Đề thi giữa kì 1 địa lí 10 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 chân trời sáng tạo kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn Địa lí 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA  HỌC KÌ 1

ĐỊA LÍ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ:

  1. khoa học vũ trụ.
  2. khoa học xã hội.
  3. khoa học trái đất.
  4. khoa học địa lí.

Câu 2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động khác với phương pháp chấm điểm chủ yếu ở chỗ nó cho biết:

  1. cơ cấu của đối tượng.
  2. vị trí của các đối tượng.
  3. hướng di chuyển của đối tượng.
  4. quy mô của đối tượng.

Câu 3. Đâu là mạch của thiết kế môn Địa lí?

  1. Địa lí đại cương.
  2. Phần mềm máy tính
  3. Ứng dụng tin học.
  4. Mô hình 3D

Câu 4.  Phương pháp biểu nào sau đây thể hiện được vị trí, số lượng, chất lượng của đối tượng địa lí?

  1. Bản đồ - biểu đồ.
  2. Khoanh vùng.
  3. Chấm điểm.
  4. Kí hiệu.

Câu 5. Phương pháp kí hiệu không thể hiện được đặc tính nào sau đây của đối tượng địa lí trên bản đồ?

  1. Quy mô.
  2. Vị trí.
  3. Chất lượng.
  4. Hướng di chuyển.

Câu 6.  Phương pháp đường chuyển động thể hiện nội dung nào sau đây của đối tượng địa lí?

  1. Hướng di chuyển.
  2. Mật độ dân số.
  3. Giá trị tổng cộng.
  4. Không gian phân bố.

Câu 7. Trong cấu trúc của Trái Đất lớp vật chất nào ở trạng thái quánh dẻo?

  1. Vỏ Trái Đất.
  2. Lớp Manti trên.
  3. Lớp Manti dưới.
  4. Nhân Trái Đất.

Câu 8. Vỏ trái đất trong quá trình thành tạo bị biến dạng do các đứt gãy và tách nhau ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị kiến tạo được gọi là...

  1. mảng kiến tạo.
  2. mảng lục địa.
  3. mảng đại dương,
  4. vỏ trái đất.

Câu 9. Trong đời sống hằng ngày, bản đồ được sử dụng chủ yếu cho việc:

  1. xây dựng trung tâm công nghiệp.
  2. mở các tuyến đường giao thông.
  3. xác định vị trí và tìm đường đi.
  4. thiết kế các hành trình du lịch.

Câu 10. Trong lĩnh vực quân sự, bản đồ thường được sử dụng để:

  1. quy hoạch phát triển vùng.
  2. xây dựng phương án tác chiến.
  3. nghe và xem dự báo thời tiết.
  4. xây dựng các hệ thống thủy lợi.

Câu 11. Nội dung nào sau đây không đúng với thuyết kiến tạo mảng?

  1. Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ.
  2. Tất cả các mảng kiến tạo đều có vỏ lục địa và vỏ đại dương.
  3. Vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn định của vỏ Trái Đất.
  4. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên của lớp man – ti.

Câu 12.  Nhận định nào dưới đây không đúng về vai trò của bản đồ trong học tập Địa lí?

  1. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt.
  2. Bản đồ thể hiện hình dạng, quy mô của các lục địa trên thế giới.
  3. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố các thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội (điểm dân cư, núi, sông).
  4. Bản đồ không thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.

Câu 13. GPS không có chức năng nào sau đây?

  1. Xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển.
  2. Chống trộm cho các phương tiện, tính cước phí.
  3. Các cung đường có thể sử dụng, lưu trữ lộ trình.
  4. Tìm thiết bị đã mất, biết danh tính người trộm đồ.

Câu 14. Việc tính toán khoảng cách các địa điểm nhằm mục đích nào sau đây?

  1. Tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động lên kế hoạch cho việc đi lại.
  2. Tính toán thời gian, lựa chọn hướng di chuyển, chủ động kế hoạch cho việc đi lại.
  3. Tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động đi lại và cung đường cần đi.
  4. Tính toán thời gian, lựa chọn bản đồ, chủ động kế hoạch và sắp xếp phương tiện.

Câu 15. GPS (Global Positioning System) là hệ thống như thế nào?

  1. Hệ thống định vị.
  2. Hệ thống mã hóa thông tin.
  3. Hệ thống thông tin.
  4. Hệ thống mã nguồn mở.

Câu 16. Cấu tạo của hệ thống định vị toàn cầu GPS gồm bao nhiêu bộ phận chính?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 17. Nhận định nào sau đây không đúng với bản đồ số?

  1. Rất thuận lợi trong sử dụng.
  2. Lưu trữ các dữ liệu bản đồ.
  3. Mất nhiều chi phí lưu trữ.
  4. Là một tập hợp có tổ chức.

Câu 18. Sông núi ngầm giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tiếp xúc giữa những mảng kiến tạo nào sau đây?

  1. Mảng Phi và mảng Nam Cực.
  2. Mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.
  3. Mảng Âu – Á và mảng Bắc Mỹ.
  4. Mảng Âu – Á và mảng Ấn Độ - Ô – xtrây – li – a.

Câu 19. Nội lực là lực phát sinh từ:

A bên trong Trái Đất.

  1. bên ngoài Trái Đất.
  2. bức xạ của Mặt Trời.
  3. nhân của Trái Đất.

Câu 20: Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua:

  1. uốn nếp.
  2. tạo lực.
  3. vận động kiến tạo.
  4. quá trình phong hóa.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay