lệ: 40% | Sự thành lập nước Vạn Xuân | Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan | Điểm giống và khác nhau của khởi nghĩa Lý Bí và khởi nghĩa Hai Bà Trưng | Viết đoạn văn với chủ đề Việt Nam – một dân tộc không chịu cúi đầu | ||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 0.5 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 0.5 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | |||||
Chủ đề 2: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc
Số câu: 2 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | Phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc | Ý nghĩa của phong tục xăm mình | ||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | |||||||
Chủ đề 3: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Ý nghĩa lăng Ngô Quyền (Đường Lâm) | |||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | ||||||||
Chủ đề 4: Vương quốc Chăm-pa Số câu: 1.5 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% | Sự thành lập và phát triển của Vương quốc Chăm-pa | Hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội của Vương quốc Chăm-pa | Nét văn hóa của cư dân Chăm-pa còn được bảo tồn đến ngày nay | |||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 0.25 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 0.25 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | ||||||
Chủ đề 5: Vương quốc Phù Nam Số câu: 2.5 Số điểm: 2.5 Tỉ lệ: 25% | Phạm vi lãnh thổ của Vương quốc Phù Nam; Quá trình phát triển của Vương quốc Phù Nam | Hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam | Nét văn hóa của cư dân Phù Nam còn được bảo tồn đến ngày nay | |||||
Số câu: 2 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 0.25 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 0.25 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | ||||||
Tổng số câu: 10 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100%
|
4.0 2.0 20% |
3.0 5.0 50% |
2.5 2.0 20% |
0.5 1.0 10% |