Đề thi cuối kì 2 Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Tin học ứng dụng kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Tin học ứng dụng kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THPT……………….Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG 11  - KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Ứng dụng quản trị CSDL trên máy tính không mang lại lợi ích nào sau đây?

  • A. Giảm chi phí quản lý dữ liệu.
  • B. Tăng khả năng truy cập và chia sẻ dữ liệu.
  • C. Đảm bảo tính nhất quán và chính xác của dữ liệu.
  • D. Tăng hiệu quả phân tích dữ liệu.

Câu 2. Để sửa tên khóa chính đã khai báo nhầm ta cần thực hiện các lệnh nào sau đây?

  • A. Nháy đúp chuột vào trường khai báo nhầm, sau đó nháy chuột vào ô bên dưới ô KEY để chỉnh sửa.
  • B. Nháy đúp chuột vào trường khai báo nhầm, sau đó nháy chuột vào ô bên dưới ô PRIMARY để chỉnh sửa.
  • C. Nháy đúp chuột vào trường khai báo nhầm, sau đó nháy chuột vào ô bên dưới ô UNIQUE để chỉnh sửa.
  • D. Nháy đúp chuột vào trường khai báo nhầm, sau đó nháy chuột vào ô bên dưới ô FULLTEXT để chỉnh sửa.

Câu 3. Để truy xuất thông tin từ các bảng có liên kết, điều kiện nào được sử dụng trong mệnh đề WHERE của câu lệnh SELECT?

  • A. ORDER BY.
  • B. GROUP BY.
  • C. ON.
  • D. HAVING.

Câu 4. Trong quá trình thực hiện phục hồi cơ sở dữ liệu, điều gì là quan trọng nhất để đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu?

  • A. Đưa ra các bước phục hồi chi tiết.
  • B. Kiểm tra dữ liệu trước và sau khi phục hồi.
  • C. Sử dụng công cụ phục hồi tự động.
  • D. Sao lưu dữ liệu thường xuyên.

Câu 5. Ảnh số (digital image) là gì?

  • A. Là biểu diễn số của hình ảnh.
  • B. Là một cách số hóa hình ảnh.
  • C. Là các ảnh được định dạng bằng đuôi .anhso.
  • D. Là các ảnh được chụp ra từ máy ahr kĩ thuật số.

Câu 6. Công cụ nào sau đây dùng để tăng, giảm độ sáng?

  • A. Contrast.
  • B. Brightness.
  • C. Color Blance.
  • D. Reset.

Câu 7. Trong lớp ảnh, điều gì gây ảnh hưởng đến hình ảnh tổng thể của tệp ảnh?

  • A. Kích cỡ các ảnh và độ trong suốt của mỗi lớp.
  • B. Thứ tự sắp xếp của các lớp và kích cỡ các ảnh.
  • C. Thứ tự sắp xếp của các lớp và độ trong suốt của mỗi lớp.
  • D. Số điểm ảnh và độ trong suốt của mỗi lớp.

Câu 8. Trong GIMP, để gộp các layer thành một cụm, bạn sử dụng chức năng nào sau đây?

  • A. Merge Down.
  • B. Flatten Image.
  • C. Merge Visible.
  • D. Group Layers.

Câu 9. Trong phần mềm làm phim, ngăn tiến trình có chắc năng gì?

  • A. Chứa các nút lệnh để thiết lập các tính năng hay các thao tác chỉnh sửa phim.
  • B. Chứa các tệp ảnh, tệp video chịp,... là tư liệu đầu vào.
  • C. Giúp theo dõi, quản lí toàn bộ trình tự cũng như các thành phần của phim.
  • D. Giúp ghép các đoạn phim ngắn lại với nhau.

Câu 10. Để tạo hiệu ứng chuyển cảnh mềm mại trong Video Pad, bạn cần thực hiện thao tác nào sau đây?

  • A. Chèn âm nhạc nền.
  • B. Tăng giảm kích thước video.
  • C. Thay đổi độ sáng của video.
  • D. Sử dụng chỉnh sửa hiệu ứng chuyển động.

Câu 11. Trong quá trình xây dựng kịch bản cho phim hoạt hình bằng phần mềm Video Pad, điều nào quan trọng nhất?

  • A. Sử dụng hiệu ứng đồ họa đặc biệt.
  • B. Chọn đúng loại font chữ cho phụ đề.
  • C. Sử dụng các công cụ chỉnh sửa video chuyên nghiệp.
  • D. Phối hợp âm nhạc và âm thanh.

