Trắc nghiệm ngữ văn 12 kết nối tri thức

Trắc nghiệm ngữ văn 12 kết nối tri thức. Trắc nghiệm có 4 phần: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra...Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn ngữ văn 12 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm ngữ văn 12 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 2: NHỮNG THẾ GIỚI THƠ

VĂN BẢN 1: TÂY TIẾN

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Ý nào sau đây về không chính xác về tác giả Quang Dũng?

  • A. Quê ở Phượng Trì , Đan Phượng , Hà Tây
  • B. Là nhà thơ – chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp
  • C. Ngoài làm thơ còn viết văn , vẽ tranh, soạn nhạc
  • D. Là tác giả của nhiều vở kịch hấp dẫn.

 

Câu 2: Tác phẩm nào sau đây không phải của Quang Dũng ?

  • A. Đèo Cả
  • B. Đôi mắt người Sơn Tây
  • C. Rừng về xuôi
  • D. Mây đầu ô

 

Câu 3: Phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng là:

  • A. Chất trữ tình chính trị sâu sắc
  • B. Cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng
  • C. Mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa
  • D. Mang vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí.

 

Câu 4: Tích vào những tác phẩm của nhà thơ Quang Dũng:

 

  • A. Mấy đầu ô, Thơ văn Quang Dũng
  • B. Mặt trận trên cao
  • C. Vỡ bờ
  • D. Vào lửa

 

Câu 5: Địa danh nào dưới đây là quê hương của Quang Dũng?

  • A. Làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội)
  • B. Làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu), Hà Nội
  • C. Xã Cam An , huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
  • D. Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

 

Câu 6: Trước Cách mạng tháng Tám, Quang Dũng làm công việc gì?

  • A. Phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu
  • B. Tham gia cách mạng
  • C. Dạy học
  • D. Nhà văn

 

Câu 7: Quang Dũng làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến năm bao nhiêu?

  • A. 1946
  • B. 1947
  • C. 1948
  • D. 1949

 

Câu 8: Đặc điểm của thơ Quang Dũng qua bài thơ “ Tây Tiến “ ?

  • A. Hài hòa giữa chất cổ điển và tinh thần thời đại
  • B. Hài hòa giữa chất lãng mạn và hiện thực, mang vẻ đẹp trữ tình vừa hào hoa vừa sâu lắng
  • C. Giàu chất trí tuệ và tính triết lí
  • D. Giàu chất sử thi và giọng thơ ân tình ngọt ngào tha thiết.

 

Câu 9: Yếu tố nào sau đây chi phối tới nội dung của bài thơ “ Tây Tiến “ ?

  • A. Tây tiến là đơn vị quân đội thành lập năm 1947 mà chiến sĩ phần đông là thanh niên Hà Nội
  • B. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến là biên giới Việt-Lào
  • C. Lính Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức gian khổ thiếu thốn.
  • D. Quang Dũng đã làm đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến rồi chuyển sang đơn vị khác.

 

Câu 10: Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến khi nào ?

  • A. Đang ở đơn vị Tây Tiến
  • B. Khi đã rời khỏi quân đội
  • C.Khi đang ở bệnh viện quân y vì bệnh sốt rét tái phát
  • D.Khi đã chuyển sang công tác ở đơn vị khác

 

II. THÔNG HIỂU (08 CÂU)

Câu 1: Ban đầu bài thơ có nhan đề như thế nào ?

  • A. Tây Tiến
  • B. Đoàn quân Tây Tiến
  • C. Nhớ Tây Tiến
  • D.Tây Tiến mùa xuân ấy

 

Câu 2: Căn cứ vào nội dung có thể chia bài thơ làm mấy phần ?

  • A. Hai phần
  • B. Ba phần
  • C. Bốn phần
  • D. Năm phần

 

Câu 3: Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng còn có tên khác nào trong các tên sau đây?

  • A. Lên Tây Tiến
  • B. Nhớ Tây Tiến
  • C. Tây Tiến ơi!
  • D. Tây Tiến kỉ niệm

 

Câu 4: Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng?

  • A. Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.
  • B. Bài thơ là một bản quyết tâm tư, là lời thề hành động của người chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.
  • C. Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • D. Bài thơ là một bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

 

Câu 5: Lời giới thiệu nào về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất?

  • A. Lính Tây Tiến là nông dân ở khắp mọi miền.
  • B. Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.
  • C. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên tri thức.
  • D. Lính Tây Tiến là học sinh trí thức.

 

Câu 6: Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là gì?

