Đề thi giữa kì 2 HĐTN 8 chân trời sáng tạo bản 1 (Đề số 7)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Bản 1) chân trời sáng tạo Giữa kì 2 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 giữa kì 2 môn HĐTN 8 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 1)
– CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào vừa giúp phát triển du lịch vừa bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?
A. Xây dựng khu nghỉ dưỡng lớn trong rừng nguyên sinh.
B. Tổ chức các tour du lịch sinh thái kết hợp giáo dục bảo tồn.
C. Khai thác tài nguyên thiên nhiên để làm du lịch.
D. Phát triển đô thị hóa để thu hút khách du lịch.
Câu 2. Khi thực hiện một dự án bảo tồn danh lam thắng cảnh, điều quan trọng nhất cần lưu ý là gì?
A. Lợi ích kinh tế từ du lịch.
B. Sự tham gia của chính quyền địa phương.
C. Tác động đến môi trường và cộng đồng địa phương.
D. Tốc độ hoàn thành dự án.
Câu 3. Một nhóm học sinh muốn tổ chức sự kiện giới thiệu về di sản văn hóa địa phương. Điều nào dưới đây là phương án không phù hợp?
A. Tổ chức hội thảo với sự tham gia của chuyên gia và người dân địa phương.
B. Quay video giới thiệu và chia sẻ trên mạng xã hội.
C. Khuyến khích du khách mang một phần hiện vật về làm kỷ niệm.
D. Thiết kế tranh ảnh và mô hình để tái hiện di sản.
Câu 4. Việc tham gia hoạt động thiện nguyện có ý nghĩa gì đối với sự phát triển cộng đồng?
A. Góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân với xã hội.
B. Chỉ giúp ích cho những người tổ chức sự kiện.
C. Là hoạt động mang tính hình thức, không có tác dụng lâu dài.
D. Chỉ có lợi cho một nhóm nhỏ người dân.
Câu 5. Nếu một khu danh lam thắng cảnh bị xuống cấp, đâu là giải pháp bền vững nhất?
A. Đóng cửa hoàn toàn để bảo tồn, không cho ai tham quan.
B. Cho phép khai thác thương mại để có nguồn kinh phí trùng tu.
C. Kêu gọi cộng đồng và doanh nghiệp cùng chung tay bảo vệ và phục hồi.
D. Chờ chính quyền địa phương đưa ra biện pháp xử lý.
Câu 6. Nếu bạn phát hiện một di tích lịch sử đang bị xâm phạm, bạn sẽ làm gì?
A. Báo cáo với cơ quan chức năng và kêu gọi cộng đồng lên tiếng.
B. Phớt lờ vì không liên quan đến bản thân.
C. Chia sẻ lên mạng xã hội mà không xác minh thông tin.
D. Chỉ phản đối nhưng không thực hiện hành động nào cụ thể.
Câu 7. Yếu tố nào quan trọng nhất khi truyền thông về phòng tránh thiên tai?
A. Cung cấp thông tin chính xác, dễ hiểu và kịp thời.
B. Chia sẻ hình ảnh giật gân để gây chú ý.
C. Chỉ thông báo khi thiên tai đã xảy ra.
D. Đưa thông tin một cách chung chung, không cụ thể.
Câu 8. Khi xảy ra thiên tai, ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc hướng dẫn người dân sơ tán?
A. Chính quyền địa phương và lực lượng cứu hộ.
B. Chỉ những người có chức vụ cao.
C. Bất kỳ ai trong cộng đồng có thể tự quyết định.
D. Truyền thông không cần quan tâm, người dân phải tự lo.
Câu 9. Vì sao cần phải cập nhật liên tục thông tin về thiên tai?
A. Để gây hoang mang và thu hút sự chú ý.
B. Để tăng lượng người theo dõi trên mạng xã hội.
C. Vì thông tin về thiên tai luôn thay đổi không đáng tin.
D. Để người dân có thể chuẩn bị và ứng phó kịp thời.
...........................................
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy phân tích vai trò của thanh thiếu niên trong việc bảo vệ và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh tại địa phương. Theo em, học sinh có thể làm gì để góp phần thực hiện nhiệm vụ này một cách thiết thực và hiệu quả?
Câu 2 (1,0 điểm) Thiên tai ngày càng phức tạp và khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Theo em, ngoài việc nâng cao nhận thức cộng đồng, địa phương cần có những chính sách hoặc biện pháp nào để tăng khả năng chống chịu và thích ứng với thiên tai?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 1)
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Chủ đề 6: Tham gia hoạt động phát triển cộng đồng | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 6,0 |
Chủ đề 7: Truyền thông phòng tránh thiên tai | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 4,0 |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 14 |
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 1)
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 6 | 6 | 1 | ||||
Tham gia hoạt động phát triển cộng đồng | Nhận biết | - Biết được hoạt động vừa giúp phát triển du lịch vùea bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. - Biết được điều quan trọng khi thực hiện một dự án bảo tồn danh lam thắng cảnh. | 2 | C1, 2 | ||
Thông hiểu | - Biết được phương án không phù hợp. - Biết được ý nghica việc tham gia hoạt động thiện nguyện với sự phát triển cộng đồng. - Biết được giải pháp bền vững nhất khi một khu danh lam thắng cảnh bị xuống cấp. | 3 | C3, 4, 5 | |||
Vận dụng | - Nêu được cách xử lí tình huống. | 1 | 1 | C6 | C1 (TL) | |
Vận dụng cao | ||||||
Chủ đề 7 | 6 | 1 | ||||
Truyền thông phòng tránh thiên tai | Nhận biết | - Biết được điều quan trọng nhất khi truyền thông về phòng tránh thiên tai. - Biết được người chịu trách nhiệm chính trong việc hướng dẫn người dân sơ tán. | 2 | C7, 8 | ||
Thông hiểu | - Biết được nguyên nhân cần cập nhật liên tục về thiên tai. - Biết được điều quan trọng nhất khi thiết kế một tài liệu hướng dẫn phòng tránh thiên tai. - Biết được biện pháp phòng tránh thiên tai dựa vào cộng đồng. | 3 | C9, 10, 11 | |||
Vận dụng | - Nêu được cách xử lí tình huống. - Nêu được vai trò của thanh thiếu niên trong bảo vệ v à phát huy giá trị danh lam thắng cảnh. | 1 | C12 | |||
Vận dụng cao | - Nêu được chính sách và biện pháp giúp địa phương tăng khả năng chống chịu với thiên tai. | 1 | C2 (TL) |