Câu 12. Khi muốn tạo một bức ảnh ghép sáng tạo bằng cách kết hợp nhiều ảnh khác nhau. Quy trình nào sau đây trong GIMP sẽ giúp thực hiện điều đó hiệu quả nhất?

  • A. Sử dụng công cụ Layers và Layer Masks.
  • B. Áp dụng bộ lọc (filter) "Photomerge".
  • C. Sử dụng công cụ "Selection" để chọn các phần ảnh mong muốn.
  • D. Điều chỉnh kích thước và vị trí của từng ảnh.

Câu 13. Bạn có một bức ảnh chụp phong cảnh với bầu trời bị nhợt nhạt và thiếu màu sắc. Bạn muốn điều chỉnh màu sắc của bầu trời để trông sống động và rực rỡ hơn. Quy trình nào sau đây trong GIMP sẽ giúp bạn đạt được điều đó hiệu quả nhất?

  • A. Sử dụng công cụ Levels và điều chỉnh kênh Blue.
  • B. Áp dụng bộ lọc (filter) "Colorize" và chọn màu xanh lam.
  • C. Sử dụng công cụ "Selection" để chọn vùng trời và tô màu xanh lam.
  • D. Điều chỉnh cân bằng màu sắc cho toàn bộ ảnh và tăng độ bão hòa.

Câu 14. Tính năng nào trong VideoPad cho phép bạn thêm hiệu ứng chuyển cảnh giữa các clip video?

  • A. Timeline.
  • B. Transitions.
  • C. Effects.
  • D. Audio.

Câu 15. Để thêm hội thoại cho nhân vật trong phim hoạt hình sử dụng Video Pad, hành động nào sau đây là đúng?

  • A. Sử dụng công cụ vẽ trực tiếp trên video.
  • B. Chọn mục "Thêm hội thoại" từ menu chính.
  • C. Chọn nhân vật cần hội thoại, sau đó nhấp đúp để nhập văn bản.
  • D. Kéo và thả file văn bản vào dự án.

Câu 16. Công cụ nào trong GIMP được sử dụng để cắt ảnh theo hình dạng mong muốn?

  • A. Công cụ Cọ vẽ (Paintbrush Tool).
  • B. Công cụ Chọn (Selection Tool).
  • C. Công cụ Biến đổi (Transform Tool).
  • D. Công cụ Cắt (Crop Tool).

Câu 17. Khi áp dụng công cụ Cân bằng Màu sắc (Color Balance) trong GIMP, điều gì xảy ra với màu sắc của ảnh?

  • A. Các màu sắc được điều chỉnh tự động để đạt được sự cân bằng.
  • B. Người dùng phải chỉ định các điểm trắng và đen để thực hiện cân bằng màu sắc.
  • C. Màu sắc của ảnh không thay đổi.
  • D. Các màu sắc sẽ trở nên mờ mờ hoặc sáng hơn, tùy thuộc vào giá trị màu ban đầu.

Câu 18. Trong trường hợp chi tiết thừa có chứa các chi tiết phức tạp như hoa văn, kết cấu, hoặc đường viền sắc nét, công cụ nào trong GIMP sẽ phù hợp hơn để xóa so với công cụ Clone?

  • A. Công cụ Eraser.
  • B. Công cụ Healing Brush.
  • C. Công cụ Selection Tool.
  • D. Công cụ Smudge Tool.

Câu 19. Để xuất ảnh động từ GIMP, định dạng nào sau đây không được hỗ trợ?

  • A. GIF.
  • B. PNG.
  • C. MP4.
  • D. JPEG.

Câu 20. Trong quá trình tạo và biên tập một đoạn phim từ tư liệu ảnh và video có sẵn, bạn muốn tạo hiệu ứng chuyển cảnh mượt mà giữa hai phần video khác nhau. Phương pháp nào sau đây là phù hợp nhất để bạn đạt được mục tiêu này?

  • A. Sử dụng chức năng "Cut" để cắt và chuyển đoạn video.
  • B. Tạo các hình ảnh chuyển động để tạo hiệu ứng chuyển cảnh.
  • C. Xuất video ra và sử dụng một phần mềm chỉnh sửa video khác để thêm hiệu ứng.
  • D. Sử dụng hiệu ứng chuyển cảnh có sẵn trong phần mềm biên tập video.

Câu 21. Khi đang làm video tóm tắt hội thảo, muốn tạo hiệu ứng chữ hiện lên nổi bật theo từng ý chính được trình bày. Cách nào sau đây giúp thực hiện điều này trong VideoPad?

  • A. Tạo video animation chữ nổi bật bằng phần mềm After Effects và import vào VideoPad.
  • B. Sử dụng tính năng "Chuyển động" trong công cụ "Công cụ văn bản" để tạo hiệu ứng chữ bay vào từ hai bên màn hình.
  • C.  Sử dụng công cụ "Công cụ văn bản" để tạo các dòng chữ và áp dụng hiệu ứng "Xuất hiện" cho từng dòng.
  • D. Không thể tạo hiệu ứng chữ nổi bật theo ý chính trong VideoPad.

Câu 22. Trong quá trình thêm hội thoại cho nhân vật trong Video Pad, bạn muốn điều chỉnh hiển thị thời gian của hội thoại sao cho phù hợp với tình huống hội thoại trong cảnh. Bạn sẽ thực hiện thao tác nào sau đây?

  • A. Kéo và thả cửa sổ hội thoại để thay đổi thời gian hiển thị.
  • B. Chỉnh sửa thời gian hiển thị trong menu "Thuộc tính" của hội thoại.
  • C. Nhấp đúp vào hội thoại và kéo thanh trượt thời gian trên timeline.
  • D. Tạo một hội thoại mới với thời gian hiển thị phù hợp và xóa hội thoại cũ.

Câu 23. Bạn đang tạo một ảnh động GIF mô phỏng hiệu ứng nước chảy trong ly. Để tạo chuyển động gợn sóng cho mặt nước một cách tự nhiên, bạn nên sử dụng phương pháp nào sau đây trong GIMP?

  • A. Áp dụng bộ lọc Filters > Water > Ripple cho từng lớp ảnh riêng lẻ.
  • B. Tạo nhiều lớp ảnh với các vị trí mặt nước khác nhau, sau đó sử dụng kỹ thuật Layer > Blend để tạo hiệu ứng chuyển tiếp mượt mà giữa các lớp.
  • C. Sử dụng công cụ Paths để vẽ đường dẫn mô phỏng chuyển động sóng nước, sau đó tạo hiệu ứng Animation dọc theo đường dẫn.
  • D. Sử dụng plugin chuyên dụng cho ảnh động như G'MIC để tạo hiệu ứng nước chảy phức tạp.

Câu 24. Trong quá trình chỉnh sửa ảnh bằng GMIP, bạn nhận ra rằng có một chi tiết không mong muốn xuất hiện trong khung hình, nhưng điều đó là không thể tránh khỏi vì nó là một phần của ảnh này. Trong tình huống này, bạn sẽ thực hiện thao tác nào sau đây để làm cho chi tiết đó không còn xuất hiện trong ảnh kết quả?

  • A. Sử dụng công cụ Clone để sao chép một phần khác của cảnh và loại bỏ chi tiết không mong muốn.
  • B. Giảm độ sáng tổng thể của ảnh bằng công cụ Brightness/Contrast.
  • C. Thêm một hiệu ứng Filter để làm mờ phần chứa chi tiết không mong muốn.
  • D. Điều chỉnh màu sắc và độ tương phản để làm cho chi tiết đó ít nổi bật hơn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

a) Cho một ảnh gốc với kích thước 3000 x 2000 điểm ảnh (tỷ lệ khung hình 3:2). Xác định kích thước ảnh mới khi thay đổi độ phân giải thành 300 dpi?

b) Trong quá trình thực hiện sao lưu cơ sở dữ liệu dưới dạng SQL, điều quan trọng để cân nhắc khi chọn phương pháp sao lưu là gì? Hãy mô tả các yếu tố cần xem xét và giải thích tại sao chúng quan trọng.

Câu 2 (2,0 điểm).

a) Mô tả ngắn gọn các bước cơ bản để thực hiện việc cắt ảnh và loại bỏ phần không cần thiết bằng công cụ cắt của GIMP.

b) Bạn đã quay một video dài về một chuyến du lịch đáng nhớ, nhưng khi nhập vào Video Pad, bạn nhận ra rằng video bị quay ngang và dọc xen kẽ. Làm thế nào để bạn có thể cắt ghép và chỉnh sửa video một cách mượt mà mà không làm mất đi phần nào của nội dung quan trọng?