  • A. Giúp bộ đội Lào bảo vệ nước Lào.
  • B. Bảo vệ biên giới Tây Bắc của Tổ Quốc.
  • C. Phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt-Lào.
  • D. Đánh tiêu hao lực lượng đội quân Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ nước ta.

 

Câu 7: Câu thơ “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”? sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A. Nhân hóa
  • B. Hoán dụ
  • C. Ẩn dụ
  • D. So sánh

         

Câu 8: Việc sử dụng biện pháp tu từ trong câu thơ trên thể hiện ý nghĩa

  • A. Dù đã hi sinh nhưng tâm hồn các anh vẫn lưu luyến mảnh đất này
  • B. Các chiến sĩ muốn được nằm yêu nghỉ nơi núi rừng bình yên.
  • C. Các chiến sĩ muốn nằm lại bên những người đồng đội đã cùng chiến đấu và hi sinh.
  • D. Các chiến sĩ tiếp tục cuộc chiến đấu với quân giặc chứ chưa muốn về xuôi khi chưa hoàn thành nhiệm vụ.

 

III. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Ý nào sau đây nêu đầy đủ nhất nội dung chính của bài thơ Tây Tiến

  • A. Ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ và lãng mạn của núi rừng Tây Bắc nước ta
  • B. Ca ngợi sự hi sinh anh dũng của những người lính Tây Tiến
  • C. Ca ngợi vẻ đẹp lãng mạn, tinh thần lạc quan của những người lính Tây Tiến
  • D. Thể hiện nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội, những người lính đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc.

 

Câu 2:

Câu thơ nào sau đây (trích trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng) thể hiện rõ nét nhất cách nói vừa rất tự nhiên, hồn nhiên, vừa đậm chất lính?

  • A. Mường lát hoa về trong đêm hơi.
  • B. Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.
  • C. Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.
  • D. Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

 

Câu 3: Nội dung chính của phần đầu bài thơ là gì ?

  • A. Nhớ về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội
  • B. Nhớ về thiên nhiên Tây Bắc mĩ lệ thơ mộng
  • C. Nhớ về đồng đội Tây Tiến với những cuộc hành quân nơi núi rừng Tây Bắc
  • D. Nhớ về đồng đội Tây Tiến với những kỉ niệm thơ mộng nơi núi rừng Tây Bắc

 

Câu 4: Dòng nào dưới đây nói đúng và đủ ý về cách hiểu câu thơ “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi”?

  • A. Nhà thơ đã xa rời dòng sông Mã
  • B. Đơn vị Tây Tiến đã xa rời dòng sông Mã
  • C. Cả sông Mã và đơn vị Tây Tiến đã xa vời đối với nhà thơ
  • D. Nhà thơ đã xa dòng sông Mã và đơn vị Tây Tiến , nhưng ông vẫn đang sống giữa đơn vị Tây Tiến , sống trong thuở Tây Tiến

 

IV. VẬN DỤNG CAO (03 CÂU)

Câu 1: Hai câu thơ “ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” thể hiện nét đẹp nào của người lính?

  • A. Chí khí của người lính Tây Tiến
  • B. Đời sống tình cảm của lính Tây Tiến
  • C. Cái chí và cái tình của người lính
  • D. Lòng căm thù quân giặc và nỗi buồn nhớ về Hà Nội

 

Câu 2: Nhân vật trung tâm trong đêm lửa trại ở đoạn thơ thứ hai là ai?

  • A. Người lính Tây Tiến
  • B. Hình ảnh ngọn đuốc
  • C. “Em”, các cô gái dân tộc nơi đoàn quân Tây Tiến đóng quân.
  • D. Những cô gái người lính Tây Tiến gặp gỡ trên đường hành quân.

 

Câu 3: Không gian trong bốn câu thơ dưới đây được miêu tả như thế nào?

 

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi lòng nước lũ hoa đong đưa”

 

  • A. Không gian của dòng sông trong một buổi chiều mưa giăng
  • B. Không gian với ánh sáng lung linh của lửa đuốc
  • C. Không gian núi rừng Tây Bắc
  • D. Không gian ban đêm

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. D2.A3. C4. A5. A6. C7. B8. B9. B10. D

 

II. THÔNG HIỂU (08 CÂU)

1. C2. C3. B4. D5. C6. C7. C8. D

 

III. VẬN DỤNG (04 CÂU)

1. D2. D3. C4. D

 

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

1.C2.C3.A

 

 

 

 

Trắc nghiệm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm ngữ văn 12 kết nối tri thức

=> Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 12 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm ngữ văn 12 kết nối tri thức có đáp án, trắc nghiệm ngữ văn 12 kết nối tri thức trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay