Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 12 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 12 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn Ngữ văn 12 kết nối này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 12 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Nơi ấy là khoảng trời anh ở
[...]
24.2.69
Chiến sự bắt đầu nổ ra từ đêm hôm kia, cũng với khí thế hùng mạnh, với niềm tin tha thiết cháy bỏng mong chờ trút lên đầu mũi súng. Lòng mình xốn xang niềm vui nhưng sao cũng vẫn kèm theo nỗi lo âu. Có lẽ lo vì công tác. Công tác rất nặng đối với mình. Và còn vì sao nữa? Phải chăng một nỗi lo âu xót xa trong ruột. Những người thân yêu của tôi trên tuyến lửa ai sẽ ngã xuống vì thắng lợi ngày mai. Đành rằng có thắng lợi phải có hy sinh nhưng biết nói sao hở Thùy? [...]
6.3.69
Những lá thư đậm đà tình thương, mình đọc nhiều lần càng đọc càng cảm thấy hết chiều sâu của tâm tình người gửi. Và càng cảm thấy hơn bao giờ hết, mình hiểu tình thương tha thiết của em. Biết nói gì, làm gì để xứng đáng với tình thương ấy nhỉ? Mình thì với em cũng chỉ như với Nghĩa, Thường, Khiêm, nghĩa là còn có những người có vị trí cao hơn trong cuộc sống tình cảm mà mình vẫn thường nói. Vậy mà em thì thư nào, giờ nào em cũng vẫn có một câu rằng: “Chỉ có chị là người em thương yêu cao cả nhất cả cuộc đời em”. Vậy thì nên nói với em sao đây hở em? [...]
9.3.69
Gặp lại anh Tấn, bỗng nhiên nhìn thấy có cái gì bứt rứt trong lòng. Cái gì? Nỗi buồn, nỗi nhớ hay oán trách mình cũng không rõ nữa chỉ thấy lòng xao động một cách không bình thường, anh Tấn đã gợi cho mình những kỷ niệm mà lâu nay một phần vô tình, một phần cố ý mình đã quên đi. M. ơi! Anh đang ở đâu, anh Tấn về không đem một tin nào của anh cả. Ta đã thực sự xa nhau rồi đó ư anh? Sao em vẫn cảm thấy con tìm mình rỉ máu, vết thương trái tim sao khó lành quá hở anh?
Chiều nay ở đây và ở đó ta cùng nhau lặng lẽ chuẩn bị cho cao điểm đến. Trong sự chuẩn bị ấy có anh và có em, cả hai cùng đang trong cuộc chiến đấu. Vậy mà... sao lại thấy xa cách đến thế này hở người đồng chí thân yêu?
Nhật người giải phóng. quân ấy đáng yêu biết chừng nào, họ kiên cường dũng cảm trong chiến đấu và ở đây trên giường bệnh họ cũng đã kiên cường dũng cảm vô cùng. Đó là cậu liên lạc với má lúng đồng tiền, lúc nào cũng cười dù vết thương trên tay sưng và đau buốt. Đó là người cán bộ với sức chịu đựng kỳ lạ, đau đớn đã làm anh tràn nước mắt mà miệng vẫn cười, vẫn một câu trả lời: “Không sao đâu”. Những lúc ngồi bên cạnh anh, cầm bàn tay anh nóng hổi trong cơn sốt, nghe anh thở hổn hển, mệt nhọc mình thương anh vô cùng mà chẳng biết nói sao. Hình như ngoài tình thương của một người thầy thuốc còn có cả tình thương của một người bạn gái cùng quê hương. Nhưng mình không muốn để lộ điều đó trên lời nói, có chăng chỉ là trong cái nhìn trìu mến mà anh không thề nào biết được đâu.
Hôm nay các anh lại lên đường hành quân, một cuộc hành quân chiến thắng. Chúc các anh lên đường thắng lợi, gửi lời chào tạm biệt người bộ đội có đôi mắt đen ngời.
(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2009)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm: Tính phi hư cấu của đoạn trích trên được thể hiện ở những yếu tố nào?
Câu 3 (1.0 điểm): Theo anh/chị, vì sao nhân vật lại cảm thấy “bứt rứt trong lòng” khi gặp lại anh Tấn?
Câu 4 (1.0 điểm): Nhân vật trong đoạn trích đã đối diện với những thử thách và hy sinh nào trong cuộc sống?
Câu 5 (1.0 điểm): Từ đoạn trích trên, anh/chị rút ra được bài học gì về tình yêu quê hương đất nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của mình về những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra.
Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói của nhà thơ Tố Hữu “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”.
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THI GIỮA HK 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 12 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
TT | Thành phần năng lực | Mạch nội dung | Số câu | Cấp độ tư duy | ||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |||||||
Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | 40% | ||||
1 | Năng lực Đọc | Văn bản đọc hiểu | 5 | 2 | 20% | 2 | 20% | 1 | 10% | |
2 | Năng lực Viết | Nghị luận văn học | 1 | 5% | 5% | 10% | 20% | |||
Nghị luận xã hội | 1 | 7.5% | 10% | 22.5% | 40% | |||||
Tỉ lệ % | 22.5% | 35% | 42.5% | 100% | ||||||
Tổng | 7 | 100% |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 12 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 5 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật trong thể loại nhật kí. - Nhận biết được yếu tố phi hư cấu trong tác phẩm. Chỉ ra được những thông tin tri thức mang tính hiện thực, khách quan và cách nhìn riêng, thái độ, quan điểm mang tính chủ quan của người viết. | 2 | 0 | C1,2 | |||
Thông hiểu | - Nêu được các sự kiện chính trong tác phẩm. - Phân tích được những đặc điểm của hình tượng trung tâm trong nhật kí; lí giải được vai trò, ý nghĩa của hình tượng này trong tác phẩm. - Lí giải được vai trò của những chi tiết quan trọng, tính phi hư cấu và một số thủ pháp nghệ thuật như: miêu tả, trần thuật; sự kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, yếu tố chủ quan của người viết trong việc thể hiện nội dung văn bản. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc; phân tích sự phù hợp giữa chủ đề, tư tưởng trong văn bản. Phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. - Phát hiện và lí giải được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ; giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ tác phẩm. | 1 | 0 | C3,4 | |||
Vận dụng | - Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của tác giả được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình tác phẩm, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm.
| 1 | 0 | C5 | |||
VIẾT | 2 | 0 | |||||
Vận dụng | Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ về những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra. | 1 | 0 | C1 phần tự luận | |||
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một câu nói: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một ý kiến. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một ý kiến. *Thông hiểu - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. - Lý giải được vấn đề nghị luận. - Thể hiện quan điểm của người viết. * Vận dụng - Mở rộng vấn đề trao đổi với quan điểm trái chiều hặc ý kiến khác để có cái nhìn khách quan toàn diện. | 1 | 0 | |||||
C2 phần tự luận |