 

 

 

 

        



 

 

%

 

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

          



 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG 11  - KẾT NỐI TRI THỨC

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘTổng số câu

 

Điểm số

        
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao        
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL  
Quản trị cơ sở dữ liệu1       1 0,25
Thực hành tạo lập cơ sở dữ liệu và các bảng1       1 0,25
Thực hành truy xuất dữ liệu qua liên kết các bảng1       1 0,25
Thực hành sao lưu dữ liệu1    1  110,25+1
Phần mềm chỉnh sửa ảnh1 111   310,75+1
Công cụ tinh chỉnh màu sắc và công cụ chọn1 1 1   3 0,75
Công cụ vẽ và một số ứng dụng1 1 1   3 0,75
Tạo ảnh động1 111   310,75+1
Khám phá phần mềm làm phim1 1 1   3 0,75
Biên tập phim1  11   210,5+1
Thực hành tạo phim hoạt hình1   2   3 0,75
Tổng số câu
TN/TL
11 5381  244 
Điểm số2,75 1,25321  6410
Tổng số điểm

2,75 điểm

27,5 %

4,25 điểm

42,5 %

3 điểm

30 %

0 điểm

0 %

10 điểm

100 %

100%     

 


 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023  - 2024)

MÔN: ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG 11  - KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

 

TN   
THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU14    
Quản trị cơ sở dữ liệuNhận biết - Nhận biết được lợi ích của việc quản trị CSDL trên máy tính. 1 C1
Thực hành tạo lập cơ sở dữu liệu và các bảngNhận biết - Biết tạo mới một CSDL, thực hiện thông qua giao diện của phần mềm khách quản trị CSDL HeidiSQL. 1 C2
Thực hành truy xuất dữ liệu qua liên kết các bảngNhận biết - Nhận biết được cách thức truy xuất dữ liệu qua liên kết bảng. 1 C3
Thực hành sao lưu dữ liệuNhận biết - Nhận biết các thao tác sao lưu và phục hỗi dư liệu. 1 C4
Thông hiểu - Thực hành, vận dụng để sao lưu hay phục hồi được một dữ liệu.1 B1b  
PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO320    
Phần mềm chỉnh sửa ảnhNhận biết - Nhận biết được phần mềm chỉnh sửa ảnh. 1 C5
Thông hiểu - Hiểu được một vài thông số trong phần mềm chỉnh sửa ảnh.11B1aC16 
Vận dụng - Thực hiện được một số thao tác cơ bản với ảnh: Phóng to, thu nhỏ, xoay, cắt ảnh. 1 C12 
Công cụ tinh chỉnh màu sắc và công cụ chọnNhận biết - Biết được các tham số biểu diễn màu, một số công cụ chọn của ảnh số. 1 C6
Thông hiểu - Hiểu được các chức năng của công cụ chọn đơn giản. 1 C17 
Vận dụng - Thực hiện được một số lệnh chỉnh màu đơn giản. 1 C13 
Công cụ vẽ và một số ứng dụngNhận biết - Nhận biết khái niệm lớp ảnh. 1 C7
Thông hiểu - Biết được một số công cụ vẽ đơn giản. 1 C18 
Vận dụng - Thực hiện được một số ứng dụng để tẩy, làm sạch và xóa các vết xước trên ảnh. 1 C24 
Tạo ảnh độngNhận biết - Nhận biết một số thao tác trong GIMP. 1 C8
Thông hiểu - Nắm được các công dụng của các thao tác tạo ảnh động.11B2aC19 
Vận dụng - Thực hiện được các thao tác tạo ảnh động từ mô hình lớp ảnh. 1 C23 
Khám phá phần mềm làm phimNhận biết - Nhận biết được một số phần mềm làm phim. 1 C9
Thông hiểu - Hiểu được công dụng của các công cụ trong phần mềm làm phim. 1 C14 
Vận dụng - Tạo được các đoạn phim, nhập tư liệu từ ảnh và video có sẵn, biến tập được đoạn phim phục vụ học tập và giải trí. 1 C20 
Biên tập phimNhận biết - Nhận biết các bước trong Biên tập phim. 1 C10
Thông hiểu - Hiểu được chức năng của các bước biên tập phim.11B2bC21 
Thực hành tạo phim hoạt hìnhNhận biết - Nhận biết được tư liệu, kĩ thuật trong thực hành tạo phim hoạt hình. 1 C11
Vận dụng - Tạo được thước phim hoạt hình từ ảnh, có hội thoại giữa các nhân vật.  - Nắm rõ các yếu tố cốt lõi để thực hiện được một bộ phim. 2 C22, C15 